Brand Awareness là gì? Hướng dẫn cách xây dựng nhận thức thương hiệu

Thủy Nguyễn 02/06/2021

Nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) được xem là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp khi thực hiện các chiến lược truyền thông thương hiệu như quảng cáo, PR, sự kiện hay chương trình khuyến mãi,.. để từ đó gia tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường.

Vậy cụ thể, Brand Awareness là gì? Làm thế nào để xây dựng nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) một cách hiệu quả? Qua bài viết này, Bizfly sẽ đồng hành cùng bạn tìm kiếm lời giải đáp.

Brand Awareness là gì? 

Brand Awareness (hay nhận thức thương hiệu) là mức độ quen thuộc của các sản phẩm, dịch vụ đối với các khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Brand Awareness là một trong những từ khoá cơ bản trong việc nghiên cứu hành vi người dùng giúp doanh nghiệp thúc đẩy xây dựng, quản trị thương hiệu và phát triển chiến lược marketing trong tương lai.

Brand Awareness là gì? Nhận thức thương hiệu của khách hàng đối với doanh nghiệp

Brand Awareness là gì? Nhận thức thương hiệu của khách hàng đối với doanh nghiệp

Tầm quan trọng của Brand Awareness đối với doanh nghiệp 

Hầu hết các doanh nghiệp đều ứng dụng nhận thức thương hiệu trong hoạt động kinh doanh của mình bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

  • Brand Awareness là một trong những brand asset (tài sản thương hiệu) giúp tăng giá trị cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó tạo ra được lợi thế cạnh tranh cao hơn so với các đối thủ.
  • Nhận thức thương hiệu Brand Awareness là cơ sở để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến gần hơn với khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng trung thành.
  • Brand Awareness giúp xây dựng được sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu thông qua cơ hội truyền tải đặc tính của sản phẩm và sự thân thiện, cởi mở của doanh nghiệp.
  • Xây dựng mối liên kết giữa giữa các công việc bạn làm hàng ngày với thương hiệu là những gì Brand Awareness có thể làm được. 

Phân loại Brand Awareness 

Dưới đây là 3 thành phần cơ bản của nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) mà Bizfly muốn chia sẻ tới bạn.

Brand recall 

Brand recall - Tức là gợi nhớ thương hiệu là cách mà các doanh nghiệp áp dụng để khách hàng luôn có sự ghi nhớ đối với thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ thông qua việc mở các chiến dịch thường xuyên và làm tăng sự xuất hiện của nhãn hiệu.

Brand recognition 

Nhận biết thương hiệu Brand recognition là khả năng phân biệt các sản phẩm của thương hiệu một cách chính xác nhất khi lựa chọn. Thông qua các đồ hoạ cùng cách bày trí gian hàng đặc trưng, khách hàng sẽ dễ dàng nhận thức thương hiệu của sản phẩm và nhanh chóng quyết định hành vi mua hàng.

Top of Mind 

Khách hàng thường có xu hướng chọn mua sản phẩm của một trong ba thương hiệu đi đầu trong chuỗi cân nhắc của họ. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp lớn thường tạo ra nhiều thương hiệu gần nhau hoặc gia tăng hoạt động truyền thông tiếp thị để đưa sản phẩm vào top đầu lựa chọn của khách hàng.

Hướng dẫn cách xây dựng Brand Awareness hiệu quả 

Tiếp theo đây, Bizfly sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng nhận thức thương hiệu - Brand Awareness sao cho hiệu quả.

Hướng đến đúng đối tượng 

Khi xây dựng Brand Awareness, các doanh nghiệp cần nhắm đến những mục tiêu, đối tượng khách hàng phù hợp với các giá trị nội dung thương hiệu hay các sản phẩm. Từ đó có thể thu hút, tạo sự khác biệt và đạt kết quả cao trong từng nhóm đối tượng.

Xây dựng trên các kênh truyền thông Social Media 

Với các kênh truyền thông Social media, doanh nghiệp dễ dàng xây dựng nhận thức thương hiệu Brand Awareness nhờ hệ thống mạng internet phủ sóng. Với mục đích là truyền tải nội dung sản phẩm, tương tác với khách hàng và hiểu hơn những gì họ muốn.

Hướng dẫn cách xây dựng nhận diện thương hiệu Brand Awareness hiệu quả

Hướng dẫn cách xây dựng nhận thức thương hiệu Brand Awareness hiệu quả 

Sử dụng Viral Marketing 

Viral Marketing là quảng cáo có ảnh hưởng, cần sự khác biệt mạnh mẽ đòi hỏi sự đầu tư và sáng tạo của bạn về cả nội dung và hình thức. Tuy nhiên, nó có khả năng làm nổi bật giá trị thương hiệu doanh nghiệp từ nhiều góc độ.

Cung cấp dịch vụ miễn phí 

Các doanh nghiệp nên thu phí cho những phần phụ trợ như bên thứ ba hoặc cung cấp dịch vụ hoàn toàn miễn phí để khách hàng có sự trải nghiệm trước khi quyết định mua phần còn lại của sản phẩm.

Tính nhất quán trong việc xây dựng thương hiệu 

Để nâng cao hiệu quả nhận thức thương hiệu, doanh nghiệp nên có sự nhất quán về màu sắc, tone chữ, đại diện, đặc trưng,..từ đó tạo một thương hiệu duy nhất và xây dựng được sự quen thuộc cho khách hàng một cách bền vững.

Tài trợ cho các sự kiện 

Tài trợ cho các sự kiện là cách mà doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và quảng bá thương hiệu đến với lượng lớn khách hàng tiềm năng tham gia. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn sự kiện gắn kết với giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Một số cách đo lường nhận thức thương hiệu Brand Awareness 

Đến đây có lẽ bạn đã nắm rõ được khái niệm "Brand Awareness là gì". Vậy làm thế nào để có thể đo lường Brand Awareness? Bạn có thể tham khảo phần nội dung phía dưới đây.

Cách đo lường nhận thức thương hiệu Brand Awareness

Cách đo lường nhận thức thương hiệu Brand Awareness 

Chỉ số định lượng 

Các chỉ số định lượng và số liệu mà bạn thu thập dưới đây sẽ giúp bạn vẽ nên được một bức tranh tổng quan về mức độ nhận diện thương hiệu của khách hàng:

  • Direct traffic: Thông qua các công cụ trung gian để đánh giá số lượng người truy cập trực tiếp vào web và hoạt động của doanh nghiệp để tìm ra chiến lược chăm sóc khách hàng phù hợp.
  • Social engagement: Chỉ số này phản ánh lượng người nhận diện được sự tồn tại của thương hiệu và chỉ rõ được tác động của thương hiệu đến công chúng thông qua lượt like, comment, follow,..
  • Total Traffic: Là con số phản ánh tổng lượt truy cập vào trang web và thể hiện được sự phát triển của các kênh truyền thông hướng đến web.

Chỉ số định tính 

Bên cạnh các chỉ số đo lường nhận thức thương hiệu theo định lường thì còn có các chỉ số định tính:

  • Social listening: Là những gì mà cộng đồng người dùng mạng xã hội nói về doanh nghiệp thông qua các công cụ quản trị mạng xã hội.
  • Sử dụng survey: Bạn có thể dễ dàng trực tiếp thu được các phản hồi hay feedback của khách hàng thông qua các công cụ có sẵn.
  • Brand search: Xu hướng tìm kiếm để so sánh sản phẩm, mua hàng hiện đang được áp dụng rộng rãi. Vì vậy việc on top của thương hiệu cũng ảnh hưởng đến Brand Awareness.

Nhìn chung, các chỉ số nói trên chỉ là thước đo chứ không phản ánh được hoàn toàn mọi Brand Awareness.

Với những thông tin mà Bizfly chia sẻ trong bài viết này, bạn đã nắm vững được khái niệm "Brand Awareness là gì" cũng như tầm quan trọng hay cách xây dựng nhận thức thương hiệu Brand Awareness hiệu quả. Phần kiến thức này sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu tốt nhất trong hoạt động kinh doanh của mình.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly