Framework là gì? Ưu nhược điểm và Sự khác nhau giữa Framework vs CMS

Nguyễn Hữu Dũng 01/03/2021

Framework - một thuật ngữ mà bất kỳ lập trình viên nào cũng đều biết đến, bởi đây là một trong những công cụ giúp bạn có thể hoàn thành công việc xây dựng ứng dụng và phần mềm nhanh chóng và dễ dàng. Vậy cụ thể, Framework là gì? Hãy cùng Bizfly tìm hiểu mọi thông tin liên quan đến nội dung này qua bài viết dưới đây.

Framework là gì?

Framework (khung phần mềm) là một bộ khung hay thư viện lập trình được xây dựng lên từ những đoạn code viết sẵn. Với mục đích tối giản công sức phát triển ứng dụng bằng cách cung cấp các tính năng đặc biệt như API, các mô hình hay một số những yếu tố khác và các kiểu mẫu thiết kế phù hợp với ứng dụng.

Framework là gì

Framework là gì?

Ưu, nhược điểm của Framework

Framework được xem là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp xây dựng nên rất nhiều các phần mềm và ứng dụng phổ biến hiện nay. Chúng sở hữu những ưu điểm nổi bật sau đây.

  • Framework có sẵn các tính năng chung cho các phần mềm, ứng dụng, hỗ trợ người lập trình xây dựng website. Ví dụ như các tính năng đăng ký, đăng nhập, quản lý người dùng,...đều là những tính năng không thể thiếu trong các trang web thương mại điện tử.
  • Giúp tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức cho các lập trình viên khi phát triển các phần mềm, ứng dụng.
  • Dễ dàng bảo trì, xử lý, khắc phục các sự cố ứng dụng hay quá trình vận hành của trang web nhờ việc kế thừa các tính năng, cấu trúc đã được tiêu chuẩn hoá.
  • Người dùng có thể tùy ý phát triển, mở rộng các tính năng mới dựa trên những gì mà Framework đã cung cấp sao cho phù hợp và tuân thủ theo một số những tiêu chuẩn nhất định.

Ưu, nhược điểm của Framework

Ưu, nhược điểm của Framework

Bên cạnh những những ưu điểm nổi bật kể trên, Framework cũng tồn tại những mặt hạn chế nhất định như: 

  • Mất nhiều thời gian và công sức trong việc học cách làm chủ Framework.
  • Các ứng dụng, phần mềm sử dụng Framework đều có kích thước rất lớn và nặng. Nó có thể nặng lên tới hàng trăm Mb code mặc dù chưa chứa bất kỳ nội dung nào.
  • Các lập trình viên phải tuân thủ mọi quy tắc của Framework khi viết code.
  • Vì Framework có kích thước quá lớn nên nó không phù hợp cho việc phát triển các ứng dụng quá nhỏ.

Sự khác nhau giữa Framework và CMS

Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn Framework là gì, Bizfly sẽ tiến hành so sánh sự khác nhau giữa Framework và CMS trong thông tin phía dưới.

CMS

Sự khác nhau giữa Framework và CMS

Sự khác nhau giữa Framework và CMS

  • CMS (Content Management System) - một hệ thống quản trị nội dung điều khiển các hoạt động và nội dung hiển thị trên website.
  • Phần mềm CMS người dùng có thể sử dụng được ngay mà không cần phải thực hiện code các dòng lệnh phức tạp.
  • CMS được xây dựng dựa trên nền tảng Framework.

Framework

  • Framework cung cấp API, thư viện cho các lập trình viên để họ xây dựng các ứng dụng, phần mềm.
  • Framework được xem như là một tập hợp các API hay thư viện, hỗ trợ xây dựng các ứng dụng, phần mềm.
  • Thông thường, các CMS được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của một Framework. 

Một vài framework phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều Framework được ra đời nhằm hỗ trợ, phục vụ các lập trình viên có thể xây dựng trang web một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Một vài framework phổ biến hiện nay

Một vài framework phổ biến hiện nay

Dưới đây là một số những Framework phổ biến, nổi trội mà bạn có thể tham khảo, tìm hiểu và sử dụng nó.

  • Ruby on Rails
  • Angular JS
  • Bootstrap
  • Spring
  • Cake PHP
  • Laravel
  • Apache Spark
  • Xamarin.

Đây là 8 Framework được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với những tính năng và ưu điểm nổi bật. Mang lại lợi ích vô cùng to lớn trong việc hỗ trợ xây dựng các phần mềm, ứng dụng đúng chuẩn, mạnh mẽ và linh hoạt.

Có thể bạn quan tâm: Các ngôn ngữ lập trình web phổ biến, nhiều người sử dụng nhất hiện nay

Các tính năng cơ bản của Framework web

Framework có hàng nghìn những tính năng cơ bản và chuyên biệt, nhưng trong bài viết này, Bizfly sẽ đưa ra những tính năng cơ bản quan trọng nhất của Framework web trong việc hỗ trợ web sau.

Các tính năng cơ bản của Framework web

Các tính năng cơ bản của Framework web

  • Thư viện là những đoạn mã được xây dựng sẵn cho một chức năng nào đó mà bạn có thể tái sử dụng mà không cần code lại. Một số tool giúp quản lý thư viện như NPM, Composer,..
  • Quá trình thiết kế và xây dựng giao diện được đơn giản hoá.
  • Tăng hiệu suất, mở rộng các chức năng và cung cấp các thư viện sẵn có để các nhà phát triển không cần phải làm lại từ đầu.
  • Giảm hoặc loại bỏ các nhiệm vụ trùng lặp.
  • Thông qua sự trừu tượng, các ứng dụng hoạt động được linh hoạt hơn.
  • Hỗ trợ sử dụng các công nghệ mới, phức tạp trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.
  • Các thành phần riêng biệt, đối tượng liên kết với nhau thành một hệ thống hữu ích.
  • Dễ dàng kiểm tra và gỡ lỗi mã code ngay cả khi bạn không tham gia trong dự án đó.

Các Framework tốt cho phát triển mobile App 

Với sự phát triển và đa dạng hoá của các thiết bị di động hiện nay, các lập trình viên ngày càng gặp khó khăn hơn trong việc xây dựng các ứng dụng bởi sự phân bố của người dùng trên platform là khác nhau.

Tuy nhiên, sự ra đời của các Framework đa nền tảng dưới đây đã hỗ trợ việc phát triển mobile app trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

  • React Native: Lập trình viên có thể sử dụng một bộ mã duy nhất cho cả hai nền tảng là IOS và Android.
  • Flutter: Được các nhà lập trình viên trên toàn thế giới sử dụng với khả năng tạo ra các native chất lượng cao trong khoảng thời gian ngắn trên nền tảng IOS và Android.
  • Xamarin: Điểm khác biệt của Xamarin so với các  Framework khác chính là tính năng native access và trải nghiệm native.
  • Phonegap: Xây dựng các ứng dụng, phần mềm bằng HTML, CSS và Javascript, và khả năng của thiết bị qua API, phonegap giúp các lập trình viên dễ dàng tạo ra những phần mềm và ứng dụng nổi trội. 

Có thể nói, với sự phát triển của thời đại công nghệ số cũng như sự đa dạng về các thiết bị di động hiện nay, Framework ra đời là điều tất yếu. Framework chính là một công cụ đắc lực hỗ trợ các lập trình viên một cách tối đa trong việc xây dựng web, ứng dụng và phần mềm. Với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ được Framework là gì và những tính năng cơ bản mà nó mang lại. 

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly