Lỗi 503 Service Unavailable Error là gì và hướng dẫn cách sửa lỗi

Nguyễn Hữu Dũng 06/11/2020

Lỗi 503 Service Unavailable là một trong những lỗi phổ biến trên website. Thông thường lỗi này xảy ra khi máy chủ trang web của bạn không thể nhận được phản hồi thích hợp từ tập lệnh PHP đang chạy trong nền.

Vậy Lỗi 503 Service Unavailable là gì? Cách nhận biết và khắc phục lỗi 503 như thế nào? Bizfly sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề trong bài viết sau.

Lỗi 503 Service Unavailable là gì?

Một trong những lỗi phổ biến trên WordPress là lỗi HTTP 503. Nghĩa là máy chủ của website tạm thời ngừng hoạt động hay không có sẵn (Service Unavailable) hoặc website đang trong quá trình bảo trì.

Lỗi 503 Service Unavailable có thể xảy ra với bất kỳ trình duyệt trang web nào trong tất cả hệ điều hành bao gồm Windows 10 trở về Windows XP, mac OS, Linux, v.v... ngay cả điện thoại thông minh hoặc các máy tính truyền thống khác. Lỗi 503 Service Unavailable hiển thị thông báo bên trong cửa sổ trình duyệt.

Trang web sử dụng Microsoft IIS có thể cung cấp cho bạn thông tin cụ thể về nguyên nhân gây ra lỗi 503 Service bằng cách thêm một con số sau mã 503. Ví dụ HTTP Error 503.2 - Service Unavailable có nghĩa là giới hạn yêu cầu xử lý đồng thời vượt mức.

Lỗi 503 Service Unavailable là gì

Lỗi 503 Service Unavailable là gì?

Đọc thêm: Lỗi 502 bad gateway là gì, nguyên nhân và cách khắc phục

Cách nhận biết lỗi 503 Service Unavailable

Thứ nhất, máy chủ đang được bảo trì hoặc đang trong quá trình cập nhật và bảo mật cơ sở dữ liệu. Do đó không được kết nối với trang web  trong các quá trình này.

Thứ hai, máy chủ bị quá tải, nghĩa là nó phản hồi với thông báo lỗi. Có nhiều lý do cho sự quá tải xảy ra, tuy nhiên có 2 nguyên nhân chính là do gia tăng lưu lượng truy cập hoặc các cuộc tấn công phần mềm độc hại. Dẫn đến các ứng dụng web hay hệ thống quản lý nội dung không được lập trình chính xác.

Cách nhận biết lỗi 503 Service Unavailable

Cách nhận biết lỗi 503 Service Unavailable

Cuối cùng, trong các trường hợp hi hữu là do cấu hình máy chủ DNS không chính xác ở phía máy khách đến thông báo lỗi HTTP 503. Bản thân máy chủ DNS được chọn có thể tạm thời gặp sự cố, dẫn đến truy cập HTTP hiển thị thông báo ‘Service Unavailable’. Ngoài ra, có một vài plugins giúp bạn tạo trang lỗi 503 mà có thể tìm trên WordPress.org

Có thể bạn quan tâm: Http Error 500 là lỗi gì và cách khắc phục hiệu quả, nhanh chóng

Hướng dẫn sửa lỗi 503 Service Unavailable

Lỗi 503 xảy ra thường xuyên dễ gây khó chịu cho cả người dùng cũng như các nhà quản trị website. Điều này dẫn đến mất lưu lượng truy cập và giảm thứ tự xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Nếu lỗi 503 không có dấu hiệu là kết quả của việc bảo trì, bạn có thể thử giải quyết với các cách hướng dẫn dưới đây.

Tải lại trang

Trong trường hợp này máy chủ không thể trả về chính xác truy vấn HTTP, bạn cần làm mới trang để sửa lỗi HTTP 503. Thao tác này rất đơn giản, bạn chỉ nhấn vào nút làm mới bên cạnh thanh địa chỉ của trình duyệt hoặc sử dụng phím [F5] hoặc tổ hợp phím [Ctrl] + [R] để tải lại trang web.

Khởi động lại máy tính hoặc thay đổi máy chủ DNS

Một trong những nguyên nhân gây ra lỗi 503 là do sự cố với máy chủ DNS, thông thường được biểu thị bằng thông báo Service Unavailable – DNS Failure.

Hướng dẫn sửa lỗi 503 Service Unavailable

Hướng dẫn sửa lỗi 503 Service Unavailable

Với lỗi 503 này bạn có thể giải quyết bằng cách khởi động lại thiết bị của mình hoặc hiệu quả hơn là chọn một máy chủ DNS khác.

Nếu bạn chưa biết DNS là gì cũng như cách thức hoạt động và nguyên tắc sử dụng hiệu quả thì hãy tham khảo ngay nội dung bài viết sau đây: https://bizfly.vn/techblog/dns-la-gi.html

Truy cập website lần sau

Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến lỗi 503 là do trang web có quá nhiều lưu lượng truy cập, bởi vậy bạn cần giảm bớt gánh nặng cho máy chủ bằng cách đóng trang và tải lại website lần sau. Với hành động này máy chủ sẽ ổn định hơn và có thể xử lý tất cả các yêu cầu HTTP như mong muốn. 

Liên hệ với quản trị viên hoặc dịch vụ sửa lỗi wordpress

Nếu trong trường hợp bạn không thể truy cập website trong một thời gian dài thì hãy liên hệ với quản trị viên hoặc bộ phận hỗ trợ lưu trữ hosting. Việc sửa lỗi HTTP 503 càng thực hiện nhanh chóng, thậm chí cần cố gắng ngăn chặn chúng xảy ra. 

  • Giải pháp 1: Sử dụng các tài nguyên lưu trữ cần thiết: Lưu lượng truy cập là vấn đề quan trọng khi website của bạn gặp lỗi HTTP 503. Do đó, việc chủ sở hữu website cần làm là duy trì tổng quan về số lượng người dùng. Ngoài ra, tăng tài nguyên lưu trữ trong thời gian dài để có thể đảm bảo sự ổn định của trang web.
  • Giải pháp 2: Cập nhật phần mềm của bạn thường xuyênTrong trường hợp, lỗi 503 liên quan đến phần mềm độc hại, bạn cần liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ và giải quyết vấn đề với họ. Tốt nhất để tránh tình huống này, ngay từ đầu bạn nên chú ý bảo mật WordPress. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng phần mềm cập nhật có sẵn thường xuyên. Bởi các ứng dụng lỗi thời rất dễ gây ra các lỗ hổng và nhanh chóng trở thành cửa ngõ cho tin tặc.
  • Giải pháp 3: Phát hiện và sửa lỗi lập trình: Một nguyên nhân khác gây ra lỗi HTTP 503 là do máy chủ tạo ra có thể là do mã nguồn web được lập trình không chính xác, dẫn đến thời gian tải quá lâu. Điều này gây ảnh hưởng đến số lượng truy cập cơ sở dữ liệu quá nhiều hoặc các plugin được lập trình kém. Giải pháp tốt nhất là lọc và phát hiện ra các plugin có vấn đề và tắt chúng nếu cần.

Trên đây Bizfly đã giới thiệu tới bạn cách khắc phục lỗi 503 Service Unavailable hiệu quả và nhanh chóng. Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác về dịch vụ thiết kế website của Bizfly và giải pháp áp dụng công nghệ vào trong công việc nhé.

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn cách khắc phục lỗi chứng chỉ bảo mật website SSL hiệu quả

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly