Nhu cầu khách hàng là gì? Cách xác định nhu cầu của khách hàng

Thủy Nguyễn 22/11/2021

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hiện nay, khách hàng luôn là nguồn lực mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Và để tạo ra lợi thế cạnh tranh cũng như giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn với doanh nghiệp, việc thoả mãn được nhu cầu khách hàng là vô cùng quan trọng.

Trong bài viết sau, Bizfly sẽ chia sẻ đến bạn tầm quan trọng cùa việc xác định nhu cầu khách hàng và các cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiệu quả.

Nhu cầu của khách hàng là gì?

Nhu cầu khách hàng được hiểu là những vấn đề, mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Đây được xem là động cơ chính để một khách hàng thực hiện việc mua sắm chính vì vậy việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược cho sản phẩm hay chiến lược bán hàng.

Các doanh nghiệp thông thường sẽ nghiên cứu và tìm ra cách để xác định nhu cầu của khách hàng hoặc là tạo ra nhu cầu để thu hút sự chú ý của họ đối với sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Một số ví dụ về nhu cầu khách hàng thường thấy:

  • Nhu cầu khách hàng về giá cả: Là những mong muốn sở hữu những sản phẩm phù hợp và xứng đáng với những khoản tiền mà họ bỏ ra và giá cả đúng với thị trường.
  • Nhu cầu về tính ứng dụng: Là nhu cầu sử udnjg sản phẩm có tính ứng dụng cao và dễ dàng giúp doanh nghiệp xử lý những vấn đề mà mình đang gặp phải.
  • Nhu cầu được đồng cảm: Khi khách hàng mua sắm sản phẩm, dịch vụ thì ho mong muốn những nhân viên tư vấn phải là những người hiểu được vấn đề mà họ đang gặp phải để đưa ra những tư vấn chính xác và phù hợp nhất.

Nhu cầu của khách hàng là gì

Nhu cầu của khách hàng là gì?​

Xem thêm: Tâm lý khách hàng là gì? Đặc điểm và cách nắm bắt tâm lý khách hàng khi mua sắm

Tầm quan trọng của việc xác định nhu cầu khách hàng  

Các doanh nghiệp muốn bán được sản phẩm, gia tăng doanh thu và xác định nhu cầu khách hàng thì phải tập trung nhiều vào việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng bởi một số những lý do sau:

  • Việc hiểu nhu cầu của khách hàng không chỉ giúp thôi thúc các hành vi tìm kiếm, mua sắm sản phẩm của khách hàng mà còn khơi gợi được nhu cầu của họ.
  • Nắm rõ nhu cầu cần thiết của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng đồng thời duy trì được mức độ trung thành của các đối tượng khách hàng thân thiết.
  • Việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra được những quyết định chính về Marketing một cách chính xác hơn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp vượt trội hơn so với các đối thủ trên thị trường và nhận được sự tín nhiệm tuyệt đối của khách hàng. 

Cách phân tích nhu cầu khách hàng hiệu quả 

Nhu cầu của khách hàng có thể là nhu cầu tiềm ẩn hoặc nhu cầu đã được biết. Để có thể phân tích hiệu quả và thỏa mãn nhu cầu khách hàng thì bạn có thể áp dụng các cách sau.

Phân tích theo nhu cầu khách hàng 

Để xây dựng được chiến lược phát triển sản phẩm hiệu quả và tạo nên giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp, phân tích theo nhu cầu của khách hàng luôn là điều mà doanh nghiệp hướng tới. Đây là cách phân tích đầu tiên mà doanh nghiệp cần hướng tới. Xét theo nhu cầu thì khách hàng có hai nhu cầu phổ biến nhất đó là nhu cầu dịch vụ và nhu cầu sản phẩm.

Để xác định được nhu cầu của khách hàng, bạn cần thiết phải phản ánh được trải nghiệm của khách hàng, quan sát hành vi khách hàng và tiến hành phỏng vấn họ.

Xem thêm: Insight khách hàng là gì? Cách xác định Insight khách hàng hiệu quả

Phân tích theo cách truyền thống 

Hiện nay có khá nhiều cách mà doanh nghiệp có thể áp dụng để tiến hành thu thập và phân tích nhu cầu khách hàng và phân tích theo cách truyền thống cũng đang được áp dụng rộng rãi. Phương pháp này sẽ dựa trên nghiên cứu định tính trong quy trình mua sản phẩm của khách hàng và sau đó sẽ tiến hành định lượng kết quả khi các dữ liệu thống kê đến từ nhiều nguồn khác nhau đã được tổng hợp.

Cách phân tích nhu cầu khách hàng hiệu quả

Cách phân tích nhu cầu khách hàng hiệu quả

Các tiếp cận truyền thống này sẽ phần lớn đánh giá khách quan về thuộc tính cũng như lợi ích của sản phẩm đối với người dùng.

Phân tích theo means-end 

Bằng cách vẽ một bức tranh thị trường toàn cảnh sau khi đã thực hiện cuộc khảo sát sơ cấp, thực hiện phân tích means-end giúp doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu khách hàng dưới sự tác động của những cảm xúc, suy nghĩ và tiềm thức cá nhân đối với quyết định mua hàng của khách hàng.

Những kết quả đưa ra vô cùng chân thực và được sắp xếp, mã hoá để tiến hành phân tích định lượng. Chính vì vậy, kết quả của phân tích means-end sẽ chính xác hơn rất nhiều so với cách phân tích truyền thống.

Xem thêm: Thấu hiểu khách hàng - Làm sao để doanh nghiệp hiểu khách hàng?

Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của khách hàng? 

Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất thì bạn có thể thực hiện một số cách mà Bizfly chia sẻ dưới đây.

Tạo trải nghiệm khách hàng liền mạch 

Trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển hiện nay, trải nghiệm khách hàng đồng thuận với việc tìm kiếm, mua bán cũng như các hoạt động giao thương trong quá trình mua hàng của họ. Chính vì vậy, để khảo sát nhu cầu khách hàng thì doanh nghiệp nên tạo ra các kênh giao dịch linh hoạt để đáp ứng tốt nhất mọi trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.

Tạo trải nghiệm khách hàng liền mạch

Tạo trải nghiệm khách hàng liền mạch 

Nghiên cứu xu hướng và tạo ra điểm thú vị

Nghiên cứu xu hướng và tạo ra các điểm thú vị bằng cách vận dụng những yếu tố mới mẻ có khả năng tác động trực tiếp vào tâm lý khách hàng cũng chính là cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất và khiến họ quan tâm nhiều hơn cho các sản phẩm của doanh nghiệp.

Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng đa dạng

Đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tương tác và giải quyết mọi vấn đề của khách hàng, cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng đa dạng là điều mà các doanh nghiệp cần thực hiện. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt bước này, chắc chắn khách hàng sẽ có được cái nhìn ấn tượng hơn và tin tưởng hơn.

Xem thêm: Các cách xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng tối ưu cho doanh nghiệp

Xây dựng chiến lược giá tốt

Chiến lược giá theo nhu cầu khách hàng trong thời buổi thương hiệu và sản phẩm cạnh tranh trên thương trường đầy khốc liệt chính là một trong những giải pháp hữu hiệu mang lại sự thành công cho doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược giá tốt

Xây dựng chiến lược giá tốt 

Áp dụng công cụ để quản lý, sử dụng dữ liệu khách hàng

Việc áp dụng công cụ để quản lý, sử dụng dữ liệu khách hàng luôn là giải pháp được khuyến khích thực hiện bởi nó có thể rút ngắn quá trình đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo mức độ chính xác nhất trong việc nhận diện nhu cầu.

Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Cách để doanh nghiệp có thể nhanh chóng tìm ra được phương hướng phát triển hữu hiệu cho sản phẩm của mình chính là tiến hành phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp có thể phát hiện ra được những xu hướng chuyển dịch mới mà còn giúp mang lại tính hiệu quả độc nhất và cao nhất cho sản phẩm của mình.

Xem thêm: Cách phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp, tiềm ẩn trong kinh doanh

Có thể nói nhu cầu của từng khách hàng trong từng góc nhìn khách quan đều có sự riêng biệt và không giống nhau hoàn toàn. Vì vậy, tổng hợp, nghiên cứu và đáp ứng quy trình tìm hiểu nhu cầu khách hàng luôn là vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh hiện nay cũng đều cần phải hướng tới.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly