Subdomain là gì và những lưu ý để sử dụng subdomain hiệu quả

Nguyễn Hữu Dũng 16/10/2020

Hiện nay, các doanh nghiệp cần sử dụng cùng lúc nhiều website để đảm bảo việc vận hành và tương tác với khách hàng. Thay vì đăng ký nhiều tên miền cho các website tương ứng, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng một giải pháp tối ưu hơn, đó là tạo các Subdomain dựa trên tên miền chính có sẵn.

Vậy Subdomain là gì? Cùng Bizfly tìm hiểu thông tin cần biết về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây.

Subdomain là gì?

Subdomain là tên miền phụ hay còn được gọi là tên miền con của một domain. Nó được tách ra từ tên miền chính và có chức năng như một website độc lập. Tạo subdomain có thể hỗ trợ người dùng vận hành nhiều website mà không mất thêm chi phí đăng ký tên miền. 

Subdomain là gì

Subdomain là gì?

Cấu trúc hay đặc điểm nhận dạng của subdomain là sự xuất hiện của tiền tố và dấu “.” đứng trước tên miền. Ví dụ, nếu domain là mona.media thì subdomain sẽ có dạng abc.moma.media.

Tại sao nên sử dụng Subdomain?

Tiết kiệm chi phí mua tên miền, tốt cho SEO, tạo được sự thống nhất trong cùng một thương hiệu là những lợi ích khi sử dụng subdomain. Ngoài ra, khi muốn thiết kế một landing page riêng hay phân chia danh mục tin tức…  thì cũng nên sử dụng subdomain.

Phân chia các danh mục tin tức hoặc trang thương mại điện tử 

Khi doanh nghiệp hoạt động theo hướng đa ngành nghề, việc phân chia các danh mục tin tức hoặc thương mại điện tử là cần thiết. Subdomain là lựa chọn thích hợp nhất để tách chúng thành từng website cụ thể, phục vụ cho các nhu cầu của khách hàng.

Bạn muốn thiết kế 1 Landing Page riêng? 

Khi doanh nghiệp cần đầu tư kinh doanh nhiều hạng mục hướng tới các nhóm khách hàng khác nhau, dẫn đến lượng thông tin cần đăng trên một website sẽ rất lớn. Điều này khiến khách hàng khó tiếp cận với thông tin mình cần (bởi vì có quá nhiều sản phẩm trên website).

Tại sao nên sử dụng subdomain

Tại sao nên sử dụng Subdomain?

Vậy giải pháp ở đây là gì?

Doanh nghiệp có thể sử dụng subdomain để tạo ra các landing page phù hợp với từng nhóm khách hàng. Ví dụ, nếu công ty hoạt động trong lĩnh vực làm đẹp, bao gồm thời trang và chăm sóc da, bạn có thể xây dựng ít nhất 2 landing page, một chuyên về thời trang, một chuyên về chăm sóc da và đồ trang điểm. 

Tạo 1 trang dành riêng cho di động 

Trong thời đại 4.0, phần đông người dùng truy cập website bằng điện thoại di động. Để đáp ứng nhu cầu của người dùng, các website chưa thiết kế giao diện chuẩn responsive sẽ sử dụng subdomain để dẫn người dùng truy cập vào tên miền phụ có hỗ trợ xem trên di động.

Không tốn nhiều chi phí 

Việc cài đặt subdomain là hoàn toàn miễn phí. Chỉ cần sở hữu một tên miền là bạn có thể tạo ra và điều hành rất nhiều website dạng subdomain cùng lúc. Việc sử dụng tên miền phụ vừa tạo thuận lợi cho việc quản lý website, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí đăng ký domain.

Có thể bạn muốn biết: Addon domain là gì? Lợi ích và cách thức hoạt động của Addon Domain

Nên sử dụng subdomain khi nào?

Thông thường, các tổ chức hoặc doanh nghiệp sẽ tạo tên miền phụ trong các trường hợp sau:

Khi ra mắt sản phẩm mới cần quảng cáo

Khi ra mắt sản phẩm mới cần quảng cáo, doanh nghiệp có thể sử dụng subdomain để tạo ra một website mới. Website này có nội dung độc lập và được thiết kế riêng để quảng bá sản phẩm với mọi đối tượng khách hàng.

Quản lý, hỗ trợ được nhiều trang web

Sử dụng subdomain đồng nghĩa với việc doanh nghiệp quản trị nhiều website, mỗi website hướng đến sản phẩm và đối tượng khách hàng riêng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc quản lý.

Nên sử dụng subdomain khi nào

Nên sử dụng subdomain khi nào?

Ngoài ra, do tính bảo mật của các website có yêu cầu khác nhau (trang blog, tin tức yêu cầu mức độ bảo mật thấp; thương mại điện tử yêu cầu độ bảo mật cao) nên việc tách các trang ra cũng giúp công tác bảo mật tối ưu hơn.

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Subdomain có chức năng hỗ trợ đề ra các chiến dịch quảng cáo trên website cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, việc tách website bằng cách dùng tên miền phụ có ưu điểm vừa tận dụng được lưu lượng traffic từ tên miền chính, vừa tối ưu hóa từ khóa, tăng hiệu quả quảng cáo. 

Những yếu tố trên góp phần giúp doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng được thương hiệu của riêng mình.

Cho phép tạo bao nhiêu subdomain

Trên lý thuyết, từ một tên miền có thể tạo ra không giới hạn số lượng subdomain. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng tên miền phụ được tạo ra nhiều hay ít phụ thuộc vào 3 yếu tố:

Cho phép tạo bao nhiêu subdomain

Cho phép tạo bao nhiêu subdomain

  • Khả năng tương thích của Seo
  • Cấu hình máy chủ đặt website
  • Cấu hình máy chủ của hệ thống phân giải tên miền (DNS)

Xem thêm thông tin về hệ thống phân giải tên miền DNS tại đây: https://bizfly.vn/techblog/dns-la-gi.html

Những lưu ý khi tạo subdomain

Để đảm bảo website được tạo bằng tên miền phụ hoạt động tốt, bạn hãy lưu ý những điểm sau:

  • Subdomain có thể bị giả mạo nên cần quản lý thật chặt chẽ.
  • Xây dựng nhân lực quản trị website để đáp ứng việc quản trị nhiều trang web cùng lúc.
  • Nên tìm đến các đơn vị chuyên thiết kế website khi muốn lập một trang mới bằng subdomain. Những đơn vị lâu năm có thể giữ lại nét đặc trưng của thương hiệu của công ty khi thiết kế web.
  • Subdomain có tầm ảnh hưởng nhất định đến domain. Càng nhiều subdomain thì khả năng tương thích của Seo càng giảm. Vậy nên, hãy sử dụng subdomain một cách hợp lý.

Những điều cần biết về subdomain đã được trình bày tương đối đầy đủ ở trên, giờ thì bạn đã có một phần kiến thức nền về tên miền phụ rồi. Để tìm hiểu thêm về domain, subdomain và các kiến thức liên quan, hãy theo dõi các bài viết trong kỳ tiếp theo của Bizfly.vn.

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly