Báo cáo về 10 Xu hướng sẽ định hình ngành thời trang năm 2021

Thời trang
16:12 29/12/2020

Mới đây, báo cáo thường niên của McKinsey & Company - "The State of Fashion 2021" đã được ra mắt.  Nội dung chính của báo cáo tập trung vào 10 chủ đề được dự đoán  là xu hướng định hình ngành công nghiệp thời trang toàn cầu dưới 3 trục chính: Kinh tế toàn cầu - Người tiêu dùng - Hệ thống thời trang.

Cùng tìm hiểu ngay những xu hướng của ngành thời trang 2021 để  có những bước tiếp thị, quảng cáo, phát triển mô hình kinh doanh cho phù hợp nhé!

1. Living with the virus - Sống chung với virus

COVID-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu, ảnh hưởng đến cuộc sống và kế sinh nhai của hàng triệu người, làm gián đoạn thương mại quốc tế, du lịch, thay đổi nền kinh tế và hành vi của người tiêu dùng trên thế giới.

Báo cáo về 10 Xu hướng sẽ định hình ngành thời trang năm 2021

Để tiếp tục quản lý trước những nguy cơ khó có thể đoán trước, các doanh nghiệp cần tính toán lại mô hình hoạt động sao cho linh hoạt và ra quyết định nhanh hơn, đảm bảo tốc độ theo sát sự đổi mới theo yêu cầu của thời đại. 45% giám đốc điều hành các công ty thời trang cho rằng COVID 19 vẫn tiếp tục là thách thức hàng đầu trong năm 2021.

2. Diminished Demand - Sụt giảm nhu cầu

Mặc dù đã có tín hiệu phục hồi kinh tế một phần vào năm 2021, tuy nhiên mức tăng trưởng vẫn khó để đạt được con số như trước đại dịch. Đây là yếu tố tác động đến ngành thời trang bởi sức chi tiêu hạn chế của người tiêu dùng giữa bối cảnh thất nghiệp, bất bình đẳng, cắt giảm các nhu cầu không thiết yếu gia tăng.

Các công ty nên nắm bắt thời điểm để đầu tư gấp đôi cho các sản phẩm, dịch vụ, kênh và khu vực địa lý có tín hiệu tốt hơn.

Theo dự đoán, doanh số của ngành thời trang toàn cầu năm 2021 có thể thấp hơn 2019 khoảng 15%.

3. Digital Sprint 

Áp dụng kỹ thuật số đã tăng vọt trong thời gian đại dịch khi nhiều thương hiệu quyết định chuyển sang bán hàng online, cởi mở đón nhận các hình thức như Livestream, Chăm sóc khách hàng qua video. 
Người tiêu dùng đang có xu hướng đòi hỏi những tương tác kỹ thuật số tinh vi hơn, ngành thời trang phải tối ưu hóa trải nghiệm online cho người mua sắm, kết hợp đa kênh, tìm cách thuyết phục để tích hợp sự tiếp xúc của con người.

Báo cáo về 10 Xu hướng sẽ định hình ngành thời trang năm 2021

71% giám đốc điều hành công ty thời trang mong đợi việc kinh doanh online sẽ giúp họ tăng trưởng 20% trong năm 2021.

4. Seeking Justice - Tìm kiếm công lý

Nhiều công nhân may mặc, bán hàng, người lao động bị trả lương thấp hơn nhưng vẫn phải làm việc trong giai đoạn cuối cùng khủng hoảng. Điều này khiến người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về những đối tượng dễ bị tổn thương trong ngành công nghiệp thời trang. 

55% Người tiêu dùng đang tạo ra các động lực cho các chiến dịch chấm dứt tình trạng bóc lột sức lao động nhằm tác động các doanh nghiệp sẽ đảm bảo an ninh, công lý và sự tôn trọng cho người lao động toàn cầu.

5. Travel Interrupted - Gián đoạn hoạt động du lịch

Ngành bán lẻ du lịch vẫn gặp phải các gián đôạn nghiêm trọng, hoạt động mua sắm tại địa phương vì thế cũng bị ảnh hưởng suốt năm 2020. Du lịch quốc tế dự kiến sẽ tiếp tục bị giảm trong năm 2021, vì vậy các doanh nghiệp cần phải đưa ra những chính sách tương tác tốt với người tiêu dùng địa phương, đầu tư chiến lược cho các thị trường đang có tín hiệu phục hồi mạnh mẽ để giữ chân khách hàng mua sắm. 

Theo khảo sát, có 66% giám đốc điều hành công ty thời trang kỳ vọng doanh số bán lẻ của ngành du lịch sẽ giúp họ khôi phục mức tăng trưởng tốt hơn.

6. Less is More - Sống tối giản, bình thản hơn

Sau khi chứng minh được việc giảm bớt các sản phẩm/ bộ sưu tập thời trang hoành tráng không cần thiết đã mang lại báo cáo tài chính tốt hơn. Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy, giảm độ phức tạp, tìm cách tăng số lượng hàng bán ra với giá gốc để giảm lượng tồn kho.

Báo cáo về 10 Xu hướng sẽ định hình ngành thời trang năm 2021

Để làm được điều này cần có chiến lược phân loại, linh hoạt theo mùa, đa dạng sản phẩm mới và hàng bổ sung cho phù hợp thời điểm.
58% CEO tham gia khảo sát đang xem xét kế hoạch phân loại dữ liệu quan trọng để phân tích vào năm 2021.

7. Opportunistic Investment - Cơ hội đầu tư

Sự phân hóa trong ngành thời trang đang rõ ràng hơn trong đại dịch bởi khoảng cách giữa các công ty vẫn hoạt động tốt với những công ty "ngủ đông". Một số công ty rơi vào cảnh phá sản và công ty khác phải tiếp tục duy trì nhờ trợ cấp chính phủ. Thị trường kỳ vọng hoạt động M&A trong năm 2021 sẽ được đẩy mạnh khi các công ty chủ động chiếm lấy thị phần, mở ra cơ hội mới.

45% cho rằng thị phần được phân phối lại sẽ trở thành chủ đề hàng đầu của năm 2021.

8. Deeper Partnerships - Quan hệ đối tác sâu sắc hơn

Năm 2020 đã làm lộ ra những "gót chân Achilles" trong quan hệ đối tác mua sắm như: điểm yếu trong hợp đồng, rủi ro khi chỉ tập trung từ một nhà cung cấp. Cuộc khủng hoảng đã khiến nhiều doanh nghiệp phải thay đổi để cân bằng lại chuỗi cung ứng.

Để giảm thiểu rạn nứt trong mối quan hệ hợp tác, các thương hiệu nên chuyển sang các mối quan hệ hợp tác sâu sắc hơn, linh hoạt và đề cao tính trách nhiệm.

35% người tham gia khảo sát cho biết họ mong đợi vào khả năng phục hồi, tăng trưởng mối quan hệ đối tác trong chuỗi cung ứng vào năm 2021.

9.  Retail ROI - Tăng ROI bán lẻ

Kênh bán lẻ tại mặt bằng đã đi xuống trong nhiều năm trở lại đây, số lượng cửa hàng phải đóng cửa vĩnh viễn sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời kỳ hậu đại dịch. Các thương hiệu thời trang buộc phải suy nghĩ lại về việc tạo ra những dấu ấn trong lòng người tiêu dùng. 

Trước những tác động này, việc chuyển từ chủ nhà cho thuê mặt bằng sang thuê các thương hiệu, áp dụng kỹ thuật số tự động khiến các doanh nghiệp phải đưa ra những lựa chọn để cải thiện ROI ở cấp độ cửa hàng.

Hơn 50% người mua sắm ở Châu Âu đã cắt giảm việc mua sắm tại cửa hàng thực tế kể từ thời điểm cách ly.

10. Work Revolution - Cuộc cách mạng trong mô hình làm việc

Những thay đổi trong cách thức hoạt động của công ty trong thời kì dịch bệnh và nhu cầu cải thiện hiệu suất làm việc trong những năm tiếp theo đã giúp cho mô hình làm việc được đổi mới.

Các doanh nghiệp nên có sự kết hợp linh hoạt giữa làm việc từ xa với làm việc tại văn phòng, đầu tư vào đào tạo nhân sự, khơi dậy ý thức hướng đến mục tiêu chung, trao quyền cho nhân viên để xem xét những ưu tiên của họ để tạo ra một mô hình làm việc dài lâu, đảm bảo không bị gián đoạn và tiếp tục gặt hái tốt.

89% nhà quản lý trong lĩnh vực thời trang mong đợi một mô hình làm việc kết hợp sẽ trở thành một điều tất yếu trong thời kì bình thường mới.

Để theo dõi đầy đủ các phần của báo cáo thường niên The State of Fashion 2021: Đi tìm triển vọng trong thời kỳ khó khăn cho ngành thời trang, mời bạn click tại đây.

Nguồn: mckinsey.com

Facebook công bố hướng dẫn mới về Chiến thuật quảng cáo đột phá được sử dụng trong các chiến dịch thành công
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Đăng ký nhận bản tin ngay