Ebook: Xây dựng Smart Website - Tăng trưởng doanh số trong thời kỳ bình thường mới

16:09 30/09/2021

Trong những năm trở lại đây, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển thần tốc của xu hướng mua sắm online - đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 buộc khách hàng phải lựa chọn hình thức tiêu dùng không tiếp xúc. Chỉ trong chưa đầy 2 năm, tốc độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp đã được đẩy nhanh gấp 5 lần dưới tác động của dịch bệnh, chuyển cửa hàng lên online là cách tốt nhất để doanh nghiệp cầm cự.

Theo Hiệp Hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), cả nước có khoảng 42% doanh nghiệp đang sở hữu một website, trong đó 26% xem website như một công cụ hữu ích để kinh doanh online (2019). Con số này dường như chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng khi có đến 84% khách hàng tìm kiếm các sản phẩm/dịch vụ trên mạng trước khi đưa ra quyết định mua; 75% ghé thăm website trước khi quyết định đến cửa hàng để mua trực tiếp.

TẢI BẢN FULL TẠI ĐÂY

Dự kiến đến năm 2025, 55% dân số Việt Nam sẽ tham gia mua sắm trực tuyến, giá trị hàng hóa và dịch vụ online đạt trung bình 600 USD/người/năm,  doanh số bán hàng online chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước (theo Quyết định 645/QĐ-TTg về Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025). 

Đã qua rồi thời không có website doanh nghiệp vẫn sống tốt. Giờ đây, trước làn sóng thịnh hành của kinh doanh online, không sở hữu một website chuyên nghiệp chẳng khác gì doanh nghiệp mở cửa sổ bán hàng nhưng lại chốt cửa chính vậy. Bởi vậy, mỗi doanh nghiệp cần có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của website coi đó là tấm chứng minh thư của doanh nghiệp trên không gian số hay một cửa hàng đại diện thương hiệu chuyên nghiệp, đáng tin cậy.

Điều gì khiến doanh nghiệp Việt còn chần chừ trong việc xây dựng website, khẳng định thương hiệu trên không gian số?

 

Tôi đã có các kênh bán hàng miễn phí khác trên mạng xã hội, tôi chưa cần đến website

Khi được hỏi về công cụ hiệu quả nhất để bán hàng online, 40% doanh nghiệp vẫn cho rằng mạng xã hội là kênh chất lượng nhất. Đứng thứ 2 là website với 26%. Tuy nhiên, thống kê cho thấy tỷ lệ khách hàng mua sắm trên website cao hơn mua tại mạng xã hội gần 10%. 

Không thể phủ nhận mạng xã hội như Facebook, Instagram là kênh bán hàng chiến lược, tuy nhiên những thay đổi chóng mặt trong chính sách của Facebook, Google dẫn tới kênh bán hàng bị bóp tương tác, giá thầu quảng cáo leo thang khiến việc bán hàng trên các trang mạng xã hội bị đánh giá là “bấp bênh”. 

Trước sự thay đổi chóng mặt trong thuật toán của Facebook, Google, sự lệ thuộc vào các sàn thương mại điện tử thì việc xây dựng website bán hàng để tối ưu chi phí, tạo kênh bán hàng ổn định, lâu dài chính là hướng đi thông minh nhất hiện nay cho các doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp không thể làm chủ 100% gian hàng của mình trên mạng xã hội, với website thì hoàn toàn có thể. Bạn có thể thoải mái thực hiện nâng cấp, mở rộng, thay đổi cấu trúc website của mình bất cứ lúc nào, tên của bạn sẽ luôn được ưu tiên hiển thị trên thanh công cụ tìm kiếm, kiểm soát toàn bộ lượng traffic cũng như tương tác của khách hàng trên website. 

Website là kênh bán hàng online khá lâu đời. Trước sự phát triển của các kênh truyền thông, bán hàng mới, website vẫn tỏ ra là “kênh bán hàng” ổn định nhất. Lấy website làm trung tâm, các kênh khác như Facebook, Google, ứng dụng di động chỉ là nơi “tiếp cận” khách hàng, dẫn khách hàng ghé thăm website, website vẫn là điểm chuyển đổi cuối cùng. 

TẢI BẢN FULL TẠI ĐÂY

Doanh nghiệp của tôi ở quy mô nhỏ và không đáp ứng được ngân sách để đầu tư website

Giá cả luôn là vấn đề được cân nhắc hàng đầu. Với mỗi ngành nghề khác nhau đều cần các tiêu chuẩn thiết kế website khác nhau. Tất nhiên, có rất nhiều dịch vụ thiết kế website giá rẻ ngoài kia với các template sẵn có, tuy nhiên nó sẽ không thể đáp ứng 100% nhu cầu của doanh nghiệp - đặc biệt trong việc nâng cấp, mở rộng tính năng.

Website là tài sản kinh doanh của doanh nghiệp, là bộ mặt của doanh nghiệp trên internet. Nếu khách hàng truy cập vào một website lỗi thời, không thân thiện hoặc chỉ đơn giản là hư hỏng, họ sẽ ngay lập tức thoát ra và tìm đến những đơn vị chuyên nghiệp hơn.

Thực tế chi phí của một website phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là nhu cầu tính năng của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp không có website vẫn chạy chuyển đổi và tạo dựng nhiều landing-page (trang đích) với chi phí nhỏ hơn để đảm bảo luôn có một điểm đến chuyên nghiệp cho khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ lưỡng về chiến lược kinh doanh, nhu cầu trong từng giai đoạn để xác định mức đầu tư cho phù hợp. 

Ngành hàng của tôi không cần website như các trang thương mại điện tử/ khách hàng của tôi không thường xuyên sử dụng internet

Đồng ý rằng mỗi website cần được xây dựng theo đặc điểm của mỗi ngành nghề, sản phẩm, doanh nghiệp và không phải sản phẩm nào cũng dễ dàng bày bán như một sàn thương mại điện tử, nhưng quan điểm trên là hoàn toàn sai lầm. 

Người mua B2B thực hiện trung bình 12 tìm kiếm trực tuyến trước khi tương tác với trang web của nhà cung cấp. Ngay cả đối với các công ty sản xuất và công nghiệp - 67%  giao dịch mua bị ảnh hưởng bởi các kết quả online. 

Một ví dụ điển hình đối với thị trường bất động sản - lĩnh vực bị ảnh hưởng khá lớn bởi đại dịch COVID 19 với số giao dịch giảm đến 60%, hàng loạt hoạt động mở bán, tham quan nhà mẫu đều bị tạm dừng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bất động sản, sàn giao dịch đều rất bình tĩnh đối phó với khó khăn này. 

Các website kết hợp với công nghệ hình ảnh 360 độ giúp khách hàng có thể thoải mái xem xét từng ngóc ngách trong nhà, hướng căn hộ, nội thất  mà không cần phải đến tận nơi. Đội ngũ môi giới bất động sản thực hiện các phương thức online như tư vấn từ xa, livestream bán hàng, dồn nguồn lực xử lý các thủ tục pháp lý cho các dự án mới. Trong quý II/2021, các doanh nghiệp bất động sản ghi nhận mức tăng của các giao dịch lên đến 18% so với quý trước. 

Một ví dụ khác ở ngành thời trang xa xỉ và vàng bạc đá quý cao cấp. 

Một nghiên cứu của McKinsey cho thấy hơn 60% người tiêu dùng giảm chi tiêu cho thời trang của họ, nhưng các thương hiệu thời trang thương mại điện tử sử dụng kết hợp các kênh kỹ thuật số và nhắm mục tiêu phù hợp đã ghi điểm lớn. Chỉ trong 8 tháng, thị phần bán hàng thời trang của thương mại điện tử đã tăng gần gấp đôi từ 16% lên 29% tổng doanh thu toàn cầu.

Thị trường trang sức trực tuyến toàn cầu ghi nhận mức tăng trưởng 14,59% trong năm 2020, đặc biệt là các mặt hàng kim cương đá quý. Các thương hiệu thi nhau hiện diện online với các gian hàng flagship trên các nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng. 

Trong tháng 5/2021, doanh thu kênh bán lẻ của PNJ đã tăng 51% so với cùng kỳ nhờ vào chương trình Ngày của mẹ và việc đẩy mạnh các kênh bán hàng trực tuyến.

Như vậy, bất kì doanh nghiệp nào cũng cần sở hữu một website để ghi dấu trong lòng khách hàng, dễ dàng truyền tải các thông tin chính xác và hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm.

Vậy, doanh nghiệp cần làm gì để chinh phục khách hàng và tăng vọt tỷ lệ bán hàng trên website?

tải bản full tại đây

Ngành F&B đã sẵn sàng trở lại sau giấc "ngủ đông" hơn hai tháng?
Tags:
#Tài liệu
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Đăng ký nhận bản tin ngay