Mô hình D2C là gì? Cách triển khai và những lưu ý cần nhớ

Thủy Nguyễn 07/05/2024

D2C hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng trước tốc độ phát triển vượt bậc của công nghệ và sự thay đổi tư duy của người tiêu dùng. Để biết thêm thông tin chi tiết hơn về mô hình kinh doanh D2C và những thách thức khi triển khai mô hình D2C, cùng Bizfly tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Mô hình D2C - Direct to Consumer là gì?

Mô hình D2C (Direct-to-Consumer) là một phương thức kinh doanh trực tiếp trong đó các đơn vị sẽ thực hiện sản xuất và phân phối sản phẩm của mình trực tiếp đến khách hàng. Thay vì sử dụng các kênh trung gian như nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ. 

Đơn vị áp dụng mô hình D2C sẽ thực hiện hoạt động bán hàng trực tiếp thông qua các kênh như website, thương mại điện tử, mạng xã hội, email marketing,...

Vai trò của mô hình D2C trong kinh doanh 

Hiện nay, mô hình D2C đã nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Dưới đây là một số vai trò của mô hình D2C trong kinh doanh:

  • D2C mở ra cơ hội tương tác trực tiếp với khách hàng. 
  • Cắt giảm chi phí hoạt động, tối ưu quy trình kinh doanh. 
  • Thu thập mọi dữ liệu liên quan hành vi mua sắm, phản hồi khách hàng. 
  • Gia tăng tính nhận diện thương hiệu từ những trải nghiệm đồng nhất.
  • Tạo nền tảng phát triển kế hoạch cá nhân hóa khách hàng hiệu quả. 
  • Mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng tiềm năng toàn cầu.

Như vậy, bằng việc loại bỏ các bước trung gian, mô hình D2C không chỉ giúp giảm chi phí mà còn mang lại sự linh hoạt trong việc phát triển sản phẩm - một trong những khó khăn lớn trong quá trình tạo giá trị mới để phát triển bền vững. 

Lưu ý khi triển khai mô hình D2C

Khi triển khai mô hình D2C (Direct-to-Consumer), để đảm bảo thành công, các doanh nghiệp phải có các bước chuẩn bị kỹ càng. Dưới đây là một số những lưu ý khi triển khai mô hình này:

Nắm rõ về mô hình D2C

Khi bắt đầu triển khai mô hình D2C, bạn cần nắm rõ những thông tin cơ bản như: Mô hình D2C là gì? cách triển khai mô hình D2C ,.. Sự chuẩn bị kỹ càng này sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp thành công trong mô hình này.

Thấu hiểu khách hàng

Hiểu rõ đặc điểm, nhu cầu, mong muốn và hành vi tiêu dùng của khách hàng đóng vai trò thiết yếu trong việc kiến tạo sản phẩm phù hợp, tối ưu hóa trải nghiệm và xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.

Thiết kế website và giao diện người dùng bắt mắt

Trong mô hình D2C, website là yếu tố quan trọng, giúp kết nối doanh nghiệp và người tiêu dùng. Để thu hút người dùng, doanh nghiệp nên thiết kế trang web một cách chuyên nghiệp với giao diện thân thiện, tốc độ tải trang nhanh, dễ dàng sử dụng, tạo trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho khách hàng.

Vạch ra chiến lược truyền thông số toàn diện

Để tối ưu hiệu quả của mô hình D2C, các doanh nghiệp nên tạo dựng chiến lược truyền thông trực tuyến như: SEO, email marketing, quảng cáo trực tuyến và nội dung hấp dẫn để tăng cường tương tác và tiếp cận hơn tới  khách hàng.

Điều phối kho vận hiệu quả

Với mô hình kinh doanh này, tầm quan trọng của quản lý kho hàng và quy trình giao nhận được nâng lên một tầm cao mới. Hệ thống quản lý kho hàng hiệu quả và quy trình đóng gói, giao hàng chuyên nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm nhanh chóng và đúng hẹn.

Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng

Trong quá trình kinh doanh nói chung và mô hình D2C nói riêng, bạn cần tương tác thường xuyên, xử lý phản hồi khách hàng kịp thời khi có sự cố, điều này sẽ giúp bạn xây dựng được lòng tin và sự uy tín trong mắt khách hàng, góp phần cho sự thành công của doanh nghiệp.

Đo lường, đánh giá và cải tiến không ngừng

Thông qua báo cáo về số liệu của doanh số bán hàng, lợi nhuận, khách hàng mới và khách hàng trung thành, doanh nghiệp thực hiện đo lường hiệu quả của mô hình D2C, sau đó tiến hành đánh giá và tiếp tục tối ưu hóa mô hình giúp cho kinh doanh của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn.

Mô hình D2C phù hợp với ngành hàng bán lẻ nào?

Một nghiên cứu chỉ ra, có 64% người tiêu dùng cảm thấy nhu cầu của mình không được nhà bán lẻ thấu hiểu và cung cấp sản phẩm phù hợp. D2C ra đời nhằm hỗ trợ một phần những khó khăn mà nhiều cửa hàng ở những ngành hàng bán lẻ khác nhau đang phải loay hoay xử lý. 

Dự đoán trong vòng 3 năm tới, xu hướng kinh doanh Direct to Consumer trên toàn cầu sẽ trải qua một giai đoạn tăng trưởng vượt bậc. Được bắt đầu từ mức 128 tỷ USD vào năm 2021 và dự đoán tăng gấp đôi lên khoảng 256 tỷ USD vào năm 2024. 

Những ngành hàng bán lẻ phù hợp với mô hình D2C thường là những ngành hàng tiêu dùng như giày dép, quần áo, mỹ phẩm, đồ gia dụng. Đây cũng là những mặt hàng được người dùng đón nhận và tìm kiếm phổ biến trên các nền tảng mua sắm online, thương mại điện tử.  

  • Thời trang và làm đẹp: Mô hình D2C loại bỏ các tầng phân phối và sản xuất hàng hóa trung gian. Tạo ra những sản phẩm thời trang với chi phí cạnh tranh, điều này hoàn toàn được yêu thích nhất đối với ngành này. Bởi khách hàng có xu hướng mong muốn trải nghiệm đa dạng sản phẩm, mẫu mã. 
  • Công nghệ và điện tử: Những sản phẩm công nghệ thường được tiếp cận nhiều bởi hệ thống thông tin trên Internet, đây cũng là nơi mà khách hàng thực hiện quyết định mua hàng sớm nhất. 
  • Thực phẩm và đồ uống: Thực phẩm đồ uống được khách hàng mua nhiều hơn ở các ứng dụng và website, thương mại điện tử online. Mô hình D2C cho phép các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống kiểm soát chất lượng sản phẩm và quản lý chuỗi cung ứng một cách trực tiếp. 
  • Đồ gia dụng: Nhu cầu sử dụng sản phẩm gia dụng hiện nay của khách hàng thường có xu hướng lựa chọn theo phong cách riêng, mang giá trị độc đáo về cả thiết kế lẫn tính ứng dụng. Mô hình D2C có thể cho phép cửa hàng thực hiện cá nhân hóa hiệu quả khi kinh doanh ngành này. 
  • Sản phẩm đặc biệt và tùy chỉnh: Sản phẩm có tính sử dụng không phổ biến luôn xuất hiện trên các nền tảng bán hàng online, vì vậy người dùng luôn yêu thích mua những mặt hàng này trên Internet nhằm tiết kiệm thời gian và công sức tìm kiếm. Với mô hình D2C, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh tính hiệu quả kinh doanh vượt ngoài mong đợi với mặt hàng này. 

Trực quan hơn, tại thị trường Việt Nam, nhiều thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang, quần áo và mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe  đã thành công trong việc áp dụng mô hình D2C. Phần lớn những đơn vị kinh doanh này sử dụng Affiliate Marketing để tiếp cận mô hình D2C, thực hiện chiến lược quảng bá sản phẩm thông qua hệ thống Publisher, tối đa hóa khả năng mua hàng của người dùng. 

Thách thức khi áp dụng mô hình D2C

Mô hình D2C cũng mang theo những thách thức nhất định mà người thực hiện cần phải nắm vững và đối mặt. Cụ thể, đây là mô hình kinh doanh mới, vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi của nhiều thương hiệu, còn hạn chế về những nhận định, số liệu đánh giá để chúng ta có thể tin tưởng vào mức độ hiệu quả của nó trong thực tế. 

Có thể thấy rằng mô hình D2C tạo ra một "cuộc chơi mới" trong thị trường, nơi sự cạnh tranh được thúc đẩy bởi việc tăng cường trải nghiệm đồng nhất đến khách hàng.

Ứng dụng mô hình D2C, chúng ta cần đảm bảo rằng mọi kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm mua sắm cần được đáp ứng tối đa. Nếu có khả năng cung cấp trải nghiệm tiêu dùng hoàn hảo sẽ nắm giữ lợi thế cạnh tranh hơn và phát triển bền vững hơn.  

Mặt khác, hoạt động xây dựng và duy trì hệ thống giao hàng, quản lý kho cũng là một trở ngại lớn khi thực thiện mô hình D2C nếu bạn không có cho mình những công cụ tối ưu hóa và quy trình áp dụng mô hình D2C chuẩn. 

Hiện nay, khi các phương thức quản lý truyền thống đã không còn đủ linh hoạt để đáp ứng sự thay đổi của dữ liệu. Phần lớn cửa hàng bán lẻ hay startup chuyển hướng sử dụng những phần mềm quản lý bán hàng online thông minh hoặc những công cụ quản lý chuyên biệt nhằm tối ưu quá trình thực hiện kinh doanh theo mô hình D2C. 

Những phần mềm này có khả năng giúp doanh nghiệp thực hiện quy trình tự động hóa, tối ưu mọi quy trình có trong kinh doanh từ quản lý kho, sản phẩm, đơn hàng, giao - nhận và chăm sóc khách hàng đa kênh. 

Việc áp dụng công nghệ thông minh và tận dụng điểm nổi trội mà mô hình D2C mang lại có thể định hình cách mà doanh nghiệp tương tác với khách hàng và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Q&A: Mô hình D2C

Mô hình D2C ứng dụng gì trong phát triển doanh nghiệp?

Không chỉ phục vụ ngành thương mại điện tử, mô hình D2C tạo ra nhiều giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp và được ứng dụng nhiều vào quá trình phát triển kinh doanh toàn diện như: 

  • Ứng dụng vào quá trình Thấu hiểu insight khách hàng, hiểu rõ bản chất của sự kết nối của khách hàng với cửa hàng.
  • Ứng dụng tác động đến hành trình khách hàng, tạo ra điểm chạm chạm khách hàng chất lượng. 
  • Ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới vào xu hướng tiếp thị tự động (Automation marketing)
  • Hỗ trợ đo lường hiệu quả chiến dịch marketing. 

Phân biệt mô hình kinh doanh D2C và B2C

Sự khác biệt chính của mô hình kinh doanh D2C và mô hình B2C là quy trình kinh doanh. Trong khi mô hình B2C phụ thuộc nhiều và nhà cung cấp, các giai đoạn phân phối,.. để cung cấp sản phẩm ra thị trường thì Mô hình D2C chịu trách nhiệm toàn bộ quy trình kinh doanh. 

Vì thế, khi thực hiện mô hình kinh doanh D2C phần lớn được áp dụng vào cửa hàng kinh doanh trực tuyến, bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử. Bởi mô hình D2C tận dụng xu hướng mua sắm online của khách hàng và khả năng kết nối trực tiếp của các nền tảng này. 

Ví dụ về các thương hiệu D2C thành công

Những thương hiệu nổi tiếng trên khắp thế giới đã nhận thức được tiềm năng của mô hình kinh doanh D2C và áp dụng chúng một cách thông minh để xây dựng sự hiện diện mạnh mẽ trên thị trường. Dưới đây là một số thương hiệu nổi bật:

  • Nike: Không còn xa lạ với thương hiệu kinh doanh sản phẩm thể thao, nhưng ít ai biết rằng để đạt được vị thế ngày hôm nay. Nike đã khéo léo sử dụng mô hình D2C vào quá trình xây dựng hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, website,... Tận dụng dữ liệu khách hàng từ các kênh bán hàng online giúp chiến lược kinh doanh toàn diện có tính ứng dụng riêng, độc quyền của hãng. 
  • Reformation: Chuyên cung cấp sản phẩm thời trang, may mặc cho phụ nữ, thương hiệu Reformation áp dụng mô hình kinh doanh D2C và thu về được khối lượng khách hàng khủng. Xây dựng và tối ưu chất liệu sản phẩm sản phẩm từ vật liệu hữu cơ hoặc có thể tái chế giúp thương hiệu này ghi điểm trong mắt người tiêu dùng nói chung. 
  • Nanit: Đơn vị cung cấp  thiết bị theo dõi giấc ngủ của em bé đòi hỏi thương hiệu này cần cẩn trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của mình. Ảnh hưởng không tốt tới trẻ nhỏ không những gặp khủng hoảng truyền thông, rủi ro kinh doanh cũng có thể xảy ra. Do đó lựa chọn mô hình D2C được xem là quyết định thông minh của thương hiệu này khi tiếp cận khách hàng và thị trường. Kết hợp cùng dịch vụ cá nhân hóa  Nanit lọt Top những thương hiệu D2C thành công trên thế giới.
  • HIMS: “Ông lớn” trong ngành mỹ phẩm, đặc biệt những dòng sản phẩm khó kinh doanh dành cho nam giới. Mô hình D2C đã giúp HIMS  tạo ra bao bì tinh tế, hoàn toàn chinh phục đối tượng khách hàng này. 
  • Away: Với mô hình D2C, Away có thể đưa ra kế hoạch tinh chỉnh chi phí sản xuất,  cho phép khách hàng dùng thử bất kỳ chiếc vali nào trong 100 ngày. Điều này giúp thương hiệu này lọt Top những thương hiệu vali uy tín trên thị trường.  

Từ những thông tin mà Bizfly cung cấp, hy vọng bạn đã hiểu được khái niệm mô hình D2C là gì, những thách thức khi triển khai mô hình kinh doanh D2C trong mỗi ngành hàng và có kế hoạch chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để phát triển mô hình kinh doanh của mình.

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly