Đứng trước những biến động lớn trong thời đại số hóa ngày nay, việc triển khai mô hình D2C có thể giúp doanh nghiệp mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu, tối ưu quản lý và điều chỉnh trạo ra nhiều trải nghiệm độc đáo cho khách hàng.
Vì vậy, lần lượt các đơn vị kinh doanh đã bắt đầu tìm hiểu về cách triển khai mô hình D2C và tinh chỉnh sao cho phù hợp với hoạt động bán hàng của mình. Mọi người có thể nghiên cứu cách thực hiện mô hình này dựa trên tài liệu nghiên cứu, cách thức hoạt động của một số thương hiệu hoặc theo bài viết mà Bizfly cung cấp dưới đây.
Mô hình D2C trở thành xu hướng kinh doanh mới hiện nay?
Những biến đổi khiến D2C nhanh chóng trở thành "mô hình kinh doanh quốc dân" bắt nguồn từ ứng dụng công nghệ, cách thức kinh doanh, xu hướng mua sắm... Những yếu tố này tạo ra sự chuyển đổi toàn diện trong quá trình doanh nghiệp/cửa hàng tiếp cận thị trường. Cũng bởi vậy, sự xuất hiện của mô hình kinh doanh D2C dần loại bỏ các tầng trung gian đảm bảo tính minh bạch và tạo điều kiện tăng cường sự tin tưởng và trung thành từ phía khách hàng, tối ưu sản phẩm và dịch vụ dựa trên phản hồi thực.
Xu hướng D2C được đánh giá tăng trưởng phát triển trong tương lai dựa trên báo cáo tại Mỹ chỉ ra rằng doanh số đơn vị thực hiện kinh doanh D2C dự kiến sẽ đạt 213 tỷ USD vào năm 2023, tăng từ mức 128 tỷ USD vào năm 2021. Một trong những lý do lớn tác động tới sự tăng trưởng này chủ yếu từ sở thích mua sắm online của khách hàng. Người tiêu dùng đã có thói quen tìm kiếm sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất với mong muốn nhận được mức giá hợp lý và trải nghiệm cá nhân hóa mà các thương hiệu này mang lại.
Với hình thức triển khai mô hình D2C vào kinh doanh, cửa hàng hoàn toàn chủ động việc kiểm soát trải nghiệm khách hàng, quản lý quy trình phát triển sản phẩm, hoạt động bán - giao hàng linh hoạt và nhiều các hoạt động thúc đẩy kinh doanh độc đáo, mới mẻ.
Nếu thực hiện cách triển khai mô hình D2C hoàn chỉnh, có khả năng mang lại lợi ích kinh doanh toàn diện cần được đảm bảo bởi nhiều yếu tố liên quan đến quản lý hệ thống bán hàng, dữ liệu chung, xây dựng cộng đồng người tiêu dùng và phương pháp áp dụng hạ tầng kỹ thuật. Cùng tìm hiểu chi tiết quy trình triển khai mô hình D2C theo thông tin dưới đây.
Kế hoạch quy hoạch và tái cấu trúc hệ thống kinh doanh khi chuyển đổi sang mô hình D2C cần được áp dụng cho cả nhân viên và khách hàng của mình. Nếu trong trường hợp bạn áp dụng ngay từ đầu khi thành lập thì công đoạn này sẽ không gặp quá nhiều rắc rối.
Quy hoạch cửa hàng theo một định hướng mới
Khi triển khai mô hình D2C, đội ngũ nhân sự trực tiếp của cửa hàng sẽ đảm nhận xử lý yêu cầu từ khách hàng. Do đó, nếu bạn đang áp dụng mô hình kinh doanh khác, bộ phận nhân viên của bạn có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trong trường hợp kể trên, thực hiện quy hoạch và tái cấu trúc hệ thống kinh doanh theo mô hình D2C cần được bắt đầu với nhiệm vụ đào tạo nhân viên chuyên sâu, để họ hiểu được những công việc cơ bản liên quan đến bán hàng, tương tác với khách hàng tốt nhất, tạo thiện cảm với người tiêu dùng. Mặt khác, bạn cũng cần truyền thông cho khách hàng nắm bắt được thông tin về hệ thống phân phối bán hàng, không có đơn vị trung gian nào cung cấp sản phẩm của bạn, tránh trường hợp bị cướp khách.
Việc áp dụng mô hình D2C cũng tương đương với việc thay đổi toàn bộ hệ thống quản lý và vận hành của doanh nghiệp, không tránh khỏi khó khăn trong sự chấp nhận thay đổi của nhân sự. Để chắc chắn hơn về hiệu quả thay đổi, người quản lý cần thực hiện điều chỉnh từ những bộ phận nhỏ bằng những yêu cầu mới trong quá trình làm việc. Rồi dần mở rộng đến các phòng ban liên quan lớn hơn và kết thúc với toàn hệ thống. Bạn có thể đầu tư vào đầu hệ thống công nghệ phù hợp, quản lý kết nối trực tuyến để tối ưu hóa quy trình kinh doanh D2C.
Theo một báo cáo gần đây, có 76% người tiêu dùng phản hồi tốt hơn với các thông điệp tiếp thị được cá nhân hóa vì chúng liên quan đến tình huống của họ nhiều hơn. Do đó, để đáp ứng tốt mong muốn này chúng ta cần hiểu được thị hiếu khách hàng thông qua quá trình thu thập và đánh giá dữ liệu kinh doanh.
Thông tin về quá trình tương tác với người tiêu dùng dàn trải tại nhiều điểm tiếp xúc khác nhau trên các kênh bán hàng, chiến dịch tiếp thị của bạn. Nếu bạn không thể kiểm soát được dữ liệu kinh doanh trên từng chiến dịch bằng phương pháp gắn mã tracking thì nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng online đa kênh. Việc hợp nhất những kênh này thành một hệ thống thu thập và đánh giá dữ liệu kinh doanh thống nhất sẽ cho phép bạn phân tích, lập kế hoạch tương tác với khách hàng trong suốt hành trình của người mua.
Triển khai mô hình D2C có thể được thực hiện trên một hay nhiều kênh bán hàng trực tuyến khác nhau, tất cả phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh và khả năng quản lý của bạn. Một số kênh nổi bật, được người dùng ưa chuộng và bạn có thể tiếp cận như: Mạng xã hội (Facebook, Instagram và Twitter,..), Thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki,..), website,.. Đây là một trong những bước quan trọng bạn cần chú ý trong quá trình thiết lập cách triển khai mô hình D2C.
Có nhiều hình thức bán hàng có thể phù hợp với mô hình D2C ngoài phương án nêu trên như mở nhượng quyền thương mại cho các đơn vị kinh doanh theo mô hình truyền thống. Mục đích ở đây là hỗ trợ khách hàng thực hiện mua sắm tốt ưu, không gặp bất kì rào cản nào khi lựa chọn phương pháp mua hàng.
Triển khai mô hình D2C có thể được thực hiện trên một hay nhiều kênh bán hàng trực tuyến khác nhau
Khi lựa chọn kênh bán hàng trong quá trình triển khai mô hình D2C bạn cần phải ưu tiên đặt nhu cầu người dùng làm tôn chỉ thực hiện. Người dùng ở đây không chỉ toàn bộ người tiêu dùng, hãy bắt đầu với tệp khách hàng mà bạn đang có. Nhận định sở thích mua sắm của họ trên từng kênh và đáp ứng đúng những mong đợi của tệp khách hàng này trước tiên. Song song, từ đối tượng khách hàng thân thiết này hãy khai thác thêm về những đặc điểm chung của đối tượng mua hàng trên từng kênh riêng biệt và tận dụng để mở rộng kinh doanh.
Bạn có thể sử dụng những phần mềm hỗ trợ như Chatbot, CRM, quản lý bán hàng online đẩy thông báo và quản lý theo cấp độ cá nhân hóa, những công cụ này sẽ giúp thông điệp mà bạn xây dựng được tùy chỉnh đúng đối tượng, nâng cao chất lượng kết nối.
Do bạn sẽ phải là người quản lý toàn bộ công việc kinh doanh khi thực hiện mô hình D2C, các phương pháp bán hàng và chuỗi cung ứng nên được chuẩn bị bởi các phương pháp cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể tham khảo:
Trong hành trình mua sắm của khách hàng, giai đoạn tìm hiểu thông tin thường được thực hiện trên website, công cụ tìm kiếm, review của chuyên gia, cập nhật đánh giá của cộng đồng người đã và đang sử dụng sản phẩm,.. Do đó, xây dựng group người tiêu dùng có mối quan tâm tới những sản phẩm mà bạn cung cấp được xem là bước kết hoàn hảo trong quy trình triển khai mô hình D2C.
Việc xây dựng hệ thống cộng đồng người tiêu dùng không những cải thiện uy tín cho cửa hàng, mà còn giúp bạn nhìn nhận được những thiếu sót còn tồn đọng trong hoạt động kinh doanh cần cải thiện. Nguyên tắc khi tạo dựng cộng đồng của riêng thương hiệu cần được đảm bảo tính phù hợp với hình ảnh cửa hàng (Thông qua nội dung, cách thức trao đổi và tiếp cận khách hàng trên mỗi nhóm).
Xây dựng group người tiêu dùng có mức độ quan tâm tới sản phẩm của bạn
Để người dùng truy cập vào một hội nhóm nào đó, cần những điều kiện sau đây:
Sau khi đã thu hút được lượng lớn người tham gia, bạn cần cung cấp nội dung thể hiện rõ giá trị về những sản phẩm của bạn cung cấp, quy trình sản xuất độc quyền để khách hàng hiểu được nguồn gốc sản phẩm, không kinh doanh dựa trên đơn vị trung gian nào khác.
Mục tiêu của bạn là gì khi triển khai mô hình D2C? Phục vụ cho hoạt động tăng doanh số bán hàng như thế nào? Tăng bao nhiêu phần trăm từ những cách thức thực hiện nào tương ứng?
Bạn cần hệ thống được toàn bộ những mục tiêu mong muốn của mình từ mục tiêu tổng và mục tiêu nhỏ hơn để thực hiện nó. Một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn bám sát quy trình thực hiện, việc quản lý tiến độ và chất lượng cũng dễ dàng hơn.
Mức giá bán của bạn sẽ tương đương với giá bán lẻ, việc định giá sản phẩm phụ thuộc vào toàn bộ quyết định của bạn. Tuy nhiên, cần nhớ rằng khi bạn định một mức giá cao cho sản phẩm thì cũng cần phải cung cấp những lợi ích và dịch vụ tương đương để tránh gây ác cảm cho khách hàng.
Trên thực tế, không phải lĩnh vực kinh doanh nào cũng áp dụng mô hình D2C này thành công. Nên mỗi doanh nghiệp trước khi bắt tay vào triển khai cần cân nhắc cẩn thận, có chiến lược phù hợp, cụ thể để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Một phần mềm quản lý bán hàng đa kênh thông minh sẽ giúp bạn có quyền kiểm soát mọi hoạt động bán hàng, tối ưu giá bán, tiếp thị, chăm sóc khách hàng,.. mang lại hiệu quả cao nhất khi áp dụng mô hình D2C.
Có nhiều phần mềm quản lý bán hàng online hiện nay có đầy đủ những tính năng quản lý vợt trội như quản lý đơn hàng, quản lý kho, kết hợp hệ thống cung cấp hỗ trợ khách hàng với tính năng live chat... Nổi bật kể đến BizShop - Công cụ quản lý bán hàng tối ưu đang được người dùng tín nhiệm cao.
Để triển khai mô hình D2C thành công, doanh nghiệp cần kết hợp giữa sự tư duy sáng tạo, kiến thức thị trường sâu rộng và khả năng thích nghi nhanh chóng. Hy vọng từ chia sẻ từ Bizfly, bạn đã biết thêm về cách triển khai của mô hình kinh doanh này và những phương án tối ưu tốt nhất.
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp