Hãy cùng Bizfly tìm hiểu xem mô hình RFM là gì ? Tại sao nó lại trở thành cánh tay phải đắc lực cho các doanh nghiệp trong việc phân nhóm đối tượng khách hàng để đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Mô hình RFM (Recency, Frequency, Monetary) là một công cụ phân loại và phân tích khách hàng dựa trên ba yếu tố chính: Recency (Tần suất mua hàng), Frequency (Tần suất mua hàng), và Monetary (Giá trị tiêu dùng). Mô hình này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi mua sắm của khách hàng và tập trung hơn vào nhóm khách hàng có tiềm năng cao nhất để giữ và phát triển.
Mô hình RFM là viết tắt của Recency (thời gian mua hàng gần nhất), Frequency (tần suất mua hàng) và Monetary (giá trị tiền mỗi lần mua hàng)
Không thể phủ nhận mô hình RFM có rất nhiều lợi ích và ưu điểm cho doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những hạn chế riêng của nó. Cùng tìm hiểu sâu hơn về ưu nhược điểm của RFM
Theo nghiên cứu của Harvard Business School cho thấy, tập trung vào nhóm khách hàng có giá trị cao dựa trên RFM có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 750% và tăng doanh thu lên đến 300%.
Sử dụng RFM để phân loại khách hàng giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực và ngân sách tiếp thị vào các nhóm khách hàng có khả năng mang lại hiệu quả cao mà không tốn quá nhiều chi phí cho tiếp thị. Theo một báo cáo từ eConsultancy, áp dụng RFM Segmentation giúp các doanh nghiệp giảm 50% chi phí tiếp thị và tăng 10-15% tỷ lệ chuyển đổi.
Mô hình RFM giúp xác định nhóm khách hàng quan trọng như Champions và Loyalists. Từ đó tăng khả năng duy trì khách hàng, một nghiên cứu từ Bain & Company cho thấy, việc tăng 5% tỷ lệ duy trì khách hàng có thể tăng 25-95% lợi nhuận doanh nghiệp.
Trong kinh doanh, nâng cao sự tương tác và sự hài lòng của khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu. RFM giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của khách hàng, từ đó cung cấp sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Từ đó tạo lấy được thiện cảm và sự tin tưởng của khách hàng.
Ưu nhược điểm của mô hình RFM đối với các doanh nghiệp
Bên cạnh rất nhiều ưu điểm mà mô hình RFM mang lại cho doanh nghiệp, cũng có một vài sai sót và hạn chế nhất định.
Trong quá trình tính toán và thực hiện phân loại nhóm một cách thủ công, các phép tính đều có thể xảy ra những lỗi sai. Bởi thực chất mô hình RFM cũng chỉ hoạt động và phân tích dựa trên 3 đặc điểm chính của hành vi tiêu dùng cơ bản của khách hàng và dữ liệu cung cấp trong quá khứ.
Vậy nên những đặc điểm rút ra từ phân tích này thường chỉ áp dụng đối với khách hàng hiện tại và chỉ mang tính chất dự đoán hành vi tiêu dùng của khách hàng trong tương lai chứ không trực tiếp tác động giúp doanh nghiệp thu hút thêm khách hàng mới.
Mô hình RFM còn có thể khiến các marketer bỏ qua lượng lớn khách hàng ở nhóm thấp mặc dù tệp khách hàng đó vẫn có tiềm năng mua hàng của doanh nghiệp bạn. Bởi mô hình RFM này không có khả năng tính toán đến các yếu tố tác động từ bên ngoài hoặc chi phối cảm xúc của người tiêu dùng như: ngày siêu sale, mã khuyến mại, mua hàng giá tốt vào các dịp lễ lớn,...
Mô hình RFM phân tích khách hàng đánh giá 3 yếu tố Recency, Frequency và Monetary. Cùng tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố này.
Recency (Thời gian mua hàng gần nhất)
Recency trong mô hình RFM là thước đo thời gian từ lần mua hàng gần nhất của khách hàng. Đây là một yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ tương tác gần nhất của khách hàng với doanh nghiệp.
Một khách hàng được xem là có giá trị cao hơn nếu lần mua hàng gần nhất của họ diễn ra gần đây hơn. Ví dụ, một khách hàng mới mua hàng trong tháng trước sẽ có mức Recency cao hơn so với một khách hàng mua hàng cách đây một năm. Qua đó doanh nghiệp
có thể dễ dàng tập trung vào việc tương tác và tiếp cận các khách hàng theo cách phù hợp, để tăng cường quan hệ và gia tăng giá trị từ mỗi khách hàng.
Recency phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau như:
Đọc thêm: 20+ cách tiếp cận khách hàng mới và hiệu quả nhất hiện nay
Frequency (Tần suất mua hàng)
Frequency đo số lần mua hàng của khách trong một khoảng thời gian nhất định, đánh giá mức độ tương tác lặp lại của khách hàng với doanh nghiệp. Một khách hàng được coi là quan trọng và có giá trị cao nếu họ mua hàng thường xuyên hơn. Ví dụ, một khách hàng mua hàng mỗi tháng sẽ có mức Frequency cao hơn so với một khách hàng chỉ mua hàng một lần trong năm.
Frequency trong mô hình RFM được sử dụng để phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau như:
Tần suất mua hàng là yếu tố quan trọng trong mô hình RFM
Một tần suất mua hàng lý tưởng tương đương với khách hàng quay lại mua hàng đều đặn là yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Khách hàng có thói quen mua sắm định kỳ không chỉ tạo ra nguồn doanh thu ổn định mà còn chứng tỏ sự hài lòng và độ trung thành của họ đối với thương hiệu hoặc cửa hàng. Việc duy trì một mức tần suất mua sắm ổn định từ phía khách hàng giúp xây dựng một mối quan hệ lâu dài và tăng cường giá trị khách hàng.
Monetary (Giá trị tiền mỗi lần mua hàng)
Trong mô hình RFM, Monetary đo giá trị tiền hoặc giá trị đơn hàng mà khách hàng đã chi tiêu cho mỗi lần mua hàng, thể hiện mức độ giá trị mà khách hàng mang lại cho doanh nghiệp. Giá trị tiền được đo bằng tổng số tiền mà khách hàng đã chi trả hoặc tổng giá trị đơn hàng mỗi lần giao dịch.
Monetary phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau:
Giá trị tiền hàng mỗi lần mua thể hiện mức giá trị khách hàng mang lại cho doanh nghiệp
RFM Segmentation là quá trình phân loại khách hàng thành các nhóm dựa trên ba yếu tố R-F-M trong mô hình RFM. Giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng và tạo ra các chiến lược tiếp thị và quản lý quan hệ khách hàng phù hợp.
Phân nhóm khách hàng theo mô hình RFM
Bằng cách phân tích RFM Segmentation, doanh nghiệp có thể tập trung xây dựng chiến lược marketing cá nhân hóa cho từng nhóm khách hàng. Nhằm giúp tăng cường quan hệ khách hàng, tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và tránh bị đánh rơi mất khách hàng quan trọng.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ sử dụng 2 trên 3 chỉ số để phân tích phân khúc khách hàng. Một ví dụ dễ hình dung đó là các nền tảng đặt xe công nghệ như Be.
Ví dụ vận dụng mô hình RFM của xe công nghệ Be
Ta thấy Be, Grab, Xanh SM đều kiếm tiền bằng cách hưởng một phần từ số tiền mà khách hàng chi tiêu như hoa hồng, phí dịch vụ. Ví dụ Be hưởng 15% giá trị cuốc xe. Như vậy thông thường doanh thu mà Be thu được trên mỗi lần khách hàng sử dụng là không nhiều, chỉ khoảng 5-10 nghìn. Đương nhiên họ sẽ không quan tâm nhiều đến chỉ số M (Monetary Value), mà chắc chắn sẽ quan tâm đến tần suất F, và thời gian sử dụng gần nhất R. => Vậy mô hình ta sử dụng sẽ là RF. Ta chia được 7 nhóm khách hàng cơ bản:
Trên đây là ví dụ sử dụng mô hình RFM chia một cách tương đối để các bạn dễ hình dung, trên thực tế với mỗi mô hình kinh doanh khác nhau thì doanh nghiệp sẽ phân loại ra các mô hình phức tạp hơn.
Với các thông tin trong bài viết trên, Bizfly tin rằng bạn và doanh nghiệp của mình đã hiểu rõ phân tích RFM là gì, các ưu nhược của mô hình này để giúp công việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn.
Bạn đã sử dụng BizCRM - Phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng chưa?
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp