Định giá động Dynamic Pricing là gì? Ưu và nhược điểm quan trọng

Thủy Nguyễn 31/08/2023

Định giá động Dynamic Pricing một phương pháp điều chỉnh giá cả theo thị trường cực kỳ linh hoạt bạn đã biết? Đây là cách để một doanh nghiệp có thể “sống” trong thời buổi biến động thị trường vô cùng phức tạp. Đặc biệt với ngành thương mại điện tử, mỗi phút mỗi giây là một cuộc chiến khốc liệt về giá cả. Sau đây, mời bạn hãy cùng Bizfly tìm hiểu vai trò và cách ứng dụng chiến lược này vào trong kinh doanh hiệu quả nhất.

Định giá động Dynamic Pricing là gì?

Chiến lược định giá dựa trên Dynamic Pricing

Chiến lược định giá dựa trên Dynamic Pricing

Trước tiên bạn hãy nhìn vào ví dụ sau đây để hiểu sơ qua về chiến lược định giá động này:

Uber là một nền tảng kỹ thuật số cung cấp dịch vụ vận chuyển cá nhân theo yêu cầu. Uber sử dụng định giá động để thích ứng với biến động của cung và cầu trên thị trường. Khi có nhiều hành khách hơn tài xế, Uber sẽ tăng giá cước bằng cách áp dụng một hệ số nhân, được gọi là surge pricing. Ví dụ: Một chuyến đi từ quận 1 đến quận 7 vào lúc 8h sáng có thể có giá 100.000 đồng, nhưng vào lúc 9h sáng có thể có giá 150.000 đồng.

Bạn có thể thấy rằng việc thay đổi cung cầu sẽ quyết định đến giá cả sản phẩm và dịch vụ được cung cấp. Trong đó, giá trị sản phẩm sẽ được cập nhật liên tục theo thời gian thực từ vài giờ cho đến và phút. Và đây được gọi là định giá động Dynamic Pricing. 

Thuật ngữ này ngày nay đang dần được chú trọng và ứng dụng nhiều hơn vào các dịch vụ mua bán trao đổi sản phẩm, đặc biệt trong ngành thương mại điện tử. Khi các nhà bán hàng luôn phải cạnh tranh với các đối thủ đến từ nhiều nguồn khác nhau dẫn đến sản phẩm thị trường biến động liên tục. Đòi hỏi nhà bán hàng thích nghi và thay đổi giá cả liên tục nếu muốn sinh lời nhưng vẫn giữ chân được người mua.

Các loại định giá động chính

Các loại định giá động thường thấy trên thị trường

Các loại định giá động thường thấy trên thị trường

Trên thực tế thì không phải tất cả các ngành hàng đều có thể áp dụng chung một công thức định giá động mà đòi hỏi từng doanh nghiệp phải nghiên cứu và chọn ra chiến lược thích hợp. Trong đó có 3 loại Dynamic Pricing thường dùng được Bizfly tổng hợp được đó là:

Định giá dựa theo thời gian

Dynamic Pricing theo thời gian là một chiến lược định giá dựa trên thời gian, nghĩa là giá của một sản phẩm hay dịch vụ sẽ thay đổi theo từng thời điểm khác nhau. Bằng các công cụ và hệ thống phân tích chuyên sâu bạn có thể điều chỉnh giá của sản phẩm theo thời gian thực để phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu.

Định giá động theo thời gian có thể áp dụng cho nhiều ngành khác nhau, như khách sạn, bán lẻ, hàng không, dịch vụ xe hơi... Một ví dụ điển hình là khách sạn có thể áp dụng giá cao hơn vào cuối tuần hay mùa du lịch, hoặc một nhà hàng có thể áp dụng giá khuyến mãi vào giờ ăn trưa. Mục đích của chiến lược này là tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách tăng hoặc giảm giá vào những thời điểm phù hợp.

Với chiến lượng định giá này sẽ có ưu điểm là thay đổi giá trị sản phẩm, dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là khó khăn trong việc dự báo doanh thu, gây bất bình cho khách hàng khi họ phải chi trả cao hơn bình bình thường. Do đó, các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng khi áp dụng chiến lược này.

Định giá theo phân khúc

Định giá động theo từng nhóm phân khúc khách hàng

Định giá động theo từng nhóm phân khúc khách hàng

Định giá theo phân khúc là một mô hình trong đó bạn thiết lập hai hoặc nhiều mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm. Chiến lược này phù hợp với những sản phẩm biến đổi giá trị tùy thuộc vào góc nhìn, nhận thức của khách hàng.

Một ví dụ là công tác bán vé ca nhạc. Tại đây, giá cả phụ thuộc vào sức hút của các nhóm nhạc tham gia, các ca sĩ có mặt, vị trí ghế ngồi và nhiều yếu tố khác. Trong đó, nhóm nhạc càng nổi tiếng, ca sĩ hàng hàng đầu, vị trí ngồi gần sân khấu sẽ là những yếu tố nâng giá vé.

Định giá theo mùa vụ

Định giá động theo mùa là một chiến lược giá mà doanh nghiệp điều chỉnh giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình theo sự thay đổi của nhu cầu và cung cấp trên thị trường tại các thời điểm khác nhau.

Một ví dụ thường thấy tại Việt Nam đó là dịp lễ Trung Thu. Tại những mùa lễ này ta thường thấy nhu cầu bánh Trung Thu tăng cực cao. Ở những ngày thường các mặt hàng bánh này khó có đầu ra, giá cả thấp, tuy nhiên khi bước vào mùa cao điểm chúng lại có giá rất cao do nhu cầu thị trường.

Những yếu tố ảnh hưởng đến Dynamic Pricing

Những nhân tốc tác tác tác động đến Dynamic Pricing

Những nhân tốc tác tác tác động đến Dynamic Pricing

Vì là một chiến lược phục thuộc rất nhiều vào tình hình thị trường, do đó mỗi một biến động nhỏ nhất điều có thể thay đổi giá cả của một sản phẩm hay dịch vụ.  Trong đó các yếu tố có thể ảnh hưởng đến định giá động Dynamic Pricing là:

  • Nhu cầu sản phẩm của thị trường: Có thể thấy nhu cầu thị trường là một biến số thay đổi liên tục tác động trực tiếp đến khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Vì vậy khi nhu cầu thị trường cao thì Dynamic Pricing có xu hướng điều chỉnh giá sản phẩm lên cao và ngược lại.
  • Nguồn cung cho thị trường: Khi mối quan hệ cung cầu mất cân bằng do sự biến động trong công tác cung ứng thì dễ dàng làm thay đổi định giá sản phẩm. Trong đó, thừa hàng thì giá cả sẽ giảm, ngược lại khan hiếm sản phẩm là điều kiện để doanh nghiệp có thể “hét giá”
  • Đối thủ cạnh tranh: Những nhóm người này thường có xu hướng hạ giá sản phẩm nhằm đẩy mạnh bán hàng và thu hút người mua. Điều này ảnh hưởng xấu đến giá cả sản phẩm, buộc doanh nghiệp của bạn phải thay đổi dựa trên chiến lược định giá động Dynamic Pricing.
  • Các yếu tố phi con người: Dịch bệnh, thiên tai luôn là những nguyên nhân bất ngờ tác động với quy mô lớn đến định giá động. Do những nguyên nhân này luôn đến không có dấu hiệu báo trước nên doanh nghiệp thường thích ứng không kịp. Vậy nên, thông qua chiến lược Dynamic Pricing sẽ nhanh chóng giúp định giá lại sản phẩm một cách nhanh chóng.
  • Ngoài ra các sự kiện báo trước như lễ hội, chiến tranh, suy thoái kinh tế cũng tác động vô cùng mạnh mẽ.

Ưu và nhược điểm của Dynamic Pricing

Ưu và nhược điểm thường thấy trong mô hình định giá động

Ưu và nhược điểm thường thấy trong mô hình định giá động

Một chiến dịch định giá luôn tồn tại những ưu và khuyết điểm cho riêng mình. Tuy nhiên, nếu bạn biết tận dụng ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm của Dynamic Pricing sẽ là một điều kiện tuyệt vời để nâng cao doanh thu.

Ưu điểm của Dynamic Pricing

Dynamic Pricing phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa người mua và người bán. Hay nói cách khác chiến lược này sẽ hướng đến việc cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp và khách hàng:

Ưu điểm đối với doanh nghiệp:

  • Nâng cao doanh thu bán hàng: Trong điều kiện thuận lợi đây có thể là một công cụ để nâng cao giá cả sản phẩm khi nguồn hàng trên thị trường ít đi. Ngược lại chiến lược này cũng có thể khiến doanh nghiệp hạ giá sản phẩm. Tuy nhiên việc giảm giá lại có thể kéo theo tăng số lượng hàng bán đi nhằm cân bằng lại doanh thu của cửa hàng.
  • Tối ưu hóa tối đa lợi nhuận: Khi cùng một sản phẩm thông thường bạn bán với một mức giá cực thấp còn đối thủ lại kinh doanh cao hơn. Lúc này định giá động Dynamic Pricing sẽ đóng vai trò cân bằng và đưa ra một mức giá có lợi cho bạn. Ví dụ: Bạn bán bánh mì 10.000 đồng, đối thủ 15.000 đồng. Sau đó bạn tăng giá lên 12.000 đồng, lúc này khách hàng nghĩ họ sẽ lời 3.000 đồng, trong khi bạn lại tăng thêm lợi nhuận là 2.000 đồng.
  • Nắm bắt tâm lý người tiêu dùng: Với Dynamic Pricing, doanh nghiệp có thể biết được nhu cầu mua sắm của khách hàng nằm ở mức nào là tốt nhất. Thông qua định giá động bạn có thể biết đâu là mức giá tối đa, đâu là mức giá tối thiểu và đâu là mức giá mà khách hàng mua nhiều nhất.

Ưu điểm tạo ra lợi ích cho khách hàng: 

  • Trường hợp nhu cầu mua giảm, doanh nghiệp có thể hạ giá để thu hút khách hàng. Đồng nghĩa, người tiêu dùng sẽ được mua hàng với giá rẻ hơn trong những đợt khuyến mãi.
  • Theo nghiên cứu, giá thấp là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trên các sàn thương mại điện tử. Định giá động là cách để doanh nghiệp tìm ra mức giá phù hợp nhất với người tiêu dùng. Nhưng đồng thời sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty. Sự cạnh tranh này là sẽ dẫn đến một cuộc chiến về giá cả và khuyến mãi có lợi cho người mua. Do vậy, định giá động thường mang lại lợi ích cho người tiêu dùng trong hầu hết các trường hợp.

Nhược điểm của Dynamic Pricing

Tác động xấu đến doanh thu: Như đã nói, cuộc chiến do Dynamic Pricing tạo ra đó là sự cạnh tranh về giá cả điều này khiến doanh nghiệp buộc hạ giá sản phẩm của mình. Đặc biệt khi các chương trình khuyến mãi được tung ra đạt đến đỉnh điểm bạn sẽ không còn nhận được lợi nhuận nữa.

Nhận những cái nhìn tiêu cực từ khách hàng: Sự thay đổi không ngừng về giá cả làm cho quá trình mua hàng của một khách hàng không được đồng nhất. Cụ thể họ mỗi lần mua lại là một mức giá khác nhau, đặc biệt với những lần phải mua với giá cao hơn sẽ ảnh hưởng xấu đến mức độ hài lòng của họ. Và một viễn cảnh không ai muốn đó chính là mất khách.

Các bước triển khai định giá động hiệu quả

Hướng triển khai mô hình định giá động

Hướng triển khai mô hình định giá động

Định giá động là một chiến lược giá linh hoạt, cho phép doanh nghiệp thay đổi giá bán của sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhu cầu của thị trường, cạnh tranh, chi phí và các yếu tố khác. Để triển khai định giá động hiệu quả, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu thương mại

Trước khi áp dụng định giá động, bạn cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh của mình, ví dụ như tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng thị phần, hay tăng khách hàng trung thành. Mục tiêu này sẽ giúp bạn lựa chọn chiến lược giá phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình.

Ví dụ, nếu bạn muốn tăng doanh thu, bạn có thể áp dụng chiến lược giá theo nhu cầu, tức là tăng giá sản phẩm khi nhu cầu cao, và giảm giá sản phẩm khi nhu cầu thấp. Nếu bạn muốn tăng thị phần, bạn có thể áp dụng chiến lược giá theo cạnh tranh, tức là điều chỉnh giá sản phẩm theo sự thay đổi của giá cạnh tranh.

Bước 2: Xây dựng quy tắc định giá

Để áp dụng định giá động, bạn cần xây dựng các quy tắc định giá dựa trên các tiêu chí như chi phí sản xuất, giá trị sản phẩm, nhu cầu thị trường, cạnh tranh, mùa vụ, hay sự kiện đặc biệt. Các quy tắc này sẽ giúp bạn điều chỉnh giá bán theo từng hoàn cảnh cụ thể.

Bước 3: Chọn chiến lược giá phù hợp

Có nhiều chiến lược giá khác nhau mà bạn có thể áp dụng trong định giá động, ví dụ như:

  • Giá theo nhu cầu: Điều chỉnh giá bán theo sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Ví dụ: Tăng giá vé máy bay vào những ngày cao điểm, hay giảm giá vé vào những ngày thấp điểm.
  • Giá theo cạnh tranh: Điều chỉnh giá bán theo sự thay đổi của giá cạnh tranh. Ví dụ: Giảm giá sản phẩm khi có đối thủ cạnh tranh bán rẻ hơn, hay tăng giá sản phẩm khi có lợi thế so với đối thủ.
  • Giá theo phân khúc: Điều chỉnh giá bán theo từng phân khúc khách hàng. Ví dụ: Tạo ra các gói sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau với các mức giá và tính năng khác nhau để phục vụ cho các nhóm khách hàng khác nhau.
  • Giá theo thời gian: Điều chỉnh giá bán theo từng khoảng thời gian. Ví dụ: Tăng giá sản phẩm vào buổi sáng khi nhu cầu cao, hay giảm giá sản phẩm vào buổi tối khi nhu cầu thấp.

Bạn nên chọn chiến lược giá phù hợp với mục tiêu kinh doanh và quy tắc định giá của mình.

Bước 4: Kết hợp sử dụng phần mềm tối ưu

BizShop phần mềm quản lý bán hàng tối ưu và hiệu quả

BizShop phần mềm quản lý bán hàng tối ưu và hiệu quả

Để triển khai định giá động hiệu quả, bạn cần có một công cụ hỗ trợ để thu thập và phân tích dữ liệu, điều chỉnh và áp dụng các quy tắc và chiến lược giá một cách tự động và nhanh chóng. Một trong những phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất hiện nay là BizShop. Đây là giải pháp toàn diện cho các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến. BizShop có những tính năng nổi bật như:

  • Tích hợp với nhiều kênh bán hàng khác nhau, từ website, fanpage, zalo, shopee, lazada, tiki, sendo, đến cửa hàng offline.
  • Quản lý kho hàng, đơn hàng, khách hàng, nhân viên, chi nhánh một cách hiệu quả và minh bạch.
  • Hỗ trợ định giá động theo các tiêu chí như chi phí, cạnh tranh, nhu cầu, thời gian, phân khúc khách hàng, hay sự kiện đặc biệt.
  • Tạo ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, điểm thưởng, hay voucher để tăng doanh số và khách hàng trung thành.
  • Tích hợp với các công cụ thanh toán, vận chuyển, marketing, hay kế toán để tối ưu hóa quy trình kinh doanh.

Với BizShop, bạn có thể áp dụng định giá động một cách dễ dàng và hiệu quả.

Bước 5: Tổng hợp và đánh giá hiệu quả

Sau khi áp dụng định giá động, bạn cần tổng hợp và đánh giá hiệu quả của chiến lược giá này. Bạn có thể sử dụng tính năng báo cáo của phần mềm quản lý bán hàng đa kênh BizShop để theo dõi và phân tích các chỉ số như doanh thu, lợi nhuận, thị phần, hay mức độ hài lòng của khách hàng. Hay so sánh hiệu quả của các chiến lược giá khác nhau để tìm ra chiến lược tối ưu nhất cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Định giá động Dynamic Pricing là một chiến lược giá hiện đại và thông minh, giúp doanh nghiệp tận dụng các cơ hội kinh doanh và tăng cường sức cạnh tranh. Để triển khai định giá động hiệu quả, bạn cần có đội ngũ giàu kinh nghiệm cũng như hệ thống vận hành chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn áp dụng định giá động cho doanh nghiệp của mình, bạn có thể tham khảo và sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh BizShop của Bizfly để được hỗ trợ tốt nhất.

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly