Tương lai của thời trang: Chiến lược marketing Luxury Brand thời kỳ hậu COVID-19

Thời trang
15:04 15/04/2021
Ngành công nghiệp thời trang đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 khi người tiêu dùng chuyển sang xu hướng chỉ mua sắm các mặt hàng cần thiết. Theo Tập đoàn Tư vấn Boston, doanh thu do ngành công nghiệp thời trang tạo ra đã giảm 1/3 trong năm 2020, tương đương với khoảng 640 tỷ USD đã bị mất.
 
Trong khi đó, nhiều thương hiệu thời trang đã phải đóng cửa hàng loạt cơ sở của mình trên khắp thế giới (H&M đóng cửa 250/5000 cửa hàng, Zara đóng cửa hơn 1000 cửa hàng,..).
Tương lai của thời trang Chiến lược marketing Luxury Brand thời kỳ hậu COVID-19
 
Trang phục là nhu cầu thiết yếu, tuy nhiên ngành công nghiệp thời trang lại thay đổi quá nhanh, thường xuyên thay đổi xu hướng, mẫu mã. Vì vậy, nhiều khách hàng không sẵn sàng mua những sản phẩm mới nhất trong bối cảnh còn đang chật vật trong công việc, thu nhập bấp bênh. Giãn cách xã hội cũng làm giảm nhu cầu ăn diện ra phố của người dân, rất ít người sẵn sàng chi tiền cho những bộ "cánh" mới chỉ để mặc ở nhà. 
 
Để đối phó với cuộc khủng hoảng này, nhiều thương hiệu thời trang đang hướng tới áp dụng các giải pháp kỹ thuật số. Ví dụ, Inditex SA đã đầu tư 3 tỷ USD để thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử của các chuỗi như Zara và Bershka. Xu hướng số hóa đang ngày  càng lan rộng trong lĩnh vực marketing ngành thời trang.
 

Chiến lược marketing ngành công nghiệp thời trang sẽ thay đổi thế nào vào năm 2021?

Các tiếp xúc vật lý bị hạn chế khiến nhiều thương hiệu thời trang phải dốc sức đầu tư cho cửa hàng trực tuyến và tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng trên không gian số.  Một cuộc khảo sát của Gartner năm 2018 cho thấy 46% các nhà bán lẻ đã lên kế hoạch triển khai các giải pháp AR hoặc VR vào năm nay.
 
Với đại dịch coronavirus dẫn đến việc đóng cửa nhiều cửa hàng bán lẻ, con số này dự kiến ​​sẽ còn tăng hơn nữa vào năm 2021. Theo Giám đốc cấp cao và Nhà phân tích Brian Manusama của Gartner, khoảng 25% công ty đang có kế hoạch triển khai công nghệ AI như chatbots trong 12 tháng tới.
 
Chatbots và các giải pháp kỹ thuật số là công cụ giúp cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa, tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh số. Trên thực tế, nhiều thương hiệu đang cung cấp các cửa hàng ảo tái hiện lại những trải nghiệm mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng. Ví dụ, Dior đã ra mắt một cửa hàng ảo với chế độ xem 360 độ. Cửa hàng này giúp khách hàng có thể đi qua toàn bộ cửa hàng, xem từng quầy hàng tương tự như bước vào một cửa hàng bán lẻ thông thường. 
 
Tương lai của thời trang Chiến lược marketing Luxury Brand thời kỳ hậu COVID-19
 
Mạng xã hội cũng đóng một vai trò to lớn trong lĩnh vực marketing ngành thời trang. Nhiều thương hiệu đã sử dụng thành công quảng cáo trả phí cho chiến dịch của họ. Quảng cáo trên mạng xã hội là một cách tuyệt vời để thúc đẩy doanh thu bán hàng - theo Jason Modemann, Giám đốc điều hành của Mawave Marketing.
 
Một yếu tố quan trọng khác là tối ưu hóa đối với mua sắm trên thiết bị di động. Ngày nay, hầu hết khách hàng đều sử dụng di động để truy cập các cửa hàng, mạng xã hội, vì vậy các thương hiệu cần đảm bảo mọi giao dịch trên điện thoại của khách hàng sẽ diễn ra trơn tru nhất có thể. 
 
Các thương hiệu không chỉ phụ thuộc vào trải nghiệm tại cửa hàng bán lẻ mà còn cần tận dụng các sự kiện online để mang sản phẩm mới đến với mọi khách hàng. Vì vậy, năm 2021 sẽ là một năm bùng nổ của livestream, event online, quảng cáo trực tuyến.
 

Các thương hiệu thời trang cần tạo sự khác biệt so với đối thủ của họ

 

Đại dịch toàn cầu này cũng đã khởi động xu hướng quần áo bền vững và giá cả phải chăng hơn. Trong khi xu hướng này đã gia tăng trong những năm gần đây, đại dịch coronavirus là một yếu tố thúc đẩy chính vì mọi người đang cảnh giác với việc tiêu tiền trong thời kỳ khủng hoảng. Đặc biệt, ngành trang sức và thời trang xa xỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp kiểm dịch đang diễn ra. 
 
"COVID-19 chắc chắn có ảnh hưởng đến ngành kinh doanh đồ trang sức với các sự kiện, bữa tiệc quy mô nhỏ hơn. Đơn giản là mọi người ít nhu cầu về đồ trang sức khi có ít đi ra ngoài” - theo Joyce Lin, một doanh nhân người Canada, người sáng lập của trang sức thương hiệu Noor Jouels. Công ty đã và đang nỗ lực xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình trong suốt đại dịch và thậm chí có thể phát triển kinh doanh mặc dù các sự kiện tiếp xúc đã giảm đáng kể.
Tương lai của thời trang Chiến lược marketing Luxury Brand thời kỳ hậu COVID-19
 
Madlen Thorwarth, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Concrete Jungle , cho biết: “Năm nay cho thấy rõ ràng rằng mọi người muốn chi số tiền họ có cho các sản phẩm bền vững được tạo ra để tồn tại lâu dài . Chắc chắn, cách tiếp cận độc đáo của việc làm đồ trang sức từ bê tông, một chất liệu thường được coi là hoàn toàn trái ngược với thời trang, dường như cũng rất hiệu quả đối với thương hiệu.
 
Tất nhiên, có nhiều cách để một thương hiệu thời trang tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và hầu hết những cách này không liên quan trực tiếp đến COVID-19. Tuy nhiên, vào năm 2021, điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với các thương hiệu thời trang là kể một câu chuyện thu hút khách hàng mua hàng của họ. Tập trung vào tính bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một cách tốt để khiến mọi người liên quan đến một thương hiệu, điều này sẽ khiến họ sẵn sàng mua hàng hơn từ thương hiệu này.
 
Một cách hay khác để có được lòng tin của người tiêu dùng trong thời kỳ đại dịch toàn cầu này là làm cho việc mua sắm an toàn hơn. Mặc dù trọng tâm chắc chắn sẽ chuyển sang mua sắm trực tuyến, nhưng các cửa hàng bán lẻ vẫn sẽ là một phần quan trọng của ngành thời trang, vì vậy điều quan trọng là phải làm cho khách hàng bán lẻ cảm thấy thoải mái khi họ ra ngoài mua sắm.
Theo Forbes
Cách tạo kịch bản chat bán quần áo trẻ em hiệu quả
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Đăng ký nhận bản tin ngay