Những lợi ích “kim cương” mà Báo Cáo - Thống Kê trên CRM mang lại cho doanh nghiệp
Đã qua rồi khoảng thời gian tính toán, thống kê, phân tích, báo cáo bằng các công cụ thủ công mất thời gian. Tính năng Báo cáo - thống kê trên CRM còn giúp doanh nghiệp lắng nghe được khách hàng nhiều hơn qua đó nâng cao trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp.
CRM giải quyết những vấn đề gì?
Doanh nghiệp luôn quan tâm tới những vấn đề tổng quan doanh thu theo quý/ tháng/ ngày để bán sát tình hình kinh doanh và hoạt động trong doanh nghiệp. Theo dõi hoạt động chi phí marketing để kiểm soát chi phí. Theo dõi sản phẩm bán tốt để có kế hoạch đẩy bán,....
Phần mềm CRM chính là nền tảng đa năng, giải quyết những vấn đề mang tính “real-time”. Doanh nghiệp có thể lập báo cáo mọi lúc mọi nơi, tùy chỉnh theo mọi kiểu báo cáo về sản phẩm, khách hàng, bộ phận trong doanh nghiệp... theo mọi mong muốn. Những dữ liệu trên CRM đều được sắp xếp trực quan dữ liệu giúp doanh nghiệp dễ dàng nhìn nhận đánh giá vấn đề.
Tại sao doanh nghiệp cần tính năng Báo cáo - thống kê trên CRM?
Tính năng Báo cáo - Thống kê trên CRM giúp doanh nghiệp có được dữ liệu Realtime, dữ liệu trực quan, dữ liệu tổng quan một cách nhanh nhất!
Theo nguồn báo cáo đáng tin cậy, chỉ riêng tính năng Báo cáo - Thống kê đã giúp tiết kiệm tới 90% thời gian chuẩn bị các báo cáo số liệu do dữ liệu đã được tự động hóa và thống kê sẵn trên các nền tảng, có thể trích xuất báo cáo trong mọi thời gian và trên tất cả các nền tảng.
Ngoài việc tiết kiệm thời gian, doanh nghiệp có thể tiết kiệm khoảng 80% chi phí cho những nhân sự vẫn đang loay hoay tính toán trên các công cụ như Excel, Google Sheet,... Giờ đây, chỉ cần 1 người cũng có thể Báo cáo những dữ liệu được thống kê một cách dễ dàng qua tính năng này trên CRM.
Báo cáo - Thống kê trên CRM đã thực sự giúp cho doanh nghiệp những gì?
1. Báo cáo tổng quan: Giúp các cấp quản lý của doanh nghiệp nắm bắt được các chỉ số quan trọng của doanh nghiệp để đưa ra các nhận định, đánh giá và định hướng một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Tùy theo mỗi ngành nghề kinh doanh hoặc theo những mô hình kinh doanh khác nhau thì báo cáo tổng quan thường sẽ có những trường dữ liệu khác nhau. Nhưng nội dung cơ bản của báo cáo tổng quan sẽ bao gồm:
-
Tổng số lượng khách hàng
-
Chăm sóc khách hàng theo nguồn khác nhau (Email, Social,...)
-
Doanh thu
-
Chi phí hoạt động
-
Giá trị trung bình trên một đơn hàng
Tuy nhiên, để có thể phân tích, đánh giá thì các báo cáo chi tiết như báo cáo khách hàng, báo cáo cuộc gọi hay các báo cáo tùy chỉnh theo ý muốn mới là cơ sở chính xác.
2. Báo cáo khách hàng: Là cơ sở dữ liệu để nhận định tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đến từ tệp khách hàng nào - khách mới hay cũ, khách hàng cá nhân hay tổ chức. Chính dữ liệu này là chìa khoá định hướng kinh doanh phù hợp theo tháng/ quý/ năm.
Báo cáo khách hàng được tạo theo các trường nội dung khác nhau, nhưng cơ bản được phân chia như sau:
-
Theo giá trị mua hàng
-
Theo sản phẩm quan tâm
-
Theo hành vi mua sắm
-
Theo nguồn truyền thông (Email, Social, Paid ADS,...)
-
Theo phễu chuyển đổi bán hàng
3. Báo cáo cuộc gọi: Giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng cuộc gọi của từng nhân sự, từ đó giúp dễ dàng cải thiện để tăng hiệu quả với đội ngũ telesale. Ngoài ra, báo cáo cuộc gọi còn giúp doanh nghiệp có thêm cơ sở để phân tích khách hàng.
Những trường nội dung của Báo cáo cuộc gọi sẽ cho biết:
-
Thống kê cuộc gọi (cuộc gọi đến/đi/nhỡ, cuộc gọi đã nghe)
-
Thời lượng trung bình của một cuộc gọi
-
Thời gian delay trung bình
-
Số cuộc gọi trung bình/khách hàng mua hàng
Theo đánh giá, đối với những ngành như: Bất động sản, bảo hiểm, nhà hàng, logistic,... thì Báo cáo cuộc gọi rất quan trọng và là một phần không thể thiếu trong CRM.
4. Báo cáo tùy chỉnh: Giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược khách hàng nhanh nhất thông qua các báo cáo sát nhất với hoạt động kinh doanh và mục tiêu báo cáo của mình. Không chỉ thế, báo cáo tùy chỉnh còn giúp tiết kiệm thời gian của nhân viên, thống nhất được các form dữ liệu và dễ dàng so sánh.
Một số báo cáo tùy chỉnh thường được các công ty lập như:
-
Báo cáo hiệu quả của từng chiến dịch quảng cáo
-
Báo cáo cá nhân theo KPI của từng người
-
Báo cáo các hoạt động nổi bật
Kết: Như vậy, với tính năng Báo cáo - Thống kê trên CRM mang lại đã giúp doanh nghiệp giải quyết “cơn khát” thiếu dữ liệu của mình. Với những lợi ích “kim cương” mà tính năng này có sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được hoạt động trong công việc của từng nhân sự, tiết kiệm thời gian và chi phí trong các kế hoạch tương lai của doanh nghiệp.