Cyber Security là gì? Vai trò, 5 loại Cyber Security mới nhất 2024

Nguyễn Hữu Dũng 14/06/2024

Khi các cuộc tấn công mạng trở nên phổ biến và tinh vi hơn cũng như mạng doanh nghiệp ngày càng phức tạp hơn, cần có nhiều giải pháp Cyber Security để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Vậy, Cyber Security là gì? Có các loại nào? Có phương pháp nào để đảm bảo an toàn cho Cyber Security hay không? Mời bạn theo dõi hết bài viết này của Bizfly để tìm kiếm câu trả lời nhé! 

Cyber Security là gì?

Cyber Security hay an ninh mạng, an ninh máy tính, bảo mật công nghệ thông tin là hoạt động bảo vệ hệ thống dữ liệu mạng máy tính, máy chủ, thiết bị di động trước các hành vi tấn công, trộm cắp gây ra những tổn hại đến phần cứng, phần mềm, dữ liệu hoặc làm chuyển hướng, gián đoạn các dịch vụ mà tổ chức, doanh nghiệp đang cung cấp.

Cyber Security là gì?
Cyber Security là gì?

Vai trò của Cyber Security trong doanh nghiệp

Cyber Security giúp bảo vệ dữ liệu, thông tin bằng cách ngăn chặn việc đánh cắp, sử dụng trái phép thông tin cá nhân, doanh nghiệp, bảo vệ dữ liệu quan trọng. 

Tiếp đó, nền tảng này sẽ giúp hạn chế thiệt hại tài chính khi có thể ngăn chặn các cuộc tấn công mạng. 

Hơn nữa, Cyber Security còn giúp bảo vệ thương hiệu, khẳng định uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác. 

Cuối cùng, Cyber Security giúp đảm bảo hệ thống máy tính và mạng hoạt động ổn định, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh liên tục.

Sự quan trọng của Cyber Security
Sự quan trọng của Cyber Security

Có những loại Cyber Security nào?

Cyber Security

Đây là hệ thống ngăn chặn sự xâm nhập trái phép từ Hacker bên ngoài và những yếu tố nguy hiểm từ bên trong. Cyber Security đảm bảo cho các thiết bị máy móc tiên tiến được cập nhật liên tục giúp cho việc quản lý diễn ra tốt hơn,ngăn chặn các mối đe dọa. 

App Security (Bảo mật ứng dụng)

Nó đảm nhận vai trò bảo vệ thiết bị tránh khỏi các cuộc tấn công, xâm nhập từ các nguồn nguy hiểm không xác định. App Security bao gồm thao tác kiểm tra và bảo vệ ứng dụng trước các lỗ hổng bảo mật có thể bị khai thác. 

Áp dụng các biện pháp: kiểm tra mã nguồn, mã hóa dữ liệu và giám sát liên tục là nhiệm vụ chính của bảo mật ứng dụng. 

Information and Data Security - Bảo mật thông tin

Information Security được các doanh nghiệp sử dụng để bảo mật thông tin của khách hàng, các dữ liệu vận chuyển, dữ liệu kinh doanh và các dữ liệu khác an toàn. 

Data Cyber Security sẽ bảo vệ tính bí mật và toàn vẹn của các dữ liệu bằng cách mã hóa dữ liệu để đảm bảo rằng người không có quyền truy cập không thể đọc dữ liệu. 

Đồng thời Data Cyber Security thực hiện kiểm soát, giới hạn quyền truy cập vào dữ liệu, chỉ cho phép những người được ủy quyền.

Phục hồi data lỗi để đảm bảo tính liên tục

Trong trường hợp data bị đánh cắp, bị lỗi, doanh nghiệp phải triển khai các giải pháp phục hồi an ninh mạng toàn diện để phục hồi data khi phát sinh sự cố, từ đó duy trì hoạt động liên tục và hạn chế thiệt hại cho mình. 

Giáo dục người dùng cuối

Giáo dục người dùng cuối đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường an ninh mạng. Nó nâng cao nhận thức của các cá nhân về tầm quan trọng của an ninh mạng, cung cấp kiến thức và kỹ năng để nhận biết và giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn. 

Nên tổ chức các chương trình đào tạo thường xuyên và chiến dịch nâng cao nhận thức và  tạo ra văn hóa an ninh mạng. Nó có thể là:

  • Truy cập email với các file liên kết không rõ nguồn gốc
  • Khi sử dụng USB không cẩn thận cũng khiến cho virus xâm nhập vào thiết bị và đánh cắp thông tin. 
  • Vô tình truy cập vào các phần mềm quảng cáo có chứa một số phần mềm độc hại khác trong đó. 
  • Trong các cuộc tấn công SQL Injection, các hacker sẽ khai thác lỗ hổng bảo mật website bằng cách chèn mã độc hại vào thanh tìm kiếm, nhằm xâm nhập và thao túng cơ sở dữ liệu.
Các loại Cyber Security phổ biến
Các loại Cyber Security phổ biến

Ưu điểm và nhược điểm của Cyber Security là gì?

Cyber Security với những ưu điểm nổi bật khiến người dùng ngày càng tin tưởng và lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa chúng không có nhược điểm. Vậy ưu - nhược điểm của Cyber Security là gì?

Ưu điểm

  • Bảo vệ toàn diện dữ liệu cá nhân, tổ chức và thông tin khách hàng
  • Ngăn chặn rủi ro bị tấn công và đánh cắp thông tin.
  • Phát hiện sớm các mối đe dọa tiềm ẩn và xây dựng hệ thống phòng thủ hiệu quả
  • Tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho công tác nghiên cứu và xử lý sự cố.

Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư cao: Việc lắp đặt và nâng cấp hệ thống Cyber Security đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn và phải có nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao.
  • Yêu cầu kỹ năng phức tạp: Muốn đánh giá rủi ro mạng và quản lý hệ thống hiệu quả đòi hỏi cá nhân có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, am hiểu công nghệ thông tin chuyên sâu.
  • Rủi ro sai sót cao: Một sai sót nhỏ trong triển khai có thể dẫn đến lỗi toàn hệ thống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và gia tăng nguy cơ tấn công.
  • Tốn thời gian: Việc thử nghiệm và rà soát an ninh mạng tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc chung.
Ưu điểm và nhược điểm của Cyber Security là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của Cyber Security là gì?

4 thách thức lớn đối với Cyber Security

Trong thời buổi công nghệ số bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay cũng sẽ đặt ra nhiều thách thức lớn đối với Cyber Security như: 

Các cuộc tấn công an ninh mạng ngày càng tinh vi hơn

Sự xuất hiện của các công nghệ tiên tiến tuy đem lại rất nhiều lợi ích cho người dùng nhưng không loại trừ việc tạo ra cơ hội để các hacker thực hiện các thủ đoạn tinh vi hơn để đánh cắp dữ liệu. 

Ví dụ, chỉ cần nghe 1 cuộc điện thoại bạn đã có thể mất số tiền lớn trong tài khoản hay hacker gửi email giả mạo từ các tổ chức đáng tin cậy như ngân hàng, công ty thẻ tín dụng, thậm chí là cơ quan pháp quyền nhà nước như Bộ Công An để đánh lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân hoặc nhấp vào các liên kết độc hại. 

Khi đó, thách thức lớn đặt ra cho các doanh nghiệp là phải liên tục tìm hiểu và cập nhật những thay đổi trong hành vi tấn công của hacker, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ với hệ thống bảo mật còn yếu kém. 

Các hành vi lừa đảo

Các hành vi lừa đảo hiện nay phổ biến qua việc gửi email. Các hacker sẽ thực hiện các cuộc gọi lừa đảo bằng deepfake, giả giọng uy tín,... để người dùng tin tưởng và click vào đó. 

Lúc này, hacker thực hiện hành vi xâm nhập vào hệ thống để đánh cắp các dữ liệu nhạy cảm của người dùng như: thông tin đăng nhập, tài khoản tín dụng,… 

Do đó, bạn phải thật cảnh giác để tự bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân. Khuyến khích bạn nên sử dụng các công nghệ lọc email độc hại để hạn chế các rủi ro bảo mật. 

Ransomware

Ransomware là một loại phần mềm độc hại mã hóa dữ liệu của nạn nhân và yêu cầu tiền chuộc để giải mã. Kẻ tấn công có thể nhắm mục tiêu vào cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức, gây ra thiệt hại về tài chính và gián đoạn hoạt động. 

Cách thức hoạt động của Ransomware: Lây nhiễm qua các email lừa đảo, mã hóa các tệp quan trọng của nạn nhân, khiến họ không thể truy cập,...

Điển hình vào năm 2021, LockBit đã được sử dụng trong một số vụ tấn công ransomware cao cấp, tấn công vào nhà sản xuất chip Acer vào năm 2021. Kẻ tấn công đã yêu cầu khoản tiền chuộc lên tới hàng triệu USD để giải mã dữ liệu.

Social engineering

Social Engineering được hiểu là tấn công phi kỹ thuật, là chiến thuật tinh vi do các đối tượng xấu thực hiện để lấy thông tin của bạn. 

Sau khi khai thác được thông tin, chúng sẽ dùng các mục đích riêng như: đe dọa, tống tiền, đe dọa, lấy quyền truy cập vào dữ liệu bí mật của doanh nghiệp,… 

Social Engineering sẽ được kết hợp thực hiện cùng với các hành vi này qua việc khiến người dùng click vào liên kết hoặc tải xuống các phần mềm độc hại, không an toàn,…

4 thách thức lớn đối với Cyber Security
4 thách thức lớn đối với Cyber Security

Các phương pháp đảm bảo an toàn cho Cyber Security doanh nghiệp

Sự đe dọa về an ninh mạng là vấn đề rất quan trọng trong bối cảnh công nghệ số hiện đại như hiện nay. Vì vậy bạn cần nắm các biện pháp bảo vệ Cyber Security sau đây để tránh khỏi các rủi ro đó: 

  • Áp dụng các phần mềm diệt virus và các giải pháp an ninh tương tự. Có thể sử dụng hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS) và hệ thống ngăn chặn xâm nhập (IPS) hoặc cài đặt phần mềm chống virus, anti-malware và firewall để phát hiện và ngăn chặn phần mềm độc hại, tấn công mạng.
  • Sử dụng mật khẩu phức tạp, khó đoán: Mật khẩu nên có có ít nhất 12 ký tự, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Tránh sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau. Thay đổi mật khẩu thường xuyên, ít nhất 3 tháng một lần
  • Tuyệt đối không tùy tiện mở các tệp đính kèm không rõ ràng từ email: Di chuột qua liên kết để xem địa chỉ đích thực trước khi nhấp hoặc quét tệp đính kèm bằng phần mềm diệt virus trước khi mở
  • Hạn chế kết nối wifi ở công cộng để tránh tạo cơ hội cho các đối tượng tấn công dữ liệu của bạn:Sử dụng VPN khi kết nối wifi công cộng để mã hóa dữ liệu truyền tải.
Các phương pháp đảm bảo an toàn cho Cyber Security
Các phương pháp đảm bảo an toàn cho Cyber Security

Xu hướng Cyber Security 2024

Các xu hướng Cyber Security trong năm 2024 được dự đoán sẽ tập trung vào những điểm sau:

Bảo mật AI

Sự phát triển của AI ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh mạng, bao gồm cả khía cạnh tấn công và phòng ngừa. Về mặt tấn công, các tác nhân đe dọa mạng đã sử dụng các công cụ như Chat GPT để tăng cường và hợp lý hóa các cuộc tấn công mạng, góp phần làm gia tăng đáng kể các cuộc tấn công trên diện rộng hàng năm.

Nền tảng tường lửa thế hệ mới

Các tổ chức đang áp dụng nền tảng tích hợp các loại tường lửa vào một kiến trúc bảo mật thống nhất, quản lý tập trung. Nó cho phép các tổ chức triển khai các giải pháp tường lửa phù hợp với môi trường cụ thể. Đồng thời đảm bảo giám sát, quản trị và thực thi chính sách tập trung trên toàn bộ cơ sở hạ tầng của họ.

CNAPP

Gartner đã đặt ra thuật ngữ Nền tảng bảo vệ ứng dụng gốc trên nền tảng đám mây (CNAPP) để mô tả các giải pháp bảo mật nhằm hợp nhất các khả năng đa dạng cần thiết để bảo mật ứng dụng đám mây thành một giải pháp thống nhất. 

Việc tích hợp nhiều tính năng này vào một giải pháp và bảng thông tin duy nhất sẽ hỗ trợ chống lại tình trạng mở rộng bảo mật trên đám mây, trao quyền cho các nhóm bảo mật giám sát, quản trị và bảo vệ các ứng dụng dựa trên đám mây của họ.

Trung tâm dữ liệu kết hợp

Trong khi một số tổ chức đã di chuyển hoàn toàn trung tâm dữ liệu của họ sang đám mây, những tổ chức khác đã áp dụng điện toán đám mây để nâng cao trung tâm dữ liệu tại chỗ của họ. Trung tâm dữ liệu sử dụng khả năng điều phối, cho phép di chuyển liền mạch dữ liệu và ứng dụng giữa cơ sở hạ tầng tại chỗ và cơ sở hạ tầng trên nền tảng đám mây theo yêu cầu qua mạng.

Bảo vệ toàn diện

Các tác nhân đe dọa mạng có khả năng khai thác các lỗ hổng trong các điểm cuối thiết bị di động, hệ thống IoT và cơ sở hạ tầng làm việc từ xa. Sự phức tạp ngày càng tăng trong việc giám sát và bảo mật vô số hệ thống làm tăng khả năng cấp cho kẻ tấn công quyền truy cập vào hệ thống của họ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Cyber Security là gì mà Bizfly đã chia sẻ cho bạn. Hãy nhớ rằng, công nghệ số là con dao hai lưỡi, nó có thể giúp cho cuộc sống con người trở nên thuận tiện, đơn giản hơn nhưng cũng chính nó sẽ khiến cho cuộc sống của bạn phức tạp hơn nếu bị đánh cắp dữ liệu. 

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly