FMCG là gì? Tất cả thông tin mà bạn cần biết về ngành FMCG

Thủy Nguyễn 14/05/2024

Ngành FMCG đang có sự thay đổi và tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Đặc biệt thu hút số lượng lớn người kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ tại thị trường Việt Nam. Vậy FMCG là gì? Đặc điểm chung của ngành này ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây của Bizfly để biết thêm thông tin. 

FMCG là gì?

FMCG viết tắt của cụm từ Fast Moving Consumer Goods, được hiểu là hàng tiêu dùng nhanh. Đây là ngành công nghiệp chuyên sản xuất và phân phối các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày như: Đồ ăn nhanh, đồ uống đóng chai, dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng,... Một số tập đoàn lớn đang là “hình mẫu” đại diện cho ngành FMCG đó là: Unilever, L’Oréal, P&G, Vinamilk,...

Ngoài ra, FMCG còn có tên gọi khác là CPG viết tắt của từ Consumer Packaged Goods dịch là hàng tiêu dùng đóng gói. Với số lượng tiêu dùng cao, sức bán mạnh mẽ, doanh thu của ngành hàng này siêu khủng bởi khả năng sản xuất nhanh cùng số lượng lớn, chi phí hợp lý mà nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng rất cao. 

Một số mặt hàng như: Văn phòng phẩm, sản phẩm dược liệu, đồ điện tử cũng được xếp vào nhóm hàng tiêu dùng nhanh. Chúng được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, bán lẻ trên khắp thế giới. 

 Fast Moving Consumer Goods được hiểu là hàng tiêu dùng nhanh
Fast Moving Consumer Goods được hiểu là hàng tiêu dùng nhanh

Đặc điểm chung của ngành FMCG

Hiểu được FMCG là gì, bạn hãy đọc tiếp thông tin để nắm được các đặc điểm chung của ngành này đối với người kinh doanh và người tiêu dùng sẽ ra sao:

Đối với nhà kinh doanh 

  • Doanh thu cao

Ngành FMCG thường đạt được số bán hàng lớn hơn so với các ngành sản phẩm khác bởi chúng có khả năng được người tiêu dùng mua và sử dụng thường xuyên. Với tần suất mua hàng lớn như vậy, các đơn vị bán sản phẩm được số lượng nhiều, đem lại doanh thu cao, lợi nhuận khủng. 

  • Phân phối rộng rãi

Vì tệp khách hàng lớn, nhu cầu cao mà chi phí lại hợp lý, do đó các mặt hàng ngành FMCG được phân phối rộng rãi tại nhiều khu vực, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn nữa. 

  • Độ bền chưa cao

Bởi đặc tính của hàng hóa FMCG thường có hạn sử dụng ngắn, không bảo quản trong thời gian quá dài nên nhìn chung, các mặt hàng này có độ bền chưa cao, nhà bán hàng có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn. 

  • Sự nhất quán về sản phẩm

Ngành hàng FMCG này thường có những tiêu chuẩn về hình thức, màu sắc, kích cỡ và giá cả. Chẳng hạn như các sản phẩm kem đánh răng thường được sản xuất cùng một kích cỡ và dung tích bằng nhau. 

Một số đặc điểm chung của ngành FMCG mà bạn cần biết
Một số đặc điểm chung của ngành FMCG mà bạn cần biết

Đối với người tiêu dùng

  • Tính tiện lợi cao

Bởi các mặt hàng này rất phổ thông nên thường có sẵn tại nhiều cửa hàng và siêu thị trên khắp cả nước, khách hàng có thể tìm mua nhanh chóng và dễ dàng ở bất cứ đâu. 

  • Sử dụng thường xuyên 

Hầu hết, fast moving consumer goods (nhóm sản phẩm tiêu dùng nhanh) được sử dụng thường xuyên, có thể là hàng ngày hoặc hàng tuần. Ví dụ, với người bận rộn, việc mua đồ ăn nhanh và đồ uống ở ngoài là thường xuyên. 

  • Giá thành hợp lý

Thông thường, các sản phẩm FMCG sẽ có giá hợp lý thậm chí là thấp hơn so với nhóm các sản phẩm khác. Rất phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, ai cũng có thể mua sắm và sử dụng. 

Phân loại sản phẩm ngành FMCG hiện nay

Hiện nay, trên thị trường ngành hàng FMCG cung cấp đa dạng các mặt hàng, từ thực phẩm, đồ ăn nhanh, nước uống đến các dược phẩm, đồ dùng hàng ngày. Dưới đây là phân loại các sản phẩm chủ chốt của ngành hàng này:

Chăm sóc gia đình

Hầu hết, trong ngành này, các sản phẩm chăm sóc gia đình được sản xuất và phân phối phù hợp với nhu cầu sử dụng hàng ngày của gia đình, có hạn sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Một số sản phẩm nổi bật gia đình có thể lựa chọn sử dụng như:

  • Nước rửa bát
  • Kem đánh răng
  • Các loại nước lau sàn
  • Xà phòng tắm
  • Chất tẩy nhà vệ sinh,...

Thực phẩm và đồ uống (F&B)

Nhóm này đa dạng các sản phẩm nhưng thường có hạn sử dụng ngắn, được chia thành các nhóm như dưới đây:

  • Thực phẩm chế biến đa dạng, tiện lợi như: Mì ăn liền, các loại hạt, ngũ cốc,...
  • Chế phẩm từ sữa như: Sữa chua, bơ, phô mai, kem, sữa đặc,...
  • Đồ ăn nhanh như: Cơm hộp, cơm nắm, cơm cuộn, thịt xông khói, chả chín,...
  • Đồ uống như: Trà, cà phê, nước ngọt đóng chai, nước đóng gói tiện lợi.
  • Hoa quả tươi: Trái cây, rau củ quả, hạn sử dụng khoảng 2-3 ngày.
  • Thực phẩm khô như: Củ quả sấy, hạt, thịt khô,...
  • Thực phẩm đông lạnh như: Hải sản, các loại thịt đông lạnh,...
Nhóm thực phẩm và đồ uống thuộc ngành FMCG
Nhóm thực phẩm và đồ uống thuộc ngành FMCG

Chăm sóc cá nhân

Các sản phẩm này thường hướng đến chăm sóc cơ thể, da, tóc, body hoặc sản phẩm vệ sinh hàng ngày. Các sản phẩm được lựa chọn sử dụng nhiều như:

  • Các sản phẩm dưỡng da như: Kem dưỡng ẩm, serum, mặt nạ,...
  • Các dòng mỹ phẩm như: Kem nền, kem che khuyết điểm, son môi,...
  • Sản phẩm chăm sóc tóc mọi người thường xuyên sử dụng như: Dầu gội, dầu ủ, dầu xả, serum dưỡng tóc,...
  • Một số sản phẩm chăm sóc răng miệng như: Kem đánh răng, nước súc miệng,... 
  • Sản phẩm chăm sóc em bé như: Kem chống hăm, sữa tắm dịu nhẹ, dầu mát xa,...

Chăm sóc sức khỏe

Nhóm sản phẩm chăm sóc sức khỏe này thường bao gồm các loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ mà người tiêu dùng có thể mua tại các hiệu thuốc mà không cần sự chỉ định của bác sĩ.

Sự khác biệt giữa ngành FMCG và Retail, CPG

Dưới đây là sự so sánh về ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), ngành bán lẻ (Retail) và hàng tiêu dùng đóng gói (CPG): 

FMCG

Retail

CPG

- Là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Phát triển đa dạng sản phẩm ra thị trường.  

- Tập trung vào các kênh phân phối như: Đại lý, siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ. 


 

- Là ngành hàng tập trung trực tiếp vào khách hàng, người mua sản phẩm trực tiếp. 

- Là ngành hàng tiêu dùng gói (phân khúc nhỏ hơn FMCG). 

- Tập trung vào nhóm khách hàng lâu dài, bền bỉ. 

 

Xu hướng phát triển FMCG tại Việt Nam

Ngành hàng này ở thị trường Việt Nam đang phát triển với tốc độ chóng mặt, doanh nghiệp hãy nắm bắt các xu hướng sau để thúc đẩy thị trường tốt hơn.

Xu hướng ngành hàng FMCG tại thị trường Việt Nam
Xu hướng ngành hàng FMCG tại thị trường Việt Nam
  • Xây dựng thương hiệu riêng

Số lượng các thương hiệu lớn, các local brand vừa và nhỏ đều tăng mạnh, đặc biệt, nó mang lại nguồn doanh thu tốt và ổn định. Theo các nguồn khảo sát, người tiêu dùng thường lựa chọn sản phẩm của các thương hiệu mang màu sắc đặc trưng và độc đáo nên đây là xu hướng hấp dẫn mà bạn có thể cân nhắc. 

  • Nhu cầu về sản phẩm chăm sóc sức khỏe

Sức khỏe luôn là chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm nhất. Do đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chức năng, vitamin, sản phẩm thuốc bổ để bắt đầu kinh doanh với ngành hàng FMCG. 

  • Cá nhân hóa

Ngành FMCG được coi là một ngành mạnh nhất tại Việt Nam hiện nay, đòi hỏi doanh nghiệp cá nhân hóa nhu cầu của khách hàng để đưa ra sản phẩm phù hợp. Vì vậy doanh nghiệp hãy nắm bắt xu hướng này để kinh doanh chính xác, hiệu quả. 

Ứng dụng phần mềm hỗ trợ để cá nhân hóa sản phẩm, dịch vụ và gia tăng trải nghiệm mua sắm. CRM hỗ trợ tổng hợp thông tin chi tiết khách hàng trên đa kênh, nhằm đưa ra phân tích giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nhân lực khi kinh doanh ngành hàng FMCG.

Xem thêm: BizCRM - Phần mềm quản lý và khai thác khách hàng cho doanh nghiệp

  • Sản phẩm thân thiện với môi trường

Xu hướng này xuất phát từ việc khách hàng ngày càng quan tâm đến xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người tiêu dùng. Như vậy, để lấy được thiện cảm của khách hàng, doanh nghiệp có thể hướng tới yếu tố này bằng cách thiết kế sản phẩm, bao bì,... bằng chất liệu thân thiện, bảo vệ môi trường. 

Bài viết trên của Bizfly đã làm rõ thông tin FMCG là gì? Đặc điểm và phân loại các loại sản phẩm cho ngành hàng FMCG trên thị trường hiện nay mà bạn cần biết, hy vọng bạn có thêm nhiều góc nhìn về đặc thù của ngành này.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly