Giá thiết kế ứng dụng là bao nhiêu và cách ước tính chi phí làm ứng dụng như thế nào là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay? Trong bài viết dưới đây, Bizfly sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.
Một khảo sát vào năm 2017 của Clutch với 102 công ty phát triển ứng dụng đã cho biết: Chi phí để tạo ra một ứng dụng đối với một công ty phát triển thay đổi tùy theo tính năng, độ phức tạp của ứng dụng và loại công ty được tuyển dụng. Theo đó, chi phí cho một dự án ứng dụng tối thiểu trung bình từ $5.000 - $10.000. Tuy nhiên, giá thực tế có thể cao hơn đáng kể so với con số trên.
Quy mô dự án phát triển ứng dụng tối thiểu trung bình (Khảo sát của Clutch năm 2017)
Tại Việt Nam, theo Bizfly App tham khảo thì thị trường phát triển ứng dụng chia làm 3 loại giá khác nhau:
Những loại ứng dụng giá rẻ thường có nhiều hạn chế về giao diện cũng như các tính năng hoặc quản trị. Ứng dụng này thường chỉ bao gồm phần giao diện cơ bản, nếu có thể tuỳ chỉnh được thì cũng rất hạn chế, và một số tính năng cơ bản phải có như: đăng nhập, liên kết mạng xã hôi, email subscriptions,... Ngoài ra, Ứng dụng giá rẻ thường không có kết nối API, hệ thống backend. Nhìn chung các tính năng và giao diện sơ sài.
Điểm nổi bật của những ứng dụng loại này đó là mức giá khá rẻ so với mặt bằng chung, chi phí có thể dao động từ khoảng 20 - 80 triệu đồng. Thời gian hoàn thành ứng dụng cũng khá nhanh, thường dưới 400 giờ để hoàn thành.
Ứng dụng trung bình thường được thiết kế theo yêu cầu, có giao diện tùy ý, kết nối API, tương thích với nhiều thiết bị và máy tính bảng, tích hợp nhiều chức năng hơn so với ứng dụng giá rẻ như thông báo đẩy, quản trị, thanh toán online,...Mức giá ứng dụng trung bình có chi phí dao động từ 100 - 300 triệu đồng, và mất từ 500 đến 800 giờ để hoàn thành.
Ứng dụng cao cấp thường được cung cấp bởi những công ty có nhiều kinh nghiệm về lập trình ứng dụng. Ứng dụng sẽ có giao diện UI/UX được thiết kế riêng theo yêu cầu, hỗ trợ đa ngôn ngữ, vận hành tốt trên nhiều thiết bị và phù hợp nhiều kích thước màn hình khác nhau. Các tính năng của ứng dụng hoàn toàn theo yêu cầu của khách hàng từ số lượng cho đến độ phức tạp như: Thông báo đẩy, xếp hạng và đánh giá, cổng thông tin điện tử, quản lý hiệu suất, tích hợp bên thứ ba, chức năng thời gian thực (real-time) liên kết với Database,v.v... Ngoài ra, những nhà phát triển ứng dụng thường sử dụng hệ thống máy chủ mạnh, có trình độ lập trình và bảo mật dữ liệu cao.
Đổi lại, giá thiết kế ứng dụng loại này thường trên 300 triệu tùy theo những yêu cầu của khách hàng. Thời gian hoàn thành từ 800 đến 1500 giờ.
Một ứng dụng cao cấp với nhiều tính năng theo yêu cầu sẽ có mức giá cao hơn so với ứng dụng thông thường
Ngoài việc phân chia theo ba phân khúc như ở phía trên, giá thiết kế ứng dụng có thể được phân chia thành loại dịch vụ mà khách hàng triển khai. Ví dụ dưới đây là mức giá tối thiểu để phát triển một số ứng dụng thường gặp được Bizfly tổng hợp:
Có thể bạn quan tâm: 25 công ty thiết kế app mobile chuyên nghiệp nhất Việt Nam [2023]
Dưới đây là những tiêu chí giúp bạn có thể định mức được giá của thiết kế ứng dụng.
Đơn vị thiết kế mang tính quyết định không nhỏ tới mức giá của thiết kế ứng dụng. Một doanh nghiệp có uy tín, kinh nghiệm phát triển ứng dụng có thể có giá dịch vụ cao hơn so với một công ty mới vào ngành. Tuy nhiên, đi kèm với mức giá cao hơn là chất lượng sản phẩm tốt và tương xứng với giá tiền bạn bỏ ra.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá làm ứng dụng là công ty được thuê làm ứng dụng
Bạn cần hiểu bản chất và phân loại các loại ứng dụng khi làm ứng dụng. Chi phí thiết kế và duy trì ứng dụng của bạn có thể có giá khác nhau tùy theo loại ứng dụng mà bạn chọn lựa. Ví dụ: Web App, Native App, Hybrid/Cross-Platform App,...
Một yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá thiết kế ứng dụng là tính năng của nó. Các tính năng của ứng dụng hầu như là không giới hạn, nếu bạn lựa chọn ứng dụng có tính năng đơn giản thì có thể được xây dựng nhanh chóng với chi phí thấp. Ứng dụng có nhiều tính năng phức tạp thì cần nhiều thời gian để phát triển và đầu tư nhiều nhân sự cũng như chất xám.
Hiểu đơn giản là khi bạn thêm các tính năng khác thì sẽ cần thiết kế thêm nhiều màn hình giao diện hơn cho tính năng đó, từ đó cần thời gian thiết kế lâu hơn hoặc nhiều người làm hơn để hoàn thiện. Do đó giá viết ứng dụng cũng tăng lên.
Ví dụ về một số tính năng của ứng dụng như: Thông báo đẩy (Push Notifications), xếp hạng - đánh giá (Ratings & Reviews), Native Integration, Cổng thông tin điện tử,...
Giá thiết kế ứng dụng bị ảnh hưởng khá nhiều bởi các loại hình ứng dụng được triển khai. Mỗi một loại hình như: Ứng dụng thương mại điện tử, ứng dụng cộng đồng, ứng dụng quản lý chuỗi, ứng dụng IOT, ứng dụng quản lý dữ liệu hay ứng dụng theo yêu cầu khách hàng sẽ có các mức giá thiết kế khác nhau.
Bên cạnh đó, dựa theo quy mô phát triển của từng loại hình ứng dụng cũng có thể xác định mức giá của ứng dụng. Ví dụ các ứng dụng sử dụng nhiều tính năng như IOT và quản lý chuỗi sẽ có mức giá cao và ứng dụng quản lý dữ liệu có mức giá thấp nhất.
Khi xây dựng một ứng dụng dành cho thiết bị di động, bạn có thể chọn lựa giữa hai nền tảng thiết kế phổ biến iOS và Android. Tất nhiên lý tưởng nhất sẽ là tạo ra một ứng dụng cho cả hai nền tảng cùng một lúc. Tuy nhiên nếu hạn chế về ngân sách, bạn nên chọn thiết kế ứng dụng trên nền tảng nào mà khách hàng mục tiêu của bạn tập trung sử dụng nhiều nhất.
Theo báo cáo “Điện thoại và ứng dụng di động Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020” của Appota, tại thị trường di động Việt Nam, Android đang chiếm ưu thế hơn với hơn 60% thị phần. Tỉ lệ này ở trên thế giới là 74,4%. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tỉ lệ này sẽ còn gia tăng, khi thị trường điện thoại giá rẻ khá hấp dẫn và ngày càng nhiều các thương hiệu điện thoại chạy hệ điều hành android tham gia.
iOS và Android - 2 nền tảng phổ biến nhất cho ứng dụng di động
Phí duy trì ứng dụng bao gồm các chi phí dành cho việc sửa, vá lỗi ứng dụng, bổ sung tính năng mới, nâng cấp, cập nhật phiên bản,vv.. Chi phí duy trì ứng dụng cũng lệ thuộc vào mức độ phức tạp của các tính năng của ứng dụng.
Chi phí thiết kế ứng dụng phụ thuộc vào thời gian thiết kế (số giờ công bỏ ra để làm ứng dụng đó). Ứng dụng iOS có thể được xây dựng nhanh hơn khoảng 40% so với ứng dụng Android. Độ phức tạp của tính năng cũng sẽ khiến thời gian phát triển lâu hơn.
Chi phí chính của việc làm ứng dụng thường được xác định dựa trên tính năng và chức năng. Để đảm bảo ngân sách phát triển ứng dụng, bạn nên cân đối giữa những tính năng thực sự cần thiết, tránh việc chi phí bị đội giá quá cao so với dự tính ban đầu. Bạn có thể sử dụng công thức ước tính chi phí thiết kế ứng dụng như sau:
Giá làm ứng dụng = Tổng thời gian thiết kế + Chi phí cho mỗi giờ
Trước khi bắt đầu, các công ty làm ứng dụng thường tính toán sơ bộ về chi phí theo công thức trên và lên danh sách các nhân sự thực hiện. Nếu thời gian phát triển tăng lên do các yếu tố từ yêu cầu khách hàng, giá làm ứng dụng cũng tăng theo. Người ta ước tính rằng chi phí trung bình để tạo ra một ứng dụng là 12$/giờ, tương ứng với khoảng 1000 giờ trong cả quá trình sản xuất, thiết kế và lập trình ứng dụng.
Tuy nhiên ước tính ban đầu không phải lúc nào cũng chuẩn, các công ty làm ứng dụng có thể chuẩn bị quy trình sơ sài hoặc ước tính không trung thực. Ngoài ra việc thiếu kinh nghiệm triển khai khiến chi phí khi làm thực tế đội cao hơn nhiều so với giá ban đầu.
Xác định giá thiết kế ứng dụng giúp doanh nghiệp cân đối được ngân sách và tối ưu chi phí
Nhìn chung, giá thiết kế một ứng dụng có thể dao động trong khoảng từ vài chục triệu cho đến hàng tỉ đồng. Chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ của đơn vị thiết kế và tính năng cũng như độ hoàn thiện của sản phẩm. Tuy vậy, bạn vẫn có thể ước tính được giá sơ bộ cho dự án của mình dựa trên kế hoạch và mức giá đề xuất cho từng tính năng bổ sung của đơn vị mà mình phối hợp thực hiện.
Nếu bạn đang có dự định thuê một đơn vị làm ứng dụng mobile, nhưng không biết lựa chọn công ty nào có uy tín, kinh nghiệm. Bạn có thể liên hệ dịch vụ thiết kế app của Bizfly theo số điện thoại 1900 63 64 65, chúng tôi sẽ tư vấn hoàn toàn miễn phí cho bạn.
Bizfly sẽ giúp hiểu và nắm rõ quy trình thiết kế một ứng dụng chuyên nghiệp như thế nào, tư vấn những vấn đề và giải pháp khi triển khai ứng dụng cho từng ngành nghề riêng biệt, và giúp khách hàng lựa chọn mức giá phù hợp, tối ưu cho từng tính năng theo yêu cầu từ đơn giản tới phức tạp.