Lý thuyết vòng tròn vàng của Simon Sinek là một khái niệm kinh điển, trở thành chìa khoá thành công của nhiều doanh nghiệp. Vậy câu chuyện của nó là gì và tại sao một vòng tròn lại có thể giải quyết được mọi vấn đề, hãy cùng Bizfly tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vòng tròn vàng (tiếng anh: Golden Circle) là khái niệm được giới thiệu bởi Simon Sinek - một diễn giả nổi tiếng về lãnh đạo và tư duy chiến lược. Vòng tròn vàng là một cách để hiểu và áp dụng cách tiếp cận độc đáo trong việc xác định mục tiêu, tạo động lực giao tiếp hiệu quả.
Vòng tròn vàng bao gồm ba lớp, mỗi lớp đại diện cho một câu hỏi cốt lõi:
Lý thuyết vòng tròn vàng của Simon Sinek không phải là một phương pháp giải quyết vấn đề cụ thể. Thay vào đó, nó là một mô hình tư duy chiến lược để xác định mục tiêu, tạo động lực và giao tiếp hiệu quả cho doanh nghiệp.
Vòng tròn vàng giúp tạo ra cách tiếp cận tập trung vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Bằng cách bắt đầu với câu hỏi "Tại sao?" và diễn giải ý nghĩa của thương hiệu, người sử dụng vòng tròn vàng có thể xác định rõ ràng mục tiêu của mình. Điều này giúp họ tạo ra sự khác biệt trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
Yếu tố "Why" là thông điệp quan trọng nhất của mô hình, tạo nên mục đích và ý nghĩa của doanh nghiệp. Yếu tố này đặt câu hỏi về lý do tồn tại của doanh nghiệp, không chỉ đơn giản là kiếm lợi nhuận, mà còn là nền tảng vững chắc để xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh.
Nó đại diện cho giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp tin tưởng. Bao gồm những nguyên tắc không thể bỏ qua trong quá trình ra quyết định. Giá trị cốt lõi xác định đạo đức, tư duy và hành vi của doanh nghiệp.
Mặt khác, yếu tố này cũng cung cấp động lực và sự thúc đẩy trong công việc. Nó truyền cảm hứng để mỗi nhân sự vượt qua khó khăn và thách thức trên hành trình của mình.
“Why là mục đích cao cả đầy hấp dẫn đã truyền cảm hứng cho chúng ta và đóng vai trò là nguồn gốc của mọi việc chúng ta làm”- Simon Sinek
Yếu tố "How" liên quan đến cách doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện công việc để đạt mục tiêu kinh doanh. Nó liên quan đến quy trình, phương pháp mà họ sử dụng để thực hiện sứ mệnh, bao gồm các quy trình nội bộ, quy trình làm việc…
Yếu tố này còn đại diện cho những điểm đặc biệt của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động của họ như sự sáng tạo, chất lượng, dịch vụ khách hàng…. Đồng thời, nó cũng liên quan đến phong cách và văn hóa của doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở cách tiếp cận với nhân viên, đối tác và khách hàng. Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự tương tác của doanh nghiệp với nhiều đối tượng khác nhau.
“How Để các giá trị hoặc nguyên tắc chỉ đạo thực sự có hiệu quả, chúng phải là động từ. Đó không phải là 'chính trực' mà là 'luôn làm điều đúng đắn'. Đó không phải là 'đổi mới' mà là 'nhìn vấn đề từ một góc độ khác'”- Simon Sinek
Nhiều lý thuyết cổ điển cho rằng, quá trình ra quyết định dựa trên lý trí, không phải cảm xúc. Vì vậy, các chương trình quảng cáo thường trả lời câu hỏi What đầu tiên.
Yếu tố "What" tập trung vào những gì doanh nghiệp tạo ra và cung cấp cho khách hàng. Đây có thể là một sản phẩm, dịch vụ, phần mềm, nội dung, hoặc bất kỳ giải pháp nào đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Nó đại diện cho các đặc điểm của sản phẩm như tính năng, hiệu suất, chất lượng, sự khác biệt so với các sản phẩm tương tự trên thị trường.
What phải đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để phát triển sản phẩm phù hợp, nhằm xây dựng lòng tin với đối tượng mục tiêu.
“Cách duy nhất để mọi người biết bạn tin gì là qua những điều bạn nói và làm, và nếu bạn không nhất quán trong những điều bạn nói và làm thì sẽ không ai biết bạn tin vào điều gì” - Simon Sinek
Sản phẩm là một phần không thể thiếu trong doanh nghiệp. Với lý thuyết vòng tròn vàng, người lãnh đạo có thể ứng dụng vào việc phát triển sản phẩm. Hãy bắt đầu từ những câu hỏi như:
Giải đáp được vòng tròn vàng này doanh nghiệp sẽ tạo ra được sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng và tạo ra doanh số “trong mơ”. Một ví dụ về áp dụng lý thuyết này trong phát triển sản phẩm chính là xe điện Tesla của Elon Musk. Vòng tròn vàng của họ xuất hiện như sau:
Lý thuyết vòng tròn vàng của Simon Sinek được ứng dụng phổ biến trong xã hội hiện đại, ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh doanh và marketing. Dưới đây là các bước áp dụng lý thuyết này hiệu quả nhất:
Trước tiên, cần điều tra và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là ai, đặc điểm và nhu cầu của họ như thế nào và tại sao họ chọn sản phẩm của doanh nghiệp chứ không phải đối thủ cạnh tranh. Đó có thể là chất lượng hoàn hảo xứng đáng số tiền bỏ ra, hoặc là mức giá rẻ, phù hợp nhu cầu hàng ngày,…
Tiếp theo, cần xác định hành vi mua hàng của khách hàng. Ví dụ, khách hàng trẻ thường thích mua hàng Online, còn với những sản phẩm cao cấp, có mức giá cao, khách hàng muốn phải nhìn thấy tận mắt tại cửa hàng. Tuy nhiên, những nhận định này không nên cảm tính, mà cần dựa trên số liệu cụ thể, được nghiên cứu trên tệp khách hàng sẵn có.
Tiếp theo, doanh nghiệp cần tập trung vào việc cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và phát triển các sản phẩm tương ứng.
Cuối cùng, xây dựng chiến lược tiếp thị dựa trên các yếu tố từ Lý thuyết vòng tròn vàng của Simon Sinek. Sử dụng "Why" để xây dựng một câu chuyện thương hiệu và kết nối với khách hàng. Sử dụng "How" để phát triển các chiến lược tiếp cận và thực hiện tiếp thị. Sử dụng "What" để tạo ra thông điệp cho chiến dịch quảng cáo của nhãn hàng.
Áp dụng Vòng tròn Vàng vào quản lý nhân sự là một phương pháp đổi mới và đầy ý nghĩa.
Trước hết, quản lý nhân sự cần xác định mục tiêu của doanh nghiệp trong việc quản lý nhân sự. Môi trường làm việc có ý nghĩa sẽ tạo động lực cho nhân viên lao động và cống hiến.
Tiếp theo, cần tập trung vào xác định phương pháp và quy trình quản lý nhân sự. Đơn cử như các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất, phát triển nghề nghiệp…. Quy trình này cần được thiết kế sao cho phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo cho lộ trình thăng tiến sự và hài lòng của nhân viên.
Cuối cùng, quản lý nhân sự cần xác định chính sách, quy định, các công cụ hỗ trợ khác để đảm bảo việc quản lý nhân sự được thực hiện một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
Tóm lại, Lý thuyết vòng tròn vàng của Simon Sinek là bí kíp thành công của doanh nghiệp nếu biết cách áp dụng hiệu quả. Bizfly hy vọng với những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp có bước phát triển mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại