Sử dụng framework trong phát triển các ứng dụng và thiết kế web là nhu cầu chung của mọi developer hiện nay. Chúng giúp các ứng dụng linh hoạt, nhiều tiện ích hơn và có khả năng mở rộng tốt. Bên cạnh những cái tên như Django, VueJS, Flask Python, Symfony cũng nằm trong top các thuật ngữ mà các lập trình viên cần nắm vững. Bài viết dưới đây, Bizfly cung cấp cho bạn thông tin về khái niệm Symfony là gì cùng cấu trúc cơ bản của framework này.
Symfony là gì?
Symfony là một trong những framework Open Source sử dụng khá nhiều trong thiết kế web hoặc phát triển ứng dụng theo yêu cầu. Nó được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình PHP5 và ưu ái sử dụng trong các dự án thiết kế website bởi hai ưu điểm nổi bật là cộng đồng người dùng đông đảo và khả năng triển khai tự do nhờ cấu trúc chặt chẽ và tin cậy.
Symfony là gì?
Cấu trúc cơ bản của Symfony
Cấu trúc cơ bản của Symfony bao gồm 3 bộ phận: Cấu trúc ORM, cấu trúc Schema và cấu trúc Routing. Đây là những cấu trúc nhất định phải biết khi học về Symfony là gì, chúng giúp các bạn hiểu và sử dụng framework hiệu quả hơn hẳn.
-
Cấu trúc ORM: Thuộc loại framework hướng đối tượng, Symfony cho phép người dùng thực hiện mọi thao tác bằng các objects. Với Symfony, mọi thông tin về database đều được chuyển hóa thành object model nhờ ORM tool. Cơ chế này ánh xạ các CSDL thành ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.
-
Cấu trúc Schema: Cấu trúc này có mối liên hệ trực tiếp với quá trình ánh xạ các CSDL. Để thực hiện quá trình trên, ORM cần thu được các thông tin schema để mô tả nhằm tạo ra những class tương ứng. Khi có được các mô tả về CSDL có trong file schema.yml, lập trình viên sử dụng ORM và tạo những câu SQL cần thiết.
-
Cấu trúc Routing: Đây là cấu trúc chuyên dụng để quản lý URL trong Symfony. Routing framework hỗ trợ quản lý các internal URIs và cả external URLs. Khi các request được gửi đến, routing tiến hành phân tích rồi chuyển các URL thành internal URI.
Đối tượng nào có thể sử dụng Symfony
Được đánh giá là framework lý tưởng cho việc khai thác một cách triệt để tiềm năng của PHP, Symfony được sử dụng ngày càng rộng rãi trong việc lập trình web. Ước tính đến nay có khoảng 80% các website được lập trình bởi PHP và phần lớn trong số đó đều sử dụng Symfony.
Đối tượng phục vụ của Symfony bao gồm:
- Các website lớn, có lượt traffic cao và cần mở rộng, phát triển, đổi mới liên tục.
- Trong những trường hợp này, Symfony mang lại sự trợ giúp đắc lực, tối ưu nhất cho lập trình viên.
- Các doanh nghiệp cần triển khai những dự án quy mô vừa hoặc lớn trong khoảng thời gian dài, có yêu cầu sử dụng cấu trúc chặt chẽ và đáng tin cậy.
Sự khác nhau giữa Symfony và Laravel
Nhắc đến PHP framework, không ít người sẽ nghĩ ngay đến Laravel. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt rất rõ ràng về nhiều mặt: Ngôn ngữ lập trình, Cách truy cập database, Emplate engine; Middleware; Cache và performance; phần mềm phía thứ ba và các công cụ.
Sự khác nhau giữa Symfony và Laravel
Cùng Bizfly tìm hiểu sự khác biệt giữa Laravel và Symfony để hiểu sâu hơn về Symfony là gì.
-
Ngôn ngữ lập trình: Cả hai đều dùng PHP, song PHP tạo ra Symfony là dạng phổ thông còn Laravel được tạo ra bởi cấu trúc đặc biệt. Việc chỉnh sửa và sử dụng code trong Symfony không khác gì PHP còn trong Laravel, các câu lệnh và việc dùng code đơn giản hơn rất nhiều.
-
Cách truy cập database: Symfony dùng ‘Doctrine’ để có thể truy cập database còn Laravel dùng ‘Eloquent’. Việc truy cập ở Symfony phức tạp hơn bởi cần tạo repository function; Với Laravel, người dùng chỉ cần hiểu biết về SQL là đủ.
-
Emplate engine: Trong Symfony, Emplate engine được dùng là Twig còn Laravel sử dụng Blade. Twig được đánh giá tốt hơn bởi có code đẹp, nhiều từ khóa có bổ sung extension và cộng đồng lớn.
-
Middleware: Laravel và Symfony đều hỗ trợ cho Middleware, song Laravel dùng ‘decorator pattern’; Symfony lại nhờ vào ‘observer pattern’.
-
Cache và performance: Laravel và Symfony đều có khả năng lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ Cache, song Laravel chưa dùng Cache vẫn có khả năng hoạt động nhanh hơn Symfony có cache. Ngoài ra, cả hai framework này đều hỗ trợ Memcached, APC, Redis và các file nhờ cache.
-
Công cụ phát triển và debug: Đây là mảng mà Symfony ưu việt hơn hẳn so với Laravel. Framework này sở hữu riêng một panel hiện đại, có khả năng khái quát các vấn đề trong profiling. Panel của Laravel đơn giản hơn rất nhiều và chỉ hỗ trợ tạo những profiling cơ bản.
-
Phần mềm của bên thứ ba: Đây cũng là phương diện mà Symfony ‘thắng thế’ Laravel. Các gói package bên thứ ba của Symfony như KnpLabs, Sonata, FOS, Liip Imagine,… mang lại khả năng hoạt động mạnh mẽ hơn cho Symfony.
Khó có thể đưa ra nhận định Symfony hay Laravel tốt hơn mà cần đánh giá nó trong từng trường hợp. Có thể thấy, Laravel và Symfony sở hữu những ưu nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn framework phù hợp.
Tuy nhiên trước đó, đừng quên trau dồi thêm những kiến thức nền về Symfony là gì bởi bạn phải hiểu bản chất của nó mới có thể đưa ra quyết định đúng đắn được.