Thương Hiệu Cá Biệt có những đặc điểm nổi bật góp phần không nhỏ cho sự thành công của chiến lược thương hiệu. Vậy mô hình này có những ưu nhược điểm gì và cách làm ra sao. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trọn vẹn nhất.
Có thể hiểu thương hiệu cá biệt (hay còn gọi là thương hiệu riêng, thương hiệu cá thể) là cách gọi về thương hiệu của từng tên chủng loại, dịch vụ hay hàng hóa cụ thể.
Đối với loại hình thương hiệu này, mỗi loại hàng hóa, dịch vụ sẽ giống như là "đứa con" mới của doanh nghiệp với tên gọi thương hiệu riêng biệt. Vì vậy, một doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều thương hiệu "con" khác nhau do sản xuất và kinh doanh đa dạng nhiều loại hàng hóa khác nhau.
Thương hiệu cá biệt là một mô hình thương hiệu quen thuộc với doanh nghiệp
Thương hiệu cá biệt là một trong những mô hình chiến lược để xây dựng thương hiệu, nhằm đáp ứng từng loại sản phẩm với từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau của doanh nghiệp.
Các sản phẩm của mô hình thương hiệu này thường mang tính độc lập cá thể. Người tiêu dùng sẽ chỉ biết đến thương hiệu mà hàng hóa đó mang tên chứ không biết hoặc rất ít người biết đến thương hiệu "mẹ" của doanh nghiệp nào đã sản xuất ra hàng hoá đó.
Unilever là doanh nghiệp đa quốc gia vận hành theo mô hình thương hiệu cá biệt
Đối với các doanh nghiệp tuy có quy mô vừa và nhỏ nhưng lại năng động, sáng tạo thường sẽ chọn mô hình thương hiệu cá biệt này để thâm nhập vào một thị trường mới. Mặc dù có thể trên thị trường đã có nhiều các thương hiệu khác cho loại mặt hàng đó, nhưng nếu doanh nghiệp đã xác định được một tệp khách hàng riêng biệt và loại mặt hàng của doanh nghiệp có ưu điểm nổi bật hơn so với các sản phẩm khác cùng loại thì đây vẫn được xem như là “một làn gió mới” để khách hàng đón nhận và trải nghiệm.
Mô hình thương hiệu cá biệt được đánh giá là sự lựa chọn tối ưu dành cho doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề với những tệp khách hàng khác nhau.
Ưu điểm của loại mô hình thương hiệu này đó là:
Dễ dàng thâm nhập vào thị trường mới: Một thương hiệu mới khi ra mắt thị trường thường gây kích thích sự tò mò của khách hàng, việc này góp phần giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thị trường nhanh chóng và thương hiệu mới sẽ thâm nhập thị trường dễ dàng hơn.
Giảm thiểu được những rủi ro có thể xảy ra: Nghĩa là khi hàng hóa xảy ra sự cố, hoặc một sản phẩm nào đó bị người tiêu dùng tẩy chay thì sẽ không gây ảnh hưởng đến các sản phẩm khác cũng như uy tín của doanh nghiệp sẽ vẫn được đảm bảo một cách tốt nhất. Thương hiệu của sản phẩm hay dịch vụ đó có thể bị thất bại nhưng uy tín của doanh nghiệp gần như là không bị ảnh hưởng.
Bên cạnh những ưu điểm trên, mô hình thương hiệu này cũng có một số nhược điểm nhất định như sau:
Chi phí đầu tư cho thương hiệu mới là khá lớn: Đây là vấn đề tài chính yêu cầu doanh nghiệp phải đầu tư tiền của, công sức khá nhiều để phát triển thương hiệu do phải phát triển theo từng thương hiệu riêng lẻ khác nhau.
Không được kế thừa sự nổi tiếng đã có từ trước: Các sản phẩm ra đời sau không tận dụng được những gì có sẵn mà thương hiệu của sản phẩm ra đời trước đã xây dựng thành công. Có nghĩa là, thương hiệu mới sẽ không thể khai thác được những lợi thế mà các thương hiệu đi trước đã tạo ra, cũng như sẽ không nhận được “tiếng thơm” sẵn có nhờ uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy mỗi thương hiệu mới đều sẽ phải tự từng bước đi lên, gồng mình vượt qua những khó khăn của thị trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt và sự đánh giá khắt khe từ người tiêu dùng.
Cần phải có đội ngũ quản trị thương hiệu chuyên nghiệp: Nếu chọn đi theo loại hình thương hiệu này, đòi hỏi doanh nghiệp phải sở hữu một đội ngũ nhân viên quản trị thương hiệu giàu kinh nghiệm để vạch ra chiến lược rõ ràng, phù hợp cho mỗi thương hiệu tương ứng với từng thị trường khác nhau.
Cần phải xác định chiến lược cụ thể: Để phát triển từng thương hiệu mới thành công thì doanh nghiệp cần phải xác định chiến lược rõ ràng cho mỗi thương hiệu đó. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được tệp khách hàng và phân khúc thị trường nhanh chóng, cắt giảm những chi phí không đáng có…
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể để minh họa cho mô hình thương hiệu cá biệt:
Masan
Nước mắm Nam Ngư, nước tương Chinsu, mỳ Omachi, mỳ Kokomi, xúc xích Ponnie…đều là của Masan nhưng do sở hữu những thuộc tính khác nhau nên chúng được phân tách thành những thương hiệu cá biệt và được định vị riêng cho từng đoạn thị trường. Do đó không phải ai cũng biết tất cả các sản phẩm trên đều là thuộc công ty Masan Consumer (Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan).
Một số thương hiệu hàng tiêu dùng tiêu biểu của Masan
Golden Gate
Tương tự như Masan, Golden Gate cũng sở hữu nhiều thương hiệu riêng chuyên cung cấp dịch vụ ăn uống đa dạng theo từng thị trường khác nhau như: Sumo BBQ - buffet lẩu và nướng Nhật Bản, Kichi-Kichi - lẩu băng chuyền, Isushi - buffet sushi Nhật Bản, Vuvuzela - beer club, Gogi House - quán nướng Hàn Quốc, Cowboy Jack's - nhà hàng Âu Mỹ… Nhờ có nhiều thương hiệu chuyên về các dịch vụ ăn uống khác nhau như vậy nên Golden Gate đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của khách hàng.
Tập hợp các thương hiệu "con" của Golden Gate
Trên đây là sự phân tích các đặc điểm cũng như ưu nhược điểm và ví dụ điển hình của thương hiệu cá biệt. Bạn có thể truy cập vào Bizfly để có thể nắm được nhiều kiến thức, ví dụ thực tế về thương hiệu giúp bạn xây dựng chiến lược hiệu quả hơn.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại