Zend Framework là gì? Thành phần và tính ứng dụng của Framework này

Nguyễn Hữu Dũng 22/04/2021

Với các nhà phát triển có kinh nghiệm lâu năm, sử dụng Zend Framework là điều gần như không thể thiếu trong các dự án lớn. Với sự mạnh mẽ của mình, phần mềm này đã chinh phục giới lập trình và khiến Zend Framework trở thành từ khóa không thể bỏ qua với những ai muốn đi xa hơn trong ngành này.

Nếu muốn thành công trong phát triển ứng dụng thì bạn cần lắm rõ Zend Framework là gì, thành phần cơ bản và ứng dụng thực tiễn của nó ra sao. Những điều này sẽ được Bizfly giải đáp ngay sau đây.

Zend Framework là gì? 

Zend Framework là một trong những công cụ thuộc PHP framework được lập trình trên cơ sở hợp mô hình MVC tiên tiến nhất. Công cụ này sở hữu phần mềm mã nguồn mở, cộng đồng lớn và hàng loạt ứng dụng API hàng đầu nhằm hỗ trợ lập trình viên trong tạo lập web và phát triển ứng dụng. 

Zend Framework là gì

Zend Framework là gì?

Phần mềm Zend Framework được tạo ra bởi Zend và những người cộng sự của ông. Với sự hiện diện của phần mềm này, lập trình viên có thể tách riêng các hàm hay các phần code có trong thư viện, tái sử dụng code và quản lý các đoạn code của mình dễ dàng hơn. 

Hiện Zend Framework PHP có nhiều loại, trong đó nổi bật và mạnh mẽ nhất là Zend Framework PHP Laravel; Zend Framework PHP Codeigniter và Zend Framework PHP Symfony.

Các thành phần cơ bản của Zend Framework 

Nối tiếp định nghĩa, vấn đề đáng được quan tâm tiếp theo là các thành phần cơ bản có trong Zend Framework. Phần mềm này sở hữu những thành phần chính đáng chú ý sau:

Các thành phần cơ bản của Zend Framework

Các thành phần cơ bản của Zend Framework 

  • Zend_Controller: Là một trong những thành phần có tầm ảnh hưởng lớn nhất của Zend. Nó tiếp nhận các request mà khách hàng gửi đến, sau đó thực thi chúng bằng cách sử dụng các response.
  • Zend_Db: Thành phần này sử dụng PHP Data Objects, có vai trò cung cấp các cách thức giao tiếp cũng như kết nối database trong Zend framework.
  • Zend_View: Là thành phần giao diện có trong mô hình MVC.
  • Zend_Acl: Được biết đến như một thư viện nhỏ sở hữu khả năng quản lý và phân quyền
  • Zend_Feed: Hỗ trợ xử lý Rss và Atom feeds
  • Zend_Filter: Cung cấp khả năng lọc những chuỗi nhập vào để biết có hợp lệ không.
  • Zend_Pdf: Mang lại khả năng tạo, xử lý file PDF
  • Zend_Service_Amazon, Zend_Service_Yahoo, Zend_Service_Flickr: Cung cấp khả năng truy cập đến dịch vụ web APIS của Amazon, Yahoo, Flick.
  • Zend_XmlRpc: Góp phần tạo  giao tiếp XMLRpc.

Các thành phần này cấu tạo nên các tính năng và sự mạnh mẽ của Zend framework, khiến nó trở thành một trong những framework nổi bật nhất. Đây cũng là những gì không thể bỏ qua nếu bạn tìm hiểu về Zend framework

Có thể bạn quan tâm: Web framework là gì? TOP Web framework tạo website phổ biến hiện nay

Ứng dụng của Zend Framework trong thực tiễn 

Với các thành phần đa năng như đã nêu trên, Zend framework mang đến rất nhiều sự hỗ trợ cho lập trình viên trong tạo lập, phát triển ứng dụng. Các ứng dụng này đã được khai thác triệt để nhằm mang lại các sản phẩm công nghệ tiên tiến nhất.

Ứng dụng của Zend Framework trong thực tiễn

Ứng dụng của Zend Framework trong thực tiễn 

Trong thực tiễn, Zend framework được ứng dụng trong khá nhiều trường hợp, tiêu biểu như:

  • Thiết kế ứng dụng web chuẩn mô hình chuẩn MVC
  • Thiết kế Url tiêu chuẩn và ngắn gọn
  • Hỗ trợ việc phân quyền đến từng Action cụ thể
  • Sở hữu thư viện hỗ trợ API được cung cấp bởi những tên tuổi lớn như Google, Yahoo, Flick
  • Quản lý, sử dụng code một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, lập trình viên còn có thể liệt kê,  lấy truy vấn history khi cần
  • Phát triển ứng dụng nhúng và sử dụng Plugins.

Nên học Zend Framework ở đâu? 

Linh hoạt, phát triển nhanh, bảo mật tốt và cộng đồng lớn là những yếu tố khiến Zend Framework không thể bị bỏ qua. Các công ty công nghệ đang rất ưu ái nhân sự giỏi về phần mềm này và bởi vậy, học Zend Framework là điều rất đáng cân nhắc nếu bạn muốn phát triển xa hơn trong ngành lập trình.

Bạn có thể tự học Zend Framework bằng các video hỗ trợ miễn phí trên facebook hoặc Youtube và tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng những người sử dụng phần mềm này. Các vấn đề về Zend Framework sẽ được giải thích rất rõ ràng, trực quan trên những kênh này. Bên cạnh đó, phần mềm này có cộng đồng rất lớn nên bạn hoàn toàn không phải lo lắng chuyện không có ai giúp đỡ. 

Nếu nhỉnh hơn chút về mặt kinh tế thì hãy cân nhắc đến các khóa học Zend Framework trực tuyến, online hoặc trực tiếp. Hiệu quả của nó hiển nhiên sẽ khá hơn so với việc bạn tự mày mò. Thành thạo Zend Framework sẽ mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội việc làm và phát triển trong tương lai. Hãy dành thời gian thích đáng cho nó.

Nếu bạn có nhu cầu sở hữu ứng dụng được phát triển từ Zend Framework, hãy liên hệ ngay với Bizfly để được hỗ trợ bởi các lập trình viên kỳ cựu. Với kinh nghiệm và chuyên môn sâu về lập trình, Zend Framework là gì không thể làm khó được họ, bạn sẽ có được một sản phẩm công nghệ vừa ý.

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly