Nếu bạn đang muốn học làm lập trình viên thì bạn cần biết sẽ có ba loại lập trình viên đó là Backend developer, Frontend developer và Full Stack Developer ( tức là cả Backend developer và Frontend developer). Trong đó, Backend developer có một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển website.
Bài viết hôm nay, Bizfly sẽ giúp các bạn khám phá về Backend developer xung quanh các khái niệm và các công việc mà một lập trình viên Backend phải làm là gì.
Để hiểu được Backend developer là gì, chúng ta hãy tìm hiểu qua về Backend. Có thể hiểu cơ bản, Backend là phần phía sau hậu trường, nơi lưu trữ và truy xuất các dữ liệu, các logic nghiệp vụ phức tạp, các quy tắc cần phải tuân theo giúp cho website hoạt động hiệu quả hơn về sau này.
Vậy phần Backend của một trang web bao gồm máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu.
Backend developer là gì?
Dựa vào đó, Backend developer - một lập trình viên Backend là người sẽ xây dựng và duy trì công nghệ hay gọi cách khác là người quyết định cách thức vận hàng của một website. Công việc của Backend developer khá phức tạp cũng như đòi hỏi lập trình viên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho các thành phần quan trọng của trang web.
Cũng vì thế mà các Backend developer sẽ có một mức thu nhập cao hơn đáng kể so với mức trung bình trong lĩnh vực phát triển web hiện nay.
Tất cả sẽ không hoạt động nếu không có chuyên viên backend - người làm cho mọi thứ hoạt động ở phía máy chủ. Vậy nên Backend developer sẽ là người vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển web sau này.
Công việc Backend developer vô cùng phức tạp và chiếm một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển website. Vậy Backend developer thường phải làm những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ đầu tiên của một Backend developer đó chính là xây dựng tính logic cho máy chủ. Đây chuẩn xác là công việc của một nhà phát triển web, một người chịu trách nhiệm lập trình các hoạt động mà trang web sẽ thực hiện trên máy chủ.
Cụ thể hơn, Backend developer sẽ xác thực người dùng để đảm bảo rằng các chi tiết trong phần tài khoản của người dùng là chính xác, những phân quyền mà họ sẽ được nhìn thấy khi đăng nhập,...
Xây dựng tính logic cho máy chủ
Backend developer cũng sẽ kiểm soát các trình tự thực hiện khi thiết kế website để xử lý kịp thời các vấn đề sai sót cũng như đảm bảo rằng web hoạt động một cách ổn định.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ tối ưu hóa trong quá trình xây dựng tính logic cho máy chủ cũng là Backend developer thực hiện. Việc này nhằm đảm bảo rằng mọi tính năng trên website hoạt động một cách bình thường, luôn trơn tru và nhanh nhạy nhất có thể.
Thiết kế thông báo tự động là công việc mà mỗi Backend developer sẽ đảm nhiệm tiếp theo. Công việc này nhằm tự động hóa các hành động/ chức năng lặp đi lặp lại giúp người dùng nhanh chóng được cung cấp các dịch vụ mà họ quan tâm.
Ví dụ như khi bạn đăng ký tài khoản người dùng trên Bizfly, bạn sẽ nhận được email thông báo tự động về để xác nhận thực tế từ bạn. Chính những Backend developer là người thiết lập những chức năng tự động hóa tương tự như vậy.
Backend developer là người làm các nhiệm vụ bảo vệ hệ thống, tạo ra những quy trình nhằm đảm bảo dữ liệu được nhập là hợp lệ trước khi thực hiện các điều chỉnh khác từ phía người dùng.
Đảm bảo hệ thống và xác nhận dữ liệu
Vì vậy, nếu không có Backend developer thì các website trên thế giới sẽ gặp rắc rối lớn khi bị các hacker tấn công lấy hết cơ sở dữ liệu, thông tin bảo mật của web.
Gần như đây là một thủ tục đơn giản mà Backend developer lập nên nhằm đảm bảo tính xác thực của bất kỳ thông tin nào muốn nhập vào trang web trước khi nó trở thành dữ liệu trên website đó.
Truy cập cơ sở dữ liệu là nhiệm vụ mà mỗi mỗi Backend developer phải duy trì thực hiện để website đáp ứng được các yêu cầu. Backend developer và mã code chính là hai yếu tố quan trọng tạo nên điểm mấu chốt cho sự thành công hay thất bại trong việc đảm bảo sự an toàn của trang web cũng như tính ổn định trong quá trình hoạt động của nó.
Backend developer sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc hợp lý hóa quá trình truy cập cơ sở dữ liệu để website hoạt động và thực hiện các chức năng một cách nhanh nhất.
Backend developer sẽ phải cần đảm bảo giao diện lập trình ứng dụng ( gọi tắt trong Tiếng Anh là API - Application Programming Interface). Làm việc với API và tạo ra giao diện lập trình là một công việc quan trọng của nhà phát triển web Backend.
Đảm bảo giao diện lập trình ứng dụng (API)
Tuy nhiên, bạn phải thật kiên nhẫn khi mới làm quen bởi API phải chia tách để coding thành một hệ thống phức tạp.
Đôi lúc, API có thể gây khó chịu khi quyết định đều nằm ở những người tạo ra chúng là các Backend developer nên sẽ mất thời gian xử lý hơn.
Vừa rồi Bizfly đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về khái niệm Backend developer và những nhiệm vụ mà một Backend developer cần đảm nhiệm. Hy vọng bài viết sẽ có cái nhìn cụ thể về những lập trình viên Backend để xác định đúng hướng đi của mình trong quá trình theo đuổi thành một chuyên gia phát triển web. Chúc bạn luôn thành công!
BizWebsite - Ứng dụng công nghệ mới - Xử lý mọi vấn đề về bảo mật
Giải quyết các vấn đề về lỗ hổng bảo mật bằng công nghệ OWASP