Chiến lược phân phối chọn lọc và những điều doanh nghiệp cần biết

Đỗ Minh Đức 27/11/2023

Là một chiến lược trong chùm chiến lược phân phối, Selective distribution - chiến lược phân phối chọn lọc hiện đang được nhiều doanh nghiệp lớn ưu tiên lựa chọn. Nhằm mang lại những giá trị về thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi giúp khách hàng tiếp cận được các sản phẩm chính hãng. Hãy cùng Bizfly tìm hiểu kỹ hơn về chiến lược này qua bài viết bên dưới. 

Chiến lược phân phối chọn lọc là gì?

Phân phối chọn lọc là một chiến lược tiếp thị tập trung vào việc bán các loại sản phẩm nhất định thông qua một mạng lưới được chọn lọc gồm các nhà bán lẻ, đại lý hoặc các đơn vị bán buôn. 

Với mô hình chiến lược phân phối chọn lọc này, các doanh nghiệp, nhà sản xuất không tốn nhiều nhân lực để quản lý hết toàn bộ địa điểm tiêu thụ sản phẩm mà vẫn đạt kết quả kinh doanh ở mức ổn định. 

Phân phối chọn lọc cho phép các doanh nghiệp toàn quyền nghiên cứu và lựa chọn điểm bán thích hợp theo các điều kiện và yêu cầu khác nhau, điều này giúp việc phân phối hàng hóa trở nên linh hoạt và đạt tỷ lệ chuyển đổi cao, vì đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu tại điểm bán.

Chiến lược phân phối chọn lọc là gì?

Chiến lược phân phối chọn lọc là gì?

Mục đích của phân phối chọn lọc 

Mục đích của phân phối chọn lọc là tối ưu hóa quá trình phân phối và kiểm soát chất lượng sản phẩm của công ty trên thị trường. Để làm điều này, công ty quyết định lựa chọn một số đối tác phân phối nhất định dựa theo một vài tiêu chí cụ thể như: những đối tác đáng tin cậy, thương hiệu được khách hàng đánh giá cao,...

Với mục đích chính này của phân phối chọn lọc, công ty có thể giảm bớt số lượng đối tác để tối ưu hóa hiệu suất quản lý. Mặt khác, chất lượng sản phẩm có trên thị trường luôn được kiểm duyệt chặt chẽ.

Bằng cách ưu tiên đầu tư vào những cơ hội hay những yếu tố quan trọng, chiến lược phân phối chọn lọc sẽ mang lại những giá trị lớn cho doanh nghiệp, mở  rộng cơ hội tiếp cận khách hàng, gia tăng doanh thu và mang lại nhiều giá trị cho khách hàng. 

Mục đích của phân phối chọn lọc là tối ưu hóa quá trình phân phối và kiểm soát chất lượng sản phẩm

Mục đích của phân phối chọn lọc là tối ưu hóa quá trình phân phối và kiểm soát chất lượng sản phẩm

Ưu nhược điểm của chiến lược phân phối chọn lọc 

Chiến lược phân phối chọn lọc mang lại nhiều ưu điểm đáng chú ý, bao gồm khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm và hiệu suất tối ưu với chi phí hiệu quả. 

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng chiến lược này cũng mang theo nhược điểm khi phải đối mặt với những tác động bên ngoài. Nổi bật như việc giảm số lượng đối tác có thể mất đi một số lợi thế cạnh tranh liên quan đến hạn chế lựa chọn thị trường. Hãy cùng khám phá chi tiết hơn về ưu nhược điểm của chiến lược phân phối chọn lọc theo nội dung dưới đây.

Ưu điểm và hạn chế của chiến lược phân phối chọn lọc trong kinh doanh

Ưu điểm và hạn chế của chiến lược phân phối chọn lọc trong kinh doanh

Ưu điểm 

  • Nhà sản xuất kiểm soát được các chính sách marketing trong phân phối; tránh hàng giả, hàng nhái đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi tới tay khách hàng. 
  • Hạn chế được nhược điểm của hình thức phân phối độc quyền đó là chỉ có một nhà phân phối độc quyền nên rủi ro cao, chi phí phân phối cao, sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường là hạn chế, phụ thuộc vào nhà phân phối độc quyền.
  • Phân phối chọn lọc cho phép doanh nghiệp thử nghiệm các giải pháp tại các điểm bán cụ thể, từ đó hiệu chỉnh tối ưu sản phẩm, quy trình hoặc các phương pháp cải tiến hiệu quả.
  • Qua hình thức phân phối này, các công ty, doanh nghiệp sẽ tiếp cận trực tiếp với khách hàng, lắng nghe ý kiến, phản hồi của khách hàng, từ đó kiểm soát tốt về chất lượng sản phẩm cũng như quy trình chăm sóc khách hàng. 
  • Vì kênh phân phối được chọn lọc cẩn thận, số lượng điểm bán không nhiều nên các công ty doanh nghiệp có thể hỗ trợ các đại lý, điểm bán hàng một cách chi tiết và sát sao nhất. Góp phần nâng cao giá trị thương hiệu. 

Nhược điểm

  • Bởi số lượng điểm bán không nhiều và các sản phẩm không được lưu kho ngay tại điểm bán nên việc phát triển và thâm nhập thị trường còn chậm.
  • Các điểm bán thường là nơi tập trung đông đúc, có tần suất và mật độ mua hàng lớn để thu hút sự chú ý và kiến tạo khách hàng tiềm năng nên chi phí mặt bằng và vận hành khá tốn kém. 
  • Nếu các công ty doanh nghiệp không có các điều khoản, hồ sơ pháp lý hay các giấy tờ liên quan đến phân chia quyền lợi, điểm soát điểm bán, xử lý còn rủi ro, vấn đề tồn đọng thì việc tranh chấp và mâu thuẫn giữa đại lý và công ty sản xuất là rất cao. 

Lưu ý khi lựa chọn chiến lược phân phối chọn lọc

Khi lựa chọn chiến lược phân phối chọn lọc, bạn cần xem xét nhiều yếu tố để đảm bảo rằng chiến lược này phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi lựa chọn chiến lược phân phối chọn lọc để kinh doanh:

Một số lưu ý khi lựa chọn chiến lược phân phối chọn lọc cho doanh nghiệp

Một số lưu ý khi lựa chọn chiến lược phân phối chọn lọc cho doanh nghiệp

  • Xác định mục tiêu kinh doanh: Bạn cần xác định mục tiêu kinh doanh của mình. Bạn muốn tập trung vào thị trường nào, khách hàng đối tượng nào và sản phẩm hoặc dịch vụ nào? Mục tiêu của bạn sẽ quyết định chiến lược phân phối phù hợp.
  • Nắm vững thông tin về thị trường: Bao gồm cơ cấu cạnh tranh, kích thước thị trường, xu hướng và yêu cầu của khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể được phân phối tốt nhất ở đâu.
  • Xác định tệp khách hàng: Xác định đâu là khách hàng mục tiêu của bạn. Họ là ai, họ có nhu cầu gì, và họ ở đâu? Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn các kênh phân phối phù hợp để tiếp cận họ.
  • Xem xét khả năng tài chính: Đánh giá khả năng tài chính, cơ cấu tổ chức và nguồn lực khác của bạn. Cân nhắc xem liệu bạn có khả năng phát triển khi lựa chọn chiến lược này hay không. 

Lựa chọn phân phối chọn lọc phụ thuộc phần lớn vào mục tiêu, tình hình tài chính của doanh nghiệp, kiến ​​thức và kinh nghiệm của bạn, cũng như tình hình thị trường thời điểm ấy, rồi sau đó bạn hãy đưa ra quyết định xem chiến lược phân phối chọn lọc có phù hợp với doanh nghiệp mình hay không. 

Phân phối chọn lọc được xem là một trong những chiến lược kinh doanh được nhiều thương hiệu lựa chọn trong quá trình kinh doanh. Đối với một số doanh nghiệp, áp dụng hiệu quả chiến lược kinh doanh này sẽ giúp mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn rất nhiều. Hy vọng rằng với những thông tin Bizfly chia sẻ bạn sẽ có góc nhìn toàn diện hơn về chiến lược phân phối chọn lọc.

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly