Chiến lược phân phối độc quyền và những điều doanh nghiệp cần biết

Đỗ Minh Đức 28/11/2023

Chiến lược phân phối độc quyền hiện đang được nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng nhằm đưa sản phẩm ra thị trường và tiếp cận gần hơn đến với khách hàng. Vậy chiến lược này là gì, cách thức vận hành ra sao? Cùng tìm hiểu ngay với Bizfly qua  bài viết sau. 

Chiến lược phân phối độc quyền là gì?

Chiến lược phân phối độc quyền là phương pháp phân phối mà nhà sản xuất chỉ ủy quyền sản phẩm của mình đến một đơn vị phân phối duy nhất trong một khu vực địa lý nhất định. Đơn vị được ủy quyền sẽ trở thành nhà phân phối độc quyền của sản phẩm mà nhà sản xuất ấy cung cấp. 

Chiến lược phân phối độc quyền là gì?

Chiến lược phân phối độc quyền là gì?

Lợi ích của chiến lược phân phối độc quyền 

Chiến lược phân phối độc quyền là một cách tiếp cận quan trọng trong kinh doanh có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đây là một chiến lược mà các doanh nghiệp lớn thường được sử dụng để tạo ra sự ưu thế cạnh tranh và đảm bảo uy tín thương hiệu cho họ. 

Tạo yếu tố độc quyền

Việc tạo ra một kênh phân phối độc quyền với một đối tác phân phối hoặc một mạng lưới phân phối lớn, doanh nghiệp có thể tạo ra sự độc quyền cho sản phẩm của mình trên thị trường. Điều này giúp nâng cao yếu tố cạnh tranh và nâng tầm giá trị thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh.

Tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận 

Bằng cách lựa chọn chiến lược phân phối độc quyền các sản phẩm, các nhà sản xuất có thị trường ổn định để tiêu thụ sản phẩm của mình. Chỉ cần sản phẩm đảm bảo về chất lượng thì các nhà phân phối sẽ đặt đều đặn, việc của nhà sản xuất lúc này chỉ cần tập trung mọi nguồn lực để phát triển sản phẩm, từ đó thu về khoản lợi nhuận rất lớn. 

Sử dụng chiến lược phân phối độc quyền giúp tăng doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp

Sử dụng chiến lược phân phối độc quyền giúp tăng doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp

Thu hút khách hàng

Các nhà phân phối độc quyền sẽ có rất nhiều lợi thế trên thị trường kinh doanh bởi đây là đơn vị duy nhất được nhập một số lượng hàng nhất định từ chính nhà sản xuất. Vì vậy sẽ tạo được sự thu hút cực lớn từ phía khách hàng. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng những sản phẩm cung cấp ra thị trường là sản phẩm chất lượng, nhiều tính năng công dụng nổi bật hơn các sản phẩm cùng ngành trên thị trường. 

Các bước xây dựng chiến lược phân phối độc quyền

Xây dựng một chiến lược phân phối quyền đòi hỏi sự cẩn thận và kế hoạch cụ thể. Dưới đây là các bước bạn cần nắm được trước khi bắt đầu xây dựng chiến lược phân phối độc quyền: 

Nghiên cứu thị trường 

Trước khi xây dựng một chiến lược phân phối độc quyền, nghiên cứu thị trường là bước quan trọng để hiểu rõ về nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Nghiên cứu thị trường giúp bạn và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng tiềm năng, các đối thủ cạnh tranh và cơ hội thị trường. 

Chiến lược phân phối độc quyền giới hạn đối tượng phân phối và chỉ phù hợp với một phân khúc thị trường nhất định. Vì vậy dựa vào các sản phẩm mà doanh nghiệp bạn đang kinh doanh để xác định thị trường cho phù hợp.

Kết hợp ứng dụng các phương pháp nghiên cứu như khảo sát, phỏng vấn và phân tích dữ liệu, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về thị trường và cơ sở để xây dựng một chiến lược phân phối hiệu quả.

Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên, quan trọng trước khi lựa chọn phân phối độc quyền

Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên, quan trọng trước khi lựa chọn phân phối độc quyền

Lựa chọn nhà phân phối độc quyền 

Sau khi nghiên cứu thị trường, việc lựa chọn nhà phân phối độc quyền là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược phân phối. Để lựa chọn đối tác phân phối độc quyền, các nhà sản xuất hãy dựa trên 4 yếu tố dưới đây để chọn được đơn vị phù hợp: 

  • Có khả năng am hiểu về sản phẩm: Muốn phân phối và tiếp thị sản phẩm hiệu quả, nhà phân phối phải hoạt động cùng lĩnh vực với sản phẩm độc quyền được phân phối để có khả năng am hiểu tường tận về sản phẩm. 
  • Có khả năng tài chính: Nhà phân phối phải có đủ khả năng tài chính để nhập hàng, trữ hàng và triển khai các chiến lược marketing cho sản phẩm độc quyền. 
  • Có uy tín trên thị trường: Một nhà phân phối có uy tín trên thị trường chính là cơ sở để nhà phân phối ấy được khách hàng ủng hộ nhiệt tình khi giới thiệu sản phẩm độc quyền ra thị trường. 
  • Có năng lực quản lý: Hãy đảm bảo có hệ thống thông tin và tin học quản lý đủ mạnh để chăm sóc khách hàng, cũng như có khả năng thực hiện các báo cáo kiểm kê và các yêu cầu của nhà sản xuất.

Nhà phân phối độc quyền có thể giúp bạn kiểm soát và quản lý việc phân phối sản phẩm một cách hiệu quả. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng nhà phân phối được lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp.

Lựa chọn nhà phân phối độc quyền phù hợp với doanh nghiệp để đạt được hiệu quả tốt

Lựa chọn nhà phân phối độc quyền phù hợp với doanh nghiệp để đạt được hiệu quả tốt

Theo dõi và quản lý kênh phân phối 

Muốn chiến lược phân phối độc quyền hoạt động suôn sẻ và hiệu quả thì các doanh nghiệp, nhà sản xuất phải phối hợp với các nhà phân phối để theo dõi sát sao và quản lý hoạt động của kênh phân phối sản phẩm. Nhằm nắm rõ, kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề tồn đọng, bất cập, tránh rủi ro gây ảnh hưởng đến uy tín, lợi ích và doanh thu của cả hai bên.

Một số yếu tố quan trọng cần xem xét khi phân phối độc quyền

Khi xem xét để đưa ra quyết định liệu chiến lược phân phối độc quyền có phải là chiến lược tốt và phù hợp nhất với sản phẩm của công ty bạn hay không thì cần xem xét một số yếu tố sau: 

Các yếu tố quan trọng khi sử dụng chiến lược phân phối độc quyền

Các yếu tố quan trọng khi sử dụng chiến lược phân phối độc quyền

  • Loại sản phẩm: Sản phẩm được phân phối có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng chiến lược phân phối độc quyền. Ví dụ: Một công ty đang bán một sản phẩm cao cấp, họ có thể muốn sử dụng phương thức phân phối độc quyền để mang đến dịch vụ và hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng.
  • Điều kiện thị trường: Đây sẽ là “lãnh thổ” nơi sản phẩm sẽ được phân phối, cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức phân phối độc quyền. Ví dụ: nếu thị trường có tính cạnh tranh cao, một công ty có thể muốn sử dụng phương thức phân phối độc quyền để duy trì quyền kiểm soát sản phẩm và giá cả của mình.
  • Số lượng sản phẩm: Công ty có thể sản xuất số lượng sản phẩm tối đa là bao nhiêu cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phân phối độc quyền. Một công ty có số lượng sản phẩm hạn chế, họ có thể cân nhắc sử dụng phương thức phân phối độc quyền để đảm bảo rằng các đại lý được ủy quyền có đủ sản phẩm để bán.
  • Mối quan hệ với nhà phân phối: Mối quan hệ giữa công ty và nhà phân phối cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng kênh phân phối độc quyền hay không. Khi công ty có mối quan hệ tốt với các nhà phân phối của mình thì nhiều khả năng công ty sẽ sử dụng kênh phân phối độc quyền để duy trì mối quan hệ đó.

Trên đây là bài viết của Bizfly cung cấp đến bạn những thông tin về chiến lược phân phối độc quyền. Những lợi ích mà nó mang lại, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình lựa chọn kênh phân phối cho doanh nghiệp

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly