Khi truy cập vào một trang web bạn thường nhận được lời nhắc nhở cho phép lưu cookie trình duyệt. Vậy cookie là gì? Chấp nhận lưu cookie sẽ có ảnh hưởng như thế nào? Bài viết sau đây Bizfly sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này.
Trong quá trình sử dụng Internet không dưới một lần bạn đã từng nhìn thấy những lời nhắc nhở về cookie. Vậy cookie là gì?
Hiểu một cách đơn giản, cookie là file được tạo ra tự động trong quá trình người dùng truy cập vào một website cụ thể. File này thường lưu trữ các thông tin cá nhân như: Tên, địa chỉ, email, số điện thoại và bất cứ dữ liệu nào bạn nhập vào website đó.
Ví dụ, khi bạn truy cập vào website học tiếng Hàn Quốc. Sau khi truy cập, bạn buộc phải đăng nhập các thông tin như tài khoản, mật khẩu. Tại thời điểm đăng nhập cookie sẽ lưu lại các thông tin.
Nhờ đó, bạn có thể thực hiện nhiều thao tác khác nhau trên trình duyệt mà vẫn duy trì trạng thái đăng nhập, không sợ bị thoát ra.
Mỗi một loại cookie sẽ được tạo thành và cung cấp chức năng khác nhau. Ở bài viết này, chúng tôi đề cập tới 4 loại cookie thường gặp nhất.
Đây là cookie website chỉ xuất hiện khi trình duyệt web của bạn vẫn mở hoặc phiên đăng nhập của bạn đang hoạt động. Khi đóng trình duyệt các cookie sẽ tự động xóa khỏi thiết bị.
Các website sử dụng loại cookie này để ghi nhớ thông tin người dùng từ đó mang đến cho họ những trải nghiệm tốt hơn. Nó tồn tại lâu hơn so với session cookie. Theo quy định, một website không thể lưu giữ cookie trong vòng 6 tháng.
Ví dụ, dùng Persistent cookie để ghi nhớ thông tin tài khoản, mật khẩu để bạn không cần đăng nhập lại mỗi khi truy cập vào trang web đó.
Những cookie này được tạo bởi một trang web mà bạn không truy cập. Cookie bên thứ ba thu thập dữ liệu về thói quen truy cập website của bạn từ đó phân bố quảng cáo phù hợp. Đây là lý do vì sao bạn có thể bắt gặp một quảng cáo dù truy cập ở nhiều trang web khác nhau.
Loại cookie được tạo bởi trang web mà bạn đang truy cập. Chúng được dùng để cải thiện trải nghiệm của người dùng trên website.
Ví dụ, khi bạn thay đổi ngôn ngữ trang web từ tiếng Anh sang tiếng Việt, cookie sẽ được tạo để ghi nhớ tùy chọn này. Trong lần truy cập tiếp theo, bạn sẽ thấy gợi ý đọc nội dung bằng ngôn ngữ mà bạn đã chọn trước đó.
Không chỉ đem lại lợi ích cho người dùng, cookie còn tác động đáng kể đến việc phát triển website. Vậy vai trò cụ thể của cookie là gì?
Cookie cho phép các website lưu trữ tùy chọn của người dùng như: Thông tin đăng nhập, cài đặt ngôn ngữ… Từ đó các nhà phát triển web dễ dàng cải thiện thiết kế, cá nhân hoá nội dung để trang web trở nên thân thiện với người dùng hơn.
Cookie cho phép duy trì trạng thái đăng nhập vào tài khoản của người dùng trong khi họ điều hướng qua các trang khác. Nhờ vậy sẽ đơn giản hoá được quy trình đăng nhập và giảm bớt khó khăn cho người dùng.
Đối với các nhà phát triển website, cookie đảm nhận nhiệm vụ thu thập dữ liệu liên quan đến thói quen người dùng như: Thời gian truy cập, số phiên đăng nhập,... qua đó cải thiện thiết kế và chức năng trang web.
Hầu hết các trình duyệt web đều cho phép người dùng quản lý cookie thông qua cài đặt. Vậy quản lý cookie là gì? Làm thế nào để xoá và bật quản lý cookie trên chrome, firefox, safari hiệu quả?
Với chrome, bạn có thể chọn chặn tất cả hoặc tuỳ chỉnh cookie. Thao tác quản lý cookie trên chrome rất đơn giản:
- Bước 1: Mở trình duyệt → chọn 3 dấu chấm dọc ở góc phía trên bên phải màn hình
- Bước 2: Trong menu thả xuống nhấp vào ''cài đặt'' → Chọn ''quyền riêng tư và bảo mật" → Chọn “Cookie và dữ liệu trang web khác”.
- Bước 3: Có 2 tùy chọn:
+ Bạn có thể thay đổi bằng cách “chặn tất cả cookie của bên thứ ba” để ngăn quảng cáo theo dõi bạn trên web.
+ Xóa cookie và dữ liệu trang web khi bạn đóng tất cả các cửa sổ.
Trong trình duyệt Firefox, bạn có thể quản lý/tắt cookie cho một trang web hoặc bằng cách chặn cookie cho mọi website. Để xóa cookie cho tất cả các trang web, bạn có thể tham khảo các bước sau:
- Bước 1: Mở trình duyệt Firefox → Chọn 3 thanh ngang ở góc trên bên phải màn hình của bạn.
- Bước 2: Nhấp vào “Cài đặt” trong menu thả xuống → Chọn “Quyền riêng tư và bảo mật” → Chọn “Cookie và dữ liệu trang web”.
- Bước 3: Chọn “Xóa dữ liệu” → Ở cửa sổ mới bật lên bạn chọn “Cookie và dữ liệu trang web” → Chọn “Xóa” để xóa tất cả dữ liệu và cookie của trang web.
Bạn cũng có thể xóa cookie và dữ liệu trang web khi đóng tất cả các cửa sổ bằng cách tích vào ô “Xóa cookie và dữ liệu trang web khi đóng Firefox”.
Trong trường hợp muốn xoá cookie của các trang web, bạn chỉ cần bấm vào “Quản lý dữ liệu”. Lúc này, một cửa sổ bật lên với thanh tìm kiếm và menu hiển thị cho bạn tất cả các trang web có cookie trong thiết bị. Hãy nhấp vào “Xóa tất cả” và sau đó “Lưu thay đổi”.
Để xóa cookie theo trang web, bạn có thể tìm trang web trên thanh tìm kiếm hoặc cuộn cho đến khi tìm thấy trang web mình muốn. Nhấp vào trang web có cookie mà bạn muốn xóa. Sau đó chọn “Xóa đã chọn” và “Lưu thay đổi”.
Để chặn tất cả cookie trong trình duyệt Safari bạn cần làm theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Đi tới “Cài đặt” → chọn “Quyền riêng tư” → chọn “Cookie và dữ liệu trang web”.
- Bước 2: Nhấn “Chặn tất cả cookie” để tắt tất cả cookie trên thiết bị của bạn.
Để xóa cookie khỏi thiết bị của bạn cần:
- Bước 1: Chọn “Cài đặt” → chọn “Quyền riêng tư”.
- Bước 2: Nhấp vào “Cookie và dữ liệu trang web” —> chọn “Quản lý dữ liệu trang web”.
Tại đây, bạn chọn một hoặc nhiều trang web rồi nhấp vào “xóa” hoặc “xóa tất cả” để xóa một số hoặc tất cả cookie được lưu trữ trên thiết bị của bạn.
Trên đây là những thông tin về cookie là gì cũng như vai trò, các loại cookie và cách quản lý cookie hiệu quả trên các trình duyệt web. Mong rằng, qua bài viết này của Bizfly, bạn sẽ hiểu hơn về cookie từ đó sử dụng nó một cách hiệu quả.
BizWebsite - Ứng dụng công nghệ mới - Xử lý mọi vấn đề về bảo mật
Giải quyết các vấn đề về lỗ hổng bảo mật bằng công nghệ OWASP