Trong thời đại công nghệ số, framework trở thành một phần không thể thiếu trong xây dựng và phát triển website. JSF là cái tên nổi đình đám trong xây dựng giao diện của website viết bằng Java và được các lập trình viên ưu tiên sử dụng.
Trước khi quyết định có phát triển web bằng framework này không, bạn cần hiểu JSF là gì. Bizfly sẽ giúp bạn làm rõ nội dung này trong bài viết dưới đây.
JSF là gì?
JavaServer Faces - tên đầy đủ của JSF - là một loại web framework MVC được viết bằng Java nhằm giúp cho việc phát triển UI trở nên nhanh chóng và thuận lợi bằng cách sử dụng những thành phần reusable components.
JSF là gì?
Bên cạnh đó JSF còn có khả năng hỗ trợ thiết kế giao diện hiển thị bằng cách sử dụng cấu trúc cây trong các thẻ.
Lợi ích của JSF
JSP mang lại nhiều lợi ích đặc biệt cho các lập trình viên, đặc biệt là ở mảng thiết kế giao diện người dùng. Bạn nên biết đến một vài lợi ích chính của framework này như:
- Cung cấp nhiều thành phần UI có khả năng tái sử dụng
- Cho phép người dùng cài đặt, tích hợp các thành phần UI
- Hỗ trợ quản lý trạng thái giao diện người dùng giữa máy chủ và request.
- Lấy các sự kiện từ phía máy khách sang máy chủ
- Tiết kiệm tối đa chi phí cho việc tạo lập, bảo trì ứng dụng.
- JSF giảm chi phí trong việc tạo và bảo trì ứng dụng, nó sẽ chạy trên một máy chủ ứng dụng
Các tính năng của JSF
Không phải ngẫu nhiên mà JSF trở thành framework ưu việt và được lựa chọn nhiều nhất bởi các lập trình viên. Nó mạnh mẽ bởi sở hữu rất nhiều tính năng nổi bật. Tìm hiểu các tính năng của JSF là gì ngay sau đây để hiểu thêm về framework này.
Các tính năng của JSF
- Là Component Based Framework: Bản thân JSF là 1 framework phía máy chủ hoạt động dựa trên component. Framework này có nhiệm vụ cung cấp component sẵn có nhằm hỗ trợ thiết kế, phát triển web bằng HTML5 hoặc Facelets tag.
- Công nghệ Facelets: Facelets là công nghệ được cài đặt mặc định trong JSF để xử lý view. Nó cần có đầu vào XML để hoạt động. Tính năng này tập trung chủ yếu vào việc xây dựng view cho JSF.
- Expression Language: Là tính năng quan trọng nhằm cung cấp cơ chế cho xây dựng giao diện người dùng để có thể giao tiếp với các beans.
- HTML5: Là một trong những tiêu chuẩn mới đối với code web. …..JSF đưa ra một cách dễ dàng để sử dụng các thuộc tính của HTML5 vào các thành phần JSF.
- Nhanh chóng, dễ dàng trong phát triển web: Với một loạt các tool, thư viện sẵn có và rất nhiều tiện ích, JSF giúp bạn phát triển web một cách đơn giản, dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
- Đa ngôn ngữ: Với JSF, lập trình viên có thể tạo ra các website hay ứng dụng đa ngôn ngữ.
- Bean Annotations: JSF sở hữu nhiều Annotations tiện ích, giúp việc kiểm tra data có hợp lệ không trở nên vô cùng dễ dàng.
- Khả năng xử lý exception: JSF cung cấp cho lập trình viên khá nhiều phương pháp xử lý exception.
- Templating: JSF cho phép người dùng tạo template mới và sử dụng lại chúng như một component.
- Hỗ trợ AJAX: JSF cho phép hiển thị request đến server side mà không yêu cầu tải lại trang. Đồng thời framework này còn giúp hiển thị lại các thành phần có sử dụng AJAX.
- Bảo mật tốt: JSF có khả năng bảo mật tốt nhờ quy chế lưu trữ trạng thái các thành phần của view. Khi các request được gửi đến server, những thành phần này cần có tham số hợp lệ tương ứng, tham số này tạo ra ngẫu nhiên, đảm bảo khả năng bảo mật gần như tuyệt đối.
Tìm hiểu thêm kiến thức về framework bạn đọc vui lòng tham khảo tại bài viết: Framework là gì? Ưu nhược điểm của Framework
Cấu trúc của JSF
Bên cạnh tính năng, bạn còn cần tìm hiểu xem cấu trúc của JSF là gì. Framework này được cấu thành từ những yếu tố sau đây.
Cấu trúc của JSF
- Các hàm API: Những hàm này hỗ trợ biểu diễn, quản lý các thành phần UI cũng như trạng thái của chúng. Bên cạnh đó, nó còn giúp xử lý sự kiện, quy định page navigation, kiểm tra các dữ liệu đầu vào, hỗ trợ đa ngôn ngữ và accessibility
- Component được tích hợp sẵn.
- Thư viện có chứa thẻ tùy biến JSP nhằm hỗ trợ việc biểu diễn JavaServer Faces interface trong trang JSP.
- Mô hình sự kiện phía máy chủ
- Công năng hỗ trợ quản lý trạng thái
- Managed Beans
Sự khác nhau giữa JSP và JSF
Nói đến JSF, không ít người sẽ đem so sánh nó với JSP. Bizfly sẽ chỉ ra những điểm khác nhau của hai framework này ngay phía dưới.
JSF là ứng dụng web được tạo ra nhằm đơn giản hóa quá trình tích hợp và phát triển giao diện người dùng. Công nghệ này dựa trên Java và được sử dụng để giúp nhà phát triển tạo ra những website động.
Bên cạnh đó, JSF có rất nhiều những tính năng cốt lõi và không giới hạn về không gian quản lý. Hệ thống hoạt động dựa trên hai thư viện thẻ và các mẫu trên XML, trong khi đó, JSP cần sử dụng mã byte Java để biên dịch thì mới có thể hoạt động.
Sử dụng JSF trong phát triển giao diện người dùng trên web và các ứng dụng liên quan là lựa chọn rất đáng cân nhắc. Sau khi tìm hiểu JSF là gì, hãy liên hệ ngay với Bizfly để sở hữu một website với giao diện đẹp lung linh và vô cùng tiện ích với framework này.