Kênh phân phối gián tiếp - một hình thức phân phối sản phẩm, dịch vụ qua các công ty, doanh nghiệp là các bên trung gian. Vậy nó có những hình thức phân phối nào, ưu nhược điểm của kênh ra sao và doanh nghiệp cần phải lưu ý những điều gì? Hãy cùng Bizfly tham khảo trong bài viết sau đây.
Kênh phân phối gián tiếp là hình thức phân phối mà các nhà sản xuất, doanh nghiệp sử dụng các bên trung gian như: đại lý, nhà bán buôn, bán lẻ, cửa hàng,... để mang dịch vụ, sản phẩm của mình tiếp cận gần hơn với khách hàng.
Hình thức phân phối này giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế của các đơn vị trung gian để thâu tóm thị trường, phủ kín sản phẩm trên diện rộng một cách nhanh chóng và dễ dàng. Từ đó chiếm lĩnh thị phần, gia tăng lợi thế cạnh tranh, phát triển doanh thu.
Kênh phân phối gián tiếp đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, sản xuất những sản phẩm phổ biến và có lượng tiêu thụ cao trên thị trường.
Kênh phân phối gián tiếp là hình thức mà các doanh nghiệp sử dụng nhiều bên trung gian để phân phối sản phẩm
Kênh phân phối gián tiếp là một chiến lược kinh doanh có nhiều ưu điểm và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như tiếp cận khách hàng mà không mất nhiều chi phí đầu tư vào hạ tầng phân phối, chỉ cần chú trọng vào sản xuất và marketing.
Tuy nhiên, hình thức này có những nhược điểm như: mất nhiều chi phí thiết lập bộ máy hành chính, chiết khấu cho nhà sản xuất. Điều này có thể làm tăng chi phí sản phẩm/dịch vụ, làm chậm quá trình giao hàng và gây mất quyền kiểm soát của nhà sản xuất. Cùng tìm hiểu rõ hơn với nội dung bên dưới.
Ưu và nhược điểm của kênh phân phối gián tiếp
Hiện nay, các kênh phân phối gián tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả. Hãy cùng khám phá các hình thức phân phối gián tiếp phổ biến hiện nay trên thị trường qua thông tin bên dưới.
Các hình thức phân phối trong kênh phân phối gián tiếp
Chắc chắn rằng, trong tương lai kênh phân phối gián tiếp sẽ phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ bởi sự phát triển của các kênh thương mại điện tử, các kênh phân phối đa kênh và sự ứng dụng rộng rãi của công nghệ,... Hứa hẹn sẽ tạo điều kiện và mang lại nhiều cơ hội hấp dẫn trong kinh doanh cho các kênh phân phối gián tiếp. Dưới đây là một số xu hướng cụ thể của kênh phân phối gián tiếp trong tương lai:
Trong tương lai kênh phân phối gián tiếp sẽ phát triển mạnh mẽ
Với những xu hướng như hiện nay, các doanh nghiệp muốn thích ứng và kinh doanh hiệu quả thì cần có sự đầu tư lớn và đổi mới cập nhật không ngừng. Chú trọng đến các kênh phân phối đa kênh, ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, nâng cao trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng.
Khi lựa chọn được hình thức phân phối chuẩn xác sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh phát triển hiệu quả, đạt kết quả cao, ngược lại nếu lựa chọn sai, không tận dụng tối đa thế mạnh của mình sẽ làm doanh nghiệp điêu đứng. Bên dưới là bốn yếu tố cần xem xét kỹ lưỡng khi lựa chọn kênh phân phối gián tiếp mà cần bạn nắm được.
Trước khi lựa chọn hình thức phân phối, bạn cần xác định rõ rằng doanh nghiệp mình có nguồn vốn lớn, ổn định, kinh nghiệm và chuyên môn quản lý tốt hay không? Chúng có thật sự đủ để doanh nghiệp có thể tạo ra kênh phân phối của riêng mình hay không.
Ngược lại nếu không đảm bảo được tiềm lực tài chính hoặc đơn vị của bạn là các công ty/doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ chuyên môn hay quy trình kiểm soát còn hạn chế, hãy cân nhắc lựa chọn bên thứ ba - đơn vị trung gian làm nhà phân phối sản phẩm tới tay khách hàng, để đảm bảo rằng việc kinh doanh đạt hiệu quả tốt.
Lựa chọn hình thức phân phối gián tiếp dựa vào đặc điểm doanh nghiệp
Những yếu tố của thị trường bảo gồm vị trí, số lượng khách, tần suất và thói quen mua hàng,... Các nhà sản xuất/doanh nghiệp cũng cần lưu ý về hình thức mua hàng được yêu thích khi lựa chọn kênh phân phối. Ở thị trường tiêu dùng, các kênh gián tiếp được ưa chuộng nhiều hơn. Ngoài ra những mặt hàng nhu cầu cao, quy mô đặt hàng nhỏ, yêu cầu giao nhanh thì các kênh phân phối gián tiếp tiếp là phù hợp.
Yếu tố quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng bên cạnh giá thành họ còn chú trọng về đặc tính, công dụng, lợi ích và độ bền của sản phẩm. Khi đó, các đặc tính về kỹ thuật, chất lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp cho doanh nghiệp.
Lựa chọn hình thức phân phối gián tiếp dựa vào đặc điểm dịch vụ/sản phẩm
Một yếu tố không thể thiếu ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn kênh phân phối đó là đối thủ cạnh tranh. Thường thì các nhà sản xuất/doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn cạnh tranh trực tiếp với đối thủ bằng chính những kênh phân phối mà họ đang sử dụng để gia tăng khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó cũng sẽ có những doanh nghiệp sẽ lựa chọn các kênh phân phối khác, mới mẻ, độc đáo để thu hút người tiêu dùng. Vì vậy, còn phụ thuộc vào các sản phẩm, chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp mà bạn sẽ đưa ra lựa chọn kênh phân phối nào cho phù hợp.
Qua bài viết trên, Bizfly đã mang đến cho bạn và doanh nghiệp những thông tin chi tiết về kênh phân phối gián tiếp. Hy vọng rằng với những kiến thức này sẽ hữu ích và giúp doanh nghiệp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp và xây dựng kênh phân phối hiệu quả.
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp