Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì và cách cải thiện kỹ năng hiệu quả

Thủy Nguyễn 06/06/2022

Cuộc sống luôn xảy ra rất nhiều bất ngờ mà bạn không thể lường trước được đòi hỏi con người cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề. Với mục đích xử lý các công việc linh hoạt và mang lại giá trị cao nhất. Tuy nhiên để trau dồi và triển khai kỹ năng này không phải chuyện đơn giản mà cần phải có các phương án rèn luyện cụ thể để nâng cao khả năng giải quyết vấn đề.

Các chuyên gia Bizfly sẽ chia sẻ đến bạn khái niệm, quy trình và cách cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề trong bài viết sau.

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving skills) là một loại kỹ năng giúp xử lý và đưa ra phương án giải quyết một hay nhiều vấn đề phát sinh trong kinh doanh hay trong cuộc sống.

Mỗi khi xảy ra một vấn đề nào đó mà mình không biết trước, có rất nhiều người thường không biết cách giải quyết vấn đề đó như thế nào sao cho nhanh gọn và hợp lý. Lúc này, khi đã sở hữu khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, nhanh nhẹn, bạn sẽ dễ dàng thực hiện nhiều bài toán khó khăn một cách hiệu quả. 

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Việc sở hữu kỹ năng giải quyết vấn đề cũng sẽ giúp bạn dễ dàng giữ bình tĩnh trước những thách thức hay khó khăn xuất hiện một cách bất ngờ, không như mong muốn. Thay vì trở nên hoảng loạn và mất bình tĩnh, bạn có thể xem xét một cách kỹ lưỡng các vấn đề gặp phải để từ đó đưa ra được phương hướng giải quyết chính xác. Kỹ năng này thường liên quan đến khả năng nghiên cứu phân tích, sáng tạo, giao tiếp và khả năng đưa ra quyết định. 

Đọc thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì và cách rèn luyện giúp bạn thành công

Cách cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề

Để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề, mọi người cần triển khai theo một số phương pháp như sau.

Cách cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề

Cách cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề

Xác định yếu điểm của bản thân

Ai trong bạn cũng đều có những điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình. Việc cần làm đó chính là tìm ra điểm yếu và cải thiện nó hàng ngày để hạn chế các vấn đề của bản thân xảy ra.

Nghiên cứu, trau dồi kiến thức chuyên môn

Việc tìm hiểu và nghiên cứu kiến thức chuyên môn về ngành nghề, lĩnh vực mình đang làm việc sẽ giúp mọi người tự tin trong công việc và cuộc sống. Đặc biệt khi các vấn đề xảy ra, mọi người sẽ có thể vận dụng kiến thức để tạo ra nhiều phương án giải quyết đúng đắn.

Xây dựng tình huống, luyện tập

Các vấn đề xảy ra trong công việc và cuộc sống luôn không thông báo trước và có thể xuất hiện bất cứ khi nào. Vì vậy, để có thể dự phòng tình huống xấu xảy ra, mọi người cần tạo cho mình thói quen tự xây dựng tình huống và luyện tập một cách thường xuyên để tự tin giải quyết vấn đề khi nó xảy ra.

Quan sát, học hỏi từ người khác

Học hỏi từ những người có kinh nghiệm, kiến thức cũng là cách để mọi người rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Áp dụng sơ đồ Mindmap

Sơ đồ Mindmap hay còn gọi là sơ đồ tư duy sẽ tổng hợp toàn bộ thông tin một cách ngắn gọn để bạn có thể nắm bắt tất cả các dữ liệu nhanh chóng. Việc sử dụng sơ đồ tư duy còn có thể cải thiện sự sáng tạo và gia tăng khả năng ghi nhớ thông tin với thời gian ngắn nhất. 

Sử dụng kỹ thuật Brainstorming

Kỹ thuật brainstorming - một phương pháp tạo ra môi trường suy nghĩ mở, hoàn toàn tự do, cho phép bạn tạo ra những ý tưởng đột phá, cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề.

Khi áp dụng kỹ thuật Brainstorming, bạn có thể đóng góp bất kể ý tưởng nào, thậm chí là những ý tưởng kì quoặc. Với phương pháp này bạn có thể mở ra góc nhìn mới lạ khác để đưa ra giải pháp cho vấn đề của mình. 

Sát sao với quy trình giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề thường được chia nhỏ những bước thực hiện, nắm chắc từng giai đoạn thực hiện sẽ cho bạn biết được vấn đề được giải quyết đến đâu, có khả thi hay không. Khắc phục những lỗi sai từ quy trình cũng là một cách hiệu quả để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả. 

Quy trình các bước giúp giải quyết vấn đề hiệu quả

Để có được kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, bạn sẽ trải qua quy trình các bước như sau.

Quy trình các bước giúp giải quyết vấn đề hiệu quả

Quy trình các bước giúp giải quyết vấn đề hiệu quả

Bước 1: Nghiên cứu và phân tích nguyên nhân

Khi gặp phải một vấn đề xảy ra trong cuộc sống, công việc thì điều đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện đó là tìm hiểu nguyên nhân nào gây ra vấn đề, xuất hiện khi nào và ở đâu. Mọi người cần đánh giá chi tiết theo góc nhìn khách quan và bao quát, không nhìn theo góc độ chủ quan, cá nhân sẽ làm ảnh hưởng đến quyết định đúng đắn.

Bước 2: Xác định vấn đề ở nhiều khía cạnh

Sau khi đã xác định được nguyên nhân của vấn đề đang gặp phải, bước tiếp theo bạn cần đi vào phân tích và nhìn nhận vấn đề đó theo nhiều góc nhìn, khía cạnh khác nhau. Càng xem xét ở nhiều góc cạnh thì mọi người sẽ càng có cái nhìn sâu sắc về vấn đề và có cách giải quyết phù hợp nhất.

Bước 3: Xác định người giải quyết vấn đề

Lựa chọn người giải quyết vấn đề cũng là việc quan trọng mà mọi người cần lưu ý bởi không phải vấn đề đến với ai là người đó phải đi giải quyết vấn đề. Nếu như mọi người không có năng lực hoặc quyền hạn để có thể giải quyết vấn đề thì cách tốt nhất là đề cử người nào đó có năng lực để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

Bước 4: Lựa chọn giải pháp phù hợp và thực thi

Chọn lựa giải pháp không phù hợp sẽ khiến cho vấn đề các trở nên khó giải quyết hơn. Vì vậy, mọi người hãy liệt kê toàn bộ các phương pháp, đánh giá mức độ hiệu quả của từng hướng giải quyết rồi sau đó lựa chọn ra phương án phù hợp nhất có thể thực hiện. Sau khi đã lựa chọn được giải pháp tối ưu thì bạn cần nhanh chóng tiến hành để giải quyết vấn đề. 

Bước 5: Theo dõi và đánh giá kết quả

Trong quá trình thực thi kế hoạch, mọi người cần theo dõi và đánh giá kết quả khi giải quyết vấn đề. Trong trường hợp hướng giải quyết không đúng thì cần có sự điều chỉnh và khắc phục kịp thời tránh để tình trạng kéo dài quá lâu khiến cho vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Những kỹ năng cần có để giải quyết vấn đề nhanh chóng

Với việc trau dồi và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề thì có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng này, cụ thể như sau.

Nghiên cứu

Để giải quyết được vấn đề, bạn phải biết được nguyên nhân hình thành. Vì thế, kỹ năng nghiên cứu sẽ giúp bạn có những dữ liệu thực để xác định nguyên nhân có cơ sở và ứng dụng những thông tin liên quan đó vào vấn đề cần giải quyết. Cụ thể:

  • Kỹ năng nghiên cứu giúp bạn có thể đánh giá và tìm kiếm các nguồn thông tin khác nhau, tìm ra dữ liệu chất lượng cuối cùng. 
  • Kỹ năng nghiên cứu vận động ta phải sử dụng các phương pháp phân tích để tìm hiểu tình hình hiện tại, tìm ra các giải pháp khả thi.
  • Xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề hiệu quả. 

Bạn có thể cải thiện kỹ năng nghiên cứu bằng cách thực hiện các bài tập nghiên cứu, tham gia các hoạt động nghiên cứu, học tập từ những người có kinh nghiệm,...

Phân tích

Nhiều người có thể nhầm lẫn kỹ năng phân tích và nghiên cứu, vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng thực chất, kỹ năng phân tích sẽ thuộc quá trình nghiên cứu dữ liệu. Nghĩa là bạn phải có số liệu từ quá trình nghiên cứu, thì mới có thể phân tích nó. 

Với kỹ năng phân tích nhạy bén, bạn có thể thực hiện tối ưu hóa các quyết định trong quá trình giải quyết vấn đề. Bằng cách phân tích các thông tin và dữ liệu liên quan. 

Bạn có thể cải thiện kỹ năng phân tích bằng cách học các phương pháp phân tích cơ bản đến nâng cao, sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ phân tích, tham khảo các bản nghiên cứu của chuyên gia, thực hành tự phân tích một vài vấn đề cơ bản,...

Giao tiếp

Người giao tiếp giỏi, khéo ăn khéo nói sẽ dễ dàng xoa dịu được người khác và họ sẽ biết cách mở lời đề nghị để gỡ bỏ rắc rối hiện có một cách nhẹ nhàng nhất. Cụ thể hơn, nó sẽ giúp bạn có được những lợi ích trong quá trình giải quyết vấn đề như sau:

  • Thông qua quá trình trao đổi, bạn sẽ hiểu rõ được vấn đề và tình trạng, mức độ nghiêm trọng của nó để tìm kiếm giải pháp. 
  • Xây dựng mối quan hệ tốt, dễ dàng thuyết phục họ chấp nhận giải pháp của bạn. 
  • Giúp bạn bày tỏ ý tưởng một cách đơn giản, dễ hiểu để giải quyết được vấn đề đó. 
  • Điều chỉnh giải pháp giải quyết vấn đề linh hoạt sau quá trình trò chuyện và phân tích. 

Bạn có thể rèn luyện kỹ năng này bằng cách học hỏi người khác, luyện tập thói quen suy nghĩ trước khi nói, phát triển sự thân thiện của bản thân, tham gia các buổi học giao tiếp nâng cao (nếu cảm thấy cần thiết),...

Dự báo rủi ro

Trong giải quyết vấn đề, khi có được kỹ năng dự báo rủi ro sẽ giúp bạn lường trước các sự cố có thể xảy ra trong tương lai và đưa ra các phương án dự trù, sẵn sàng ứng biến. Ngoài ra, với kỹ năng này, các kế hoạch và quyết định sẽ được đồng bộ trong các hoạt động giải quyết vấn đề. Các giai đoạn sẽ đạt được mục tiêu và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. 

Bạn có thể rèn luyện kỹ năng này bằng một số cách sau:

  • Thực tập đánh giá rủi ro dựa trên các số liệu lạ hoặc số liệu quan trọng. 
  • Mở rộng góc nhìn, đối chiếu các góc nhìn khác nhau. 
  • Đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro. 
  • Cập nhật kiến thức thị trường, đời sống, thực trạng phát triển. 

Ra quyết định

Thông thường khi gặp phải một vấn đề nào đó bạn sẽ có rất nhiều cách để giải quyết chúng. Tuy nhiên, để đi đến phương án giải quyết cuối cùng thì chỉ có một cách để lựa chọn. Vì vậy, lúc này quyết định của người lãnh đạo là cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của dự án. 

Kỹ năng ra quyết định có thể giúp bạn khẳng định uy tín, bản lĩnh của mình trước những người cùng đồng hành và những yếu tố liên quan đến vấn đề được giải quyết. 

Để rèn luyện kỹ năng này, bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau:

  • Thực hiện giả định đưa ra quyết định trong tình huống khác nhau.
  • Học hỏi và lắng nghe người khác.
  • Tự đánh giá hiệu quả những quyết định của mình. 
  • Đọc sách về quản lý.

Sáng tạo

Kỹ năng sáng tạo giúp bạn tạo ra những ý tưởng mang tính đột phá trong việc giải quyết vấn đề, do những ý tưởng đắt giá này sẽ dễ dàng thuyết phục được người nghe hơn. 

Mặt khác, cách giải quyết vấn đề với kỹ năng sáng tạo sẽ đưa ra phương án giải quyết độc đáo, nằm ngoài khuôn khổ sẵn có sẽ mang lại hiệu quả cho đôi bên một cách tốt nhất. Trong lâu dài, giá trị của bạn sẽ được cải thiện và tự tin trước những quyết định của mình từ những vấn đề đơn giản đến những vấn đề phức tạp. 

Kỹ năng sáng tạo có thể rèn luyện hàng ngày bằng cách:

  • Đọc sách về những ý tưởng sáng tạo.
  • Đổi mới cách thực hiện công việc hàng ngày. 
  • Tham khảo các nguồn cảm hứng khác nhau. 
  • Giao tiếp với nhiều người để cải thiện vốn kiến thức và tăng khả năng tư duy sáng tạo.

Đọc thêm: Kỹ năng ra quyết định - 7 bước cần rèn luyện cho các nhà quản trị 

Như vậy, toàn bộ thông tin kiến thức về khái niệm, cách trau dồi và nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề đã được các chuyên gia của Bizfly chia sẻ trong nội dung bài viết trên đây. Việc rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề là cần thiết trong công việc và cuộc sống vì vậy mọi người cần nghiên cứu chi tiết để áp dụng hiệu quả và chính xác.

Bạn đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp BizCRM chưa?
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly