Microsoft Azure hiện được rất nhiều các nhà phát triển, lập trình viên sử dụng bởi những tiện ích tuyệt vời của mình. Dù vậy Microsoft Azure là gì hay vì sao nên sử dụng điện toán đám mây Microsoft Azure lại là điều không phải ai cũng nắm được.
Trong bài viết này, Bizfly sẽ cùng bạn tìm lời giải cho những vấn đề đó.
Microsoft Azure là một trong số các nền tảng điện toán đám mây, đồng thời cũng là cổng thông tin online giúp hỗ trợ người dùng trong việc truy cập, quản lý dịch vụ, tài nguyên đám mây mà Microsoft cung cấp. Dịch vụ này thường bao gồm cả lưu trữ lần chuyển đổi dữ liệu theo yêu cầu.
Microsoft Azure có khả năng hỗ trợ cho nhiều loại ngôn ngữ lập trình như Java, JS, C#,.. Để truy cập vào tài nguyên, dịch vụ trên điện toán đám mây Microsoft Azure, người dùng chỉ cần có kết nối mạng và khả năng kết nối tới Azure Portal.
Giá dịch vụ điện toán đám mây này tuân theo nguyên tắc trả tiền theo số lần sử dụng. Người dùng sẽ chỉ cần chi trả cho các dịch vụ mà mình chọn.
Microsoft azure là gì?
Để có cái nhìn toàn diện hơn về điện toán đám mây này, bên cạnh Microsoft Azure là gì, bạn cần biết về các dịch vụ mà nó cung cấp.
Microsoft Azure cung cấp dịch vụ tính toán, bao gồm máy ảo, điện toán đám mây, Service Fabric và các hàm.
Máy ảo cho phép người dùng tạo lập máy ảo trong mọi cấu hình, từ Windows cho đến Linux chỉ trong vài giây, đơn giản và nhanh chóng. Điện toán đám mây cho phép tạo lập và triển khai các ứng dụng. Khi ứng dụng đã được triển khai thì mọi công việc từ cung cấp, cân bằng hay theo dõi sức khỏe,... sẽ được Azure đảm nhận.
Dịch vụ tính toán của Microsoft Azure
Dịch vụ Service Fabric giúp đơn giản hóa quá trình phát triển microservice - một loại ứng dụng có thể chứa nhiều ứng dụng nhỏ. Sau cùng, các hàm trong dịch vụ tính toán hỗ trợ người sử dụng sử dụng các ngôn ngữ lập trình để tạo ứng dụng. Với các hàm, người dùng chỉ cần cung cấp code mà không cần băn khoăn về phần cứng khi phát triển các ứng dụng.
Xem thêm: Microservices là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa Microservices và API
Dịch vụ kết nối mạng của Microsoft Azure bao gồm Azure CDN, Express Route, mạng ảo và Azure DNS. Trong đó Azure CDN là viết tắt của Content Delivery Network - mạng lưới máy chủ có vai trò cung cấp, hiển thị nội dung trên web cho người truy cập. Express Route hỗ trợ kết nối tới đám mây và một vài dịch vụ khác thông qua các kết nối riêng tư. Nó thường được dùng để trao đổi dữ liệu giữa dịch vụ người dùng cần và mạng doanh nghiệp.
Mạng ảo là công cụ hỗ trợ người dùng mạng cho phép các dịch vụ Azure tương tác, giao tiếp với nhau mà vẫn đảm bảo sự an toàn, riêng tư. Azure DNS cho phép người dùng host tên miền DNS domain hay tiên miền hệ thống trên Azure.
Bên cạnh kết nối mạng và tính toán, Microsoft Azure còn bao gồm khả năng lưu trữ dưới các dạng Disk Storage, Blob Storage, File Storage và Queue Storage. Disk Storage cho phép người dùng tùy ý lựa chọn ổ cứng để cài đặt tùy chọn lưu trữ và máy ảo. Có 2 lựa chọn để cân nhắc là ổ cứng SSD hoặc HDD. Blob Storage là dịch vụ lưu trữ dữ liệu (gồm dữ liệu văn bản và nhị phân) trên đám mây.
File Storage là dịch vụ hỗ trợ lưu trữ file được thực hiện, truy cập qua giao thức SMB. Với các tin nhắn, người dùng sẽ được hỗ trợ lưu trữ trên Queue Storage. Dữ liệu lưu trữ có thể được tìm kiếm, truy cập tại bất cứ đâu, chỉ cần chắc chắn rằng bạn có kết nối Internet.
Dịch vụ lưu trữ của Microsoft Azure
Đây là thắc mắc mà hầu như ai đang cần tìm kiếm điện toán đám mây phù hợp cũng gặp phải. Bizfly sẽ chỉ ra một vài đặc điểm ưu việt của Microsoft Azure, khiến nó được ưa chuộng và sử dụng bởi hơn 80% doanh nghiệp trong top 500 Fortune.
Vì sao nên sử dụng Microsoft Azure?
Bizfly là một trong đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website với nền tảng điện toán đám mây (Bizfly Cloud) uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Dịch vụ tại đây đảm bảo mọi yêu cầu về công nghệ và kỹ thuật website vượt trội. Để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của Bizfly - số hotline 1900 636465.
BizWebsite - Ứng dụng công nghệ mới - Xử lý mọi vấn đề về bảo mật
Giải quyết các vấn đề về lỗ hổng bảo mật bằng công nghệ OWASP