Điện toán đám mây là gì? Ưu điểm và cách ứng dụng trong doanh nghiệp

Nguyễn Hữu Dũng 20/11/2020

Khi muốn lưu trữ thông tin hay dữ liệu, bạn cần phải tự triển khai, mua ổ cứng hay các phần mềm để thực hiện công việc đó. Tuy nhiên, nó mang lại cho bạn nhiều rủi ro cũng như phải chi trả nhiều chi phí bảo trì, bảo dưỡng phần mềm, phần cứng. Chính vì vậy, điện toán đám mây ra đời để giúp bạn khắc phục những vấn đề đó và đang ngày càng phát triển.

Vậy, điện toán đám mây là gì? Nó có những ưu nhược điểm nào? Hãy cùng Bizfly lướt xuống bài viết dưới đây để tìm hiểu ngay về vấn đề này.

Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây (Cloud Computing) là mô hình cung cấp tài nguyên tùy theo mục đích của người dùng thông qua internet. Nguồn tài nguyên đó bao gồm tất cả những gì có liên quan đến điện thoại và máy tính như các phần mềm, dịch vụ, phần cứng,... được đặt tại máy chủ ảo (đám mây) trên máy tính.

Điện toán đám mây là gì

Điện toán đám mây là gì?

Người dùng có thể mọi lúc mọi nơi truy cập vào bất cứ tài nguyên nào với điều kiện phải kết nối với hệ thống internet. 

Mô hình điện toán đám mây

Có 4 loại mô hình điện đám mây chính đang được triển khai và sử dụng phổ biến nhất hiện nay là: 

Điện toán đám mây công cộng

Điện toán đám mây công cộng (Public Cloud) là mô hình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mọi dịch vụ và các ứng dụng đều cùng nằm trên một hệ thống Cloud, tất cả mọi người đều cùng dùng chung một nguồn tài nguyên do các nhà cung cấp dịch vụ trực tiếp bảo vệ và quản lý các dữ liệu trên đám mây đó.

Mô hình điện toán đám mây công cộng

Mô hình điện toán đám mây công cộng

Điện toán đám mây công cộng có những ưu, nhược điểm sau đây:

Ưu điểm:

  • Phục vụ được nhiều đối tượng người dùng   
  • Chi phí đầu tư thấp, tiết kiệm được hệ thống máy chủ
  • Public Cloud có khả năng thu hẹp hoặc mở rộng nhu cầu thực tế của người dùng.

Nhược điểm: Mất an toàn và khó kiểm soát được dữ liệu.

=> Xem thêm nội dung thông tin về bài viết Web server là gì? Chức năng cơ bản và cách hoạt động của Web Server tại đây: https://bizfly.vn/techblog/web-server-la-gi.html

Điện toán đám mây lai

Điện toán đám mây lai (Hybrid Cloud) là sự kết hợp giữa hai điện toán đám mây là đám mây công cộng và đám mây riêng. Nó hội tụ được đầy đủ những lợi thế và hạn chế tối đa những điểm yếu của cả hai mô hình nói trên. Đám mây lai thường do các doanh nghiệp tạo ra và quản lý, có những ưu, nhược điểm:

Ưu điểm: 

  • Đảm bảo an toàn cho các dữ liệu quan trọng
  • Không bị giới hạn khi sử dụng nhiều dịch vụ điện toán đám mây.

Nhược điểm:

  • Triển khai và quản lý hệ thống gặp khó khăn
  • Chi phí xây dựng tốn kém.

Điện toán đám mây cộng đồng

Điện toán đám mây cộng đồng (Community Cloud) ra đời với mục đích giúp cho nhiều tổ chức và người dùng khác nhau cùng chung lĩnh vực hoạt động có thể chia sẻ hạ tầng, dữ liệu trên cùng một đám mây để trao đổi dữ liệu cho nhau.

Mô hình điện toán đám mây cộng đồng

Mô hình điện toán đám mây cộng đồng

Ưu điểm: 

  • Các tổ chức, doanh nghiệp hay các nhân cùng chung lĩnh vực hoạt động có thể chia sẻ, trao đổi dữ liệu cho nhau một cách dễ dàng để phục vụ nhu cầu công việc của riêng họ.
  • Đảm bảo được tính an toàn, riêng tư và tuân thủ các chính sách.

Nhược điểm: 

  • Gặp khó khăn trong việc điều hành và quản lý.
  • Chi phí xây dựng, triển khai tốn kém.

Điện toán đám mây riêng

Điện toán đám mây riêng (Private Cloud) là mô hình điện toán hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc đảm bảo an toàn cho các dữ liệu được các công ty và doanh nghiệp trực tiếp quản lý, bảo vệ bên trong bức tường lửa. Điện toán đám mây riêng có những ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm:

  • Chủ động sử dụng và quản lý dữ liệu
  • Bảo mật tốt các thông tin 

Mô hình Điện toán đám mây riêng

Mô hình Điện toán đám mây riêng

Nhược điểm: 

  • Việc triển khai công nghệ gặp nhiều khó khăn
  • Chi phí xây dựng, duy trì hệ thống tốn kém
  • Chỉ phục vụ riêng trong nội bộ doanh nghiệp, người dùng bên ngoài không thể tiếp cận hay sử dụng.

Đối tượng nào nên sử dụng điện toán đám mây 

Bất kỳ đối tượng nào cũng nên sử dụng điện toán đám mây:

  • Các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu chia sẻ và lưu trữ hạ dữ liệu.
  • Những nhà phát triển website, phần mềm, ứng dụng.
  • Người dùng cá nhân

Ưu, nhược điểm của điện toán đám mây

Bạn chỉ thực sự hiểu “điện toán đám mây là gì” nếu biết được ưu và nhược điểm của nó. Đây cũng là thông tin bổ ích giúp bạn ra quyết định có nên sử dụng nó hay không.

Ưu, nhược điểm của điện toán đám mây

Ưu, nhược điểm của điện toán đám mây

Ưu điểm: 

  • Tiết kiệm chi phí: Bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, mua phần cứng, phần mềm và chi phí duy trì bảo dưỡng, lắp đặt, chi phí thuê người trông coi và một số chi phí phát sinh khác.
  • Nhanh chóng truy cập mọi lúc mọi nơi: Bạn có thể dễ dàng truy cập vào hệ thống bất kỳ lúc nào mà không cần phải đăng ký hay thiết lập những tài khoản phức tạp.
  • Sự an toàn và tính liên tục: Dữ liệu của bạn nằm trên Dropbox, OneDrive thì sẽ có tính an toàn cao hơn, dữ liệu của bạn vẫn được lưu trữ và duy trì sử dụng nếu ổ cứng gặp vấn đề.
  • Tính bảo mật dữ liệu cao: Do dữ liệu của bạn được lưu trữ trên cloud server vì vậy nó vẫn nằm an toàn trong tài khoản online của bạn, phải có mật khẩu thì mới có thể tham gia được.

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào kết nối mạng: Nếu kết nối mạng chập chờn hay chậm chạp, bạn sẽ gặp khó khăn khi sử dụng các dịch vụ.
  • Quyền riêng tư: Các doanh nghiệp vẫn còn đắn đo trong việc tải toàn bộ dữ liệu lên cloud mặc dù đó là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí, vì nó không đảm bảo được việc dữ liệu không bị bán cho các đối thủ cạnh tranh 
  • Nỗi lo về Downtown: Không một nhà cung cấp nào đảm bảo các máy chủ của họ sẽ chạy hết công suất và liên tục 100% và không bao giờ phải dừng lại kể cả gặp sự cố.

Tuy nhiên, đó là những hạn chế không đáng kể, bởi những ưu điểm mà nó mang lại hoàn toàn lấn át được những điểm bất lợi nói trên. Vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng khi sử dụng điện toán đám mây.

Có thể bạn quan tâm: Hosting là gì? Giải pháp lựa chọn và đăng ký hosting tối ưu

Ứng dụng của điện toán đám mây 

Điện toán đám mây mang lại cho bạn nhiều ứng dụng có thể thực hiện được như:

Ứng dụng của điện toán đám mây

Ứng dụng của điện toán đám mây 

  • Cơ sở dữ liệu đám mây
  • Thử nghiệm và phát triển web
  • Phân tích các dữ liệu lớn, phức tạp
  • Lưu trữ dữ liệu cho website
  • Lưu trữ, chia sẻ dữ liệu thông qua các nền tảng như Google Drive, Dropbox, Shutterstock,…
  • Ứng dụng quản lý doanh nghiệp

Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn “điện toán đám mây là gì”, không những thế còn biết được các lợi ích cũng như cách áp dụng. Điện toán đám mây đang là mô hình tiện ích, giúp sức rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc lưu trữ và chia sẻ các dữ liệu có liên quan đến hoạt động lĩnh vực của họ.

Nguồn tham khảo:

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly