Phần mềm mã nguồn mở (open source software) là gì mà không thể thiếu trong công đoạn thiết kế website hiện nay? Cùng tìm hiểu thông tin về khái niệm này theo thông tin tại nội dung bài viết dưới đây.
Phần mềm mã nguồn mở (open source software) hiểu đơn giản là phần mềm có source code (mã nguồn) ở dạng public (công khai), bất kể người dùng nào cũng có thể xem và thay đổi. Ngược lại nếu mã nguồn không được nhiều người xem và thay đổi thì gọi là mã nguồn đóng hoặc mã nguồn độc quyền. Chung quy lại, phần mềm mã nguồn mở là sản phẩm mà nhiều lập trình viên cùng thiết lập và hợp tác.
Phần mềm mã nguồn mở là gì?
Từ những năm 1950 - 1960, những phần mềm của nhiều lập trình viên cùng hợp tác đã xuất hiện nhưng cho đến những năm 1970, các vấn đề về pháp lý gây nhiều tranh cãi khiến cho ý tưởng phần mềm mã nguồn mở mất đi sức hấp dẫn. Từ đó, phần mềm độc quyền (tức là những phần mềm đóng) chiếm ưu thế trên thế giới.
Vào năm 1985, Richard Stallman người sáng lập Free Software Foundation (FSF) đã đưa phần mềm mở trở lại thông qua dự án GNU Project. GNU là một hệ điều hành miễn phí gồm một nhóm các phần mềm và công cụ hướng dẫn thiết bị hoặc máy tính vận hành.
Sau này vào tháng 2/1998, thuật ngữ “mã nguồn mở” được chính thức chấp thuận tại hội nghị của những người đi đầu trong lĩnh vực công nghệ, đứng đầu tổ chức là ông Tim O’Reilly. Ngay vào cuối tháng đó, Open Source Initiative (OSI) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi Eric Raymond và Bruce Perens nhằm khuyến khích phát triển OSS (open source software).
Phần mềm mã nguồn mở không có bảo hành nhưng được rất nhiều người trong lĩnh vực công nghệ sử dụng trong thiết kế web và các phần mềm ứng dụng. Vậy lý do gì mà nhiều người sử dụng mã nguồn mở trong thiết kế website đến thế? Dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn.
Khả năng quản trị và điều khiển dễ dàng là lý do mà nhiều người trong giới chuyên môn lựa chọn sử dụng phần mềm mã nguồn mở. Người dùng sẽ nhanh chóng kiểm soát sản phẩm của mình, cho phép các trạng thái hoạt động trên từng phần mà họ muốn.
Lý do gì mà nhiều người sử dụng mã nguồn mở trong thiết kế website?
Phần mềm được thiết kế ở dạng “mở” nên cho phép nhiều người có thể nghiên cứu và sáng tạo để cải tiến phần mềm trở nên tốt hơn. Đây có thể xem là một thử thách dành cho nhiều lập trình viên nhằm tăng khả năng sáng tạo cho sản phẩm của mình.
Nghe thật nghịch lý nhưng phần mềm mã nguồn mở cho phép nhiều lập trình viên cùng làm việc trên một phần mềm mà không phải xin tác giả gốc. Họ dễ dàng sử dụng, sửa chữa, cập nhật và nâng cấp nhanh hơn các phiên bản mã nguồn đóng. Nói một cách dễ hiểu hơn, khi nhiều người tập trung vào “chăm sóc” một sản phẩm thì chắc chắn nó sẽ mạnh hơn.
Phần mềm có mã nguồn mở hỗ trợ được nhiều doanh nghiệp/công ty cùng các dự án quan trọng mà vẫn đảm bảo tính ổn định lâu dài. Ví dụ như bạn muốn mở rộng và cải thiện các tính năng trên website công ty sau một thời gian dài hoạt động, đội ngũ developer có thể điều chỉnh mã nguồn mở để đáp ứng yêu cầu của bạn.
Trong lĩnh vực thiết kế website, những phần mềm mã nguồn mở được sử dụng nhiều nhất là:
Mã nguồn mở Wordpress được đánh giá là open source software mạnh nhất từ trước đến nay nên được dùng phổ biến nhất. Có hơn 70% các website hiện nay đều sử dụng và phát triển nhờ vào mã nguồn này.
Mã nguồn mở Wordpress
Mã nguồn mở Joomla nổi tiếng với cấu hình mạnh cùng khả năng tương thích cao, có thể giúp website của bạn mở rộng và phát triển thêm nhiều tính năng hiện đại khác.
Mã nguồn mở Joomla
Mã nguồn mở Drupal được xây dựng bởi ngôn ngữ PHP và nhiều loại cơ sở dữ liệu như MySQL, SQLite, Microsoft SQL Server,... nên sẽ hỗ trợ rất tốt cho nhiều website hiện nay.
Magento, OpenCart, WooCommerce là ba phần mềm mã nguồn mở góp mặt rất nhiều trong việc hỗ trợ các website thương mại điện tử. Nổi bật là các chức năng như bán hàng, giỏ hàng, thành toán,... đều được phát triển từ ba mã nguồn mở này. Đây được xem là giải pháp tối ưu mà nhiều website TMĐT hiện nay tìm đến.
B2evolution là mã nguồn mở hỗ trợ chủ yếu cho các trang blog, người dùng và quản trị viên chỉ thiết lập một lần duy nhất, nổi bật với tính năng multi-blog. Mã nguồn này cũng được xây dựng trên nền tảng PHP và MySQL nên hoạt động khá hiệu quả trong việc phát triển website hiện nay.
Liệu mọi phần mềm mã nguồn mở đều miễn phí? Câu trả lời là không. Dù gì, mã nguồn mở cũng là sự đóng góp cả về chất xám lẫn thời gian, công sức của nhiều lập trình viên nên nó không phải là một tài nguyên miễn phí.
Liệu mọi phần mềm mã nguồn mở đều miễn phí?
Các developer hoàn toàn có thể tính tiền cho sản phẩm mà họ tạo ra hoặc cùng đóng góp cải tiến. Họ cũng có thể tặng miễn phí nhưng sẽ thu thêm các khoản phí dịch vụ hỗ trợ và triển khai. Nếu như doanh nghiệp muốn sử dụng mã nguồn mở để phát triển hiệu suất kinh doanh thì phải tìm hiểu và trả phí cho một mã nguồn thông dụng và hiện đại nhất.
Với sự phát triển của Google, không khó để bạn tìm ra những tài liệu đọc thêm về khái niệm phần mềm mã nguồn mở. Tuy nhiên, hãy biết chọn lọc những nguồn tài liệu uy tín để nhận được nội dung chất lượng. Wikipedia.org chính là một trong những địa chỉ tin cậy để bạn tham khảo. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên bỏ qua một số bài viết về “Phần mềm mã nguồn mở” tại link sau đây:
Tạo dựng dấu ấn thương hiệu với website đẳng cấp từ BizWebsite
Uy tín - Chuyên nghiệp - Thân thiện với người dùng