Phân tích công việc có vai trò như cơ sở để người quản trị hiểu và mô tả đúng về công việc cho vị trí mà doanh nghiệp đang cần nhân sự, từ đó chọn đúng nhân tài có thể mang đến giá trị doanh thu cho công ty.
Cùng các chuyên gia Bizfly tìm hiểu khái niệm Phân tích công việc là gì, các yếu tố cần thiết và quy trình thực hiện trong bài viết sau. Bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Phân tích công việc (job analysis) là quá trình thu thập tư liệu và đưa ra đánh giá các thông tin quan trọng có liên quan đến công việc cụ thể trong một doanh nghiệp. Với mục đích làm rõ bản chất và trách nhiệm cũng như quyền hạn khi thực hiện công việc và các kỹ năng nhân viên cần có để đạt hiệu suất lao động tốt nhất.
Phân tích công việc là gì?
Ngoài ra, phân tích công việc còn giúp nhà quản trị xác định được sự khác biệt giữa công việc này với công việc khác. Có thể đặt ra một vài câu hỏi như:
Phân tích công việc mang lại lợi ích rất lớn đối với người quản trị và người lao động, trong đó phải kể đến khả năng đảm bảo tính hiệu quả và hoàn thành mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Cùng câc chuyên gia Bizfly tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung dưới đây.
Muốn phân tích công việc tối ưu và đạt được hiệu quả, bạn cần có những yếu tố cần thiết sau:
Xác định tình hình thực hiện trong quá trình phân tích công việc giúp nhà quản lý đưa ra quy trình làm việc tối ưu.
Thông tin về tình hình thực hiện công việc sẽ bao gồm phương pháp làm việc, thời gian hao phí thực hiện công việc và các yếu tố của thành phần công việc khác.
Những yêu cầu đối với nhân viên trong quá trình thực hiện công việc gồm nhiều khía cạnh khác nhau
Trong đó, học vấn và trình độ chuyên môn là những yếu tố quan trọng của một nhân viên, những tiêu chuẩn này giúp người phân tích công việc đánh giá đúng và giao công việc phù hợp để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Tiêu chuẩn hiệu suất trong công việc được đặt ra nhằm đảm bảo chất lượng công việc trong khoảng thời gian nhất định. Bao gồm: Định mức thời gian, số lượng, chất lượng của sản phẩm.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn của hiệu suất còn được sử dụng để so sánh các kết quả công việc thực tế với nhau, việc so sánh góp phần đánh giá khả năng hoàn thiện công việc và đưa ra các phương án cải tiến, hoàn thiện công việc, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động.
Điều kiện thực hiện công việc của nhân sự bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như sự cố gắng, thể lực, ý chí phát triển. Đặc biệt với công việc vận chuyển hàng hóa nặng, thì yếu tố về thể lực đòi hỏi cần được đảm bảo đủ sức khỏe để thực hiện công việc.
Mặt khác, thời gian biểu cũng cần được phân bổ hợp lý để tuân thủ đúng hạn hoàn thành. Người phân tích công việc cần đảm bảo các yếu tố khác ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng công việc của nhân viên như:
Trang thiết bị cần được người quản lý đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng trong quá trình phân tích công việc. Nhân viên được trang bị đủ điều kiện máy móc mới có thể đủ nền tảng để hoàn thành tốt công việc trong thời gian được giao.
Nhưng cũng cần nắm rõ tính chất công việc của nhân sự để phân bổ số lượng công cụ làm việc hợp lý, tránh cung cấp thừa thãi, sẽ gây lãng phí tài nguyên của tổ chức.
Phân tích công việc hiệu quả thường được thực hiện thông qua quy trình các bước cơ bản như sau.
Quy trình các bước phân tích công việc hiệu quả
Để thu thập thông tin phục vụ phân tích công việc, bạn có thể áp dụng các phương pháp thu thập cơ bản gồm:
Với phương pháp này, các nhân sự tuyển dụng hoặc người quản lý sẽ điền bảng hỏi về KSA cần thiết cho công việc. HR sẽ tiến hành tổng hợp câu trả lời để xác định tuyên bố tổng hợp về các yêu cầu công việc.
Phương pháp này được áp dụng với mục tiêu lọc ra những câu trả lời cụ thể với mục đích xác định tần suất thực hiện nhiệm vụ cụ thể, tầm quan trọng tương đối và kỹ năng cần thiết cho công việc. Khi cần phân tích công việc một cách khách quan thì đây là phương pháp hữu ích.
Bằng cách phỏng vấn trực tiếp, bạn sẽ thu thập được những thông tin cần thiết từ phía nhân viên về các KSA cần thiết cho công việc. Một danh sách câu hỏi được chuẩn bị sẵn sẽ được thêm vào buổi nói chuyện đồng thời bổ sung một số câu hỏi đánh giá dựa trên phản ứng của nhân viên. Đây là phương pháp lý tưởng cho những công việc đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao.
Phân tích công việc và mô tả công việc là hai khái niệm có mối liên quan chặt chẽ với nhau nhưng lại hoàn toàn khác biệt.
So sánh việc phân tích công việc và mô tả công việc
Để tuyển dụng và điều động các vị trí hiệu quả với từng nhân sự thì người quản trị cần phân tích công việc và hiểu quy trình sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp. Mỗi vị trí khác nhau sẽ có những cách phân tích công việc khác nhau và việc phân tích này đều mang lại lợi ích đối với người quản trị và người lao động.