Hiểu được tầm quan trọng của chuyển đổi số và thực hiện đúng là hay câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Nhiều doanh nghiệp hiện nay vì những lầm tưởng dưới đây mà đã phải nhận thất bại trong đường đua chuyển đổi số.
Không phải tất cả mọi vấn đề của doanh nghiệp đều cần chuyển đổi số. Trong thế giới công nghệ 4.0 hiện nay, bạn cần bình tĩnh tìm ra những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải. Bởi có thấu hiểu mô hình kinh doanh và bối cảnh cạnh tranh thị trường, cũng như tâm lý người tiêu dùng thì mới có thể cân nhắc việc có hay không áp dụng công nghệ?
Tâm lý tham lam, nóng vội, muốn áp dụng nhiều xu hướng công nghệ cùng một lúc đã dẫn các doanh nghiệp nhanh chóng rơi vào thất bại. Bạn dễ bị sa đà, không có đủ nguồn lực và thời gian để giải quyết những vấn đề trọng tâm mà công ty mình mong muốn. Để khắc phục sai lầm này, doanh nghiệp nên ngừng tập trung vào công nghệ. Hãy bắt đầu tập trung vào những mong muốn, insight và hành vi của khách hàng, từ đó tìm ra các công nghệ đáp ứng đúng nhu cầu.. Cuối cùng, lập chiến lược để áp dụng công nghệ sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Sự thành công của chuyển đổi số phải nằm trong tư duy, cách chủ doanh nghiệp tiếp cận và giải quyết vấn đề, đổi mới hàng ngày, hàng giờ. Công nghệ chỉ là một thứ công cụ, không đảm bảo được kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Vậy nên, một công ty mà nhân viên không có tư duy số hóa thì khó lòng mà xây dựng và thực hành trong một chiến lược lâu dài và kiên định. Chuyển đổi số không chỉ là hoạt động nhằm tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng năng suất, tạo lợi nhuận mà hơn hết, nó phải là nền tảng văn hóa của một doanh nghiệp.
Khá nhiều doanh nghiệp đang coi việc chuyển đổi kỹ thuật số như là một điểm đến, trong khi đây lại là một hành trình dài không ngừng nghỉ và liên tục. Chuyển đổi kỹ thuật số tức là doanh nghiệp cần phải hiểu về cách công nghệ tác động đến mối quan hệ giữa thương hiệu và người dùng, sau đó phát triển các khả năng để áp dụng công nghệ nhằm đáp ứng những cơ hội đó. Thương hiệu, người dùng là những yếu tố sẽ không ngừng phát triển song hành với sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy chuyển đổi kỹ thuật số cũng là một quá trình phát triển không ngừng.
Lẽ tất nhiên, khách hàng vẫn luôn là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp và là động lực chính trong công cuộc chuyển đổi số. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thay đổi từng ngày từng giờ như hiện nay, ngay chính khách hàng cũng không rõ mình đang thực sự muốn gì. Khi bạn coi khách hàng là trọng tâm duy nhất và sẵn sàng đáp ứng tất cả yêu cầu của họ, bạn có xu hướng đánh mất đi triết lý và bản sắc thương hiệu của mình.
Thay vì coi khách hàng là thượng đế, hãy biến họ thành một người bạn, người thân trong gia đình, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng nhưng vẫn giữ được giá trị cốt lõi về mặt tổ chức và văn hóa.
Chuyển đổi số là sân chơi công bằng cho tất cả mọi doanh nghiệp mà ở đó, bất kỳ ai đủ nhanh nhạy cũng có thể tìm thấy "bản sắc thương hiệu" cho riêng mình. Mặc dù trước nay, chuyển đổi số vẫn được coi là sân chơi chính cho các unicorn và startup công nghệ cao, nhưng trên thực tế doanh nghiệp truyền thống mới chính là những trụ cột nuôi dưỡng nền kinh tế. Nếu không linh hoạt bắt kịp với những đổi thay mang tính chiến lược thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ nhanh chóng bị đào thải và không bắt kịp xu hướng thời đại.
Rất nhiều doanh nghiệp khi nghe đến chuyển đổi số thường bị nhầm tưởng với số hóa. Thực chất đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Số hóa (Digitizing) được hiểu là quá trình nhập dữ liệu từ bản cứng lên phần mềm để dễ dàng quản lý, đánh giá và theo dõi định kỳ. Còn Chuyển đổi số là dựa trên nền tảng “số hóa” sẵn có, doanh nghiệp sử dụng các dữ liệu đã được số hóa từ trước, rồi áp dụng công nghệ để phân tích, thay đổi những dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn. Nhờ đó giúp tiếp cận khách hàng và đem lại giá trị vượt trội cho doanh nghiệp.
Như vậy có thể thấy, chuyển đổi số là quá trình cao cấp hơn số hóa và dựa trên chính nền tảng từ số hóa. Nếu bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, doanh nghiệp có thể sẽ đưa ra những định hướng, quyết định sai lầm.
Nếu doanh nghiệp của bạn còn đang luẩn quẩn trong bài toán chuyển đổi số doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với Chuyên gia BizFly - nhà sáng lập hệ sinh thái công cụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp với 15 năm kinh nghiệm tại đây!
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại