Sản phẩm khả dụng tối thiểu là gì? Ứng dụng trong doanh nghiệp

Thủy Nguyễn 24/07/2023

Sản phẩm khả dụng tối thiểu hay Minimum Viable Product (viết tắt MVP) là một khái niệm quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm. Nếu bạn để ý, các sản phẩm mới thường gặp phải nhiều lỗi và phản ứng tiêu cực từ người dùng. Khi đó, các công ty cần đến khái niệm MVP để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm, từ đó định hướng sản phẩm đến khách hàng tiềm năng. Vậy MVP thực chất là gì, Bizfly sẽ giải đáp với bạn thông qua bài viết dưới đây.

Sản phẩm khả dụng tối thiểu là gì?

Sản phẩm khả dụng là gì

Sản phẩm khả dụng là gì

Sản phẩm khả dụng tối thiểu (MVP), là một sản phẩm đủ tinh gọn, đơn giản nhất và được tung ra thị trường trong thời gian sớm nhất có thể. Mục đích của MVP là để nhà sản xuất thu thập ý kiến người dùng và kiểm tra mức độ khả thi của sản phẩm.

Do đó, MVP vì vậy chưa là một sản phẩm hoàn chỉnh sau cùng. Thay vào đó MVP đóng vai trò tiếp cận với các khách hàng tiềm năng. Sau đó người dùng sẽ đưa ra ý kiến, phản hồi cho công ty về MVP. Các công ty sẽ sử dụng thông tin này để cải thiện sản phẩm theo đúng tệp khách hàng mà họ mong muốn. Quá trình này sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần, cho đến khi sản phẩm hoàn thiện và có thể được sản xuất trên quy mô công nghiệp.

Điểm lợi của sản phẩm khả dụng tối thiểu (MVP) với doanh nghiệp

Qua khái niệm trên bạn đã phần nào nắm được vì sao các công ty lại sử dụng kỹ thuật sản phẩm khả dụng tối thiểu. Để hiểu rõ hơn chiến lược này tác động thế nào đến doanh nghiệp, dưới đây là 3 lợi ích mà MVP mang lại.

Lọc bỏ các tính năng kém hiệu quả

Một lợi ích dễ thấy của chiến lược sản phẩm khả dụng tối thiểu, đó là tận dụng ý kiến của người dùng vào khâu phát triển sản phẩm. Trong quá trình nghiên cứu, nhiều công ty thường dựa vào “ý kiến chủ quan” để dự đoán mong muốn của khách hàng. Thực tế những dự đoán chủ quan này thường sai lệch khá xa so với những gì khách hàng mong đợi

Nhờ ứng dụng sản phẩm khả dụng tối thiểu, công ty không phải “đoán mò” xem khách hàng đang cần gì. Thay vào đó, MVP đem lại khối lượng thông tin khổng lồ cho doanh nghiệp. Dựa vào đó, doanh nghiệp, giờ đây đã có được cái nhìn “khách quan” hơn, có được chiến lược phát triển sản phẩm đúng đắn.

Chiếm lĩnh thị phần

Lợi ích của sản phẩm MVP

Lợi ích của sản phẩm MVP

MVP là giải pháp giúp doanh nghiệp cung cấp một sản phẩm đủ đơn giản để giải quyết vấn đề, nhu cầu của khách hàng. Sau quá trình trải nghiệm khách hàng sẽ đưa ra phản hồi của họ về sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ cải thiện sản phẩm thích hợp với từng nhu cầu mà khách hàng phản hồi. Một khi sản phẩm giải quyết được mong muốn của khách hàng một cách tốt nhất, khả năng họ quay trở lại mua hàng của công ty hoặc giới thiệu sản phẩm cho người khác là rất cao

Hạn chế rủi ro và tối ưu tài nguyên

Với sản phẩm khả dụng tối thiểu, đội nghiên cứu không cần cải thiện sản phẩm vượt quá mức “tối thiểu” mà sản phẩm cần có cho đến khi họ có đủ dữ liệu. MVP là các sản phẩm chưa hoàn chỉnh, những sản phẩm này sẽ thay đổi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu hoặc hoàn toàn bị loại bỏ do không phù hợp.

Nhờ vậy, doanh nghiệp không phải bỏ ra nguồn vốn quá lớn hay nhân lực dồi dào cho các sản phẩm thử nghiệm này. Rủi ro xảy ra cũng ít hơn khi các MVP chỉ được sản xuất với số lượng nhỏ nhằm thu thập thông tin khách hàng. 

So sánh MVP/POC/Prototype và lựa chọn chiến lược nào hợp lý?

Bên cạnh sản phẩm khả dụng tối thiểu, có hai khái niệm khác mà bạn cần hiểu để tránh nhầm lẫn với MPV. Đó là PoC (Bằng chứng khái niệm) và Prototype (mẫu thử).

Proof of Concept (Bằng chứng khái niệm)

Thoạt nghe có vẻ PoC khá giống với MVP, tuy nhiên PoC chỉ là những sản phẩm thử nghiệm nội bộ, không được tung ra thị trường. Các sản phẩm này nhằm kiểm chứng một giải pháp, ý tưởng có thực sự khả thi và mang tính thực tiễn hay không. Ngoài ra, PoC được các startup đem đến các vòng gọi vốn để tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng.

Prototype (Mẫu thử)

Trong khi PoC dùng để trả lời cho câu hỏi “có thực tiễn hay không?” thì Prototype là câu trả lời về vấn đề “làm như thế nào?”. Các Prototype có thể là tổng hợp các PoC, bao gồm tính năng, tính khả dụng của một sản phẩm, giải pháp. Giống như PoC, Prototype là một sản phẩm thử nghiệm nội bộ, không được tung ra thị trường.

Cả PoC và Prototype đều có điểm chung là các sản phẩm chưa hoàn chỉnh, được lưu hành và kiểm chứng nội bộ trong công ty, vì thế chúng mang nhiều ý kiến “chủ quan” của doanh nghiệp. Ngược lại, các sản phẩm khả dụng tối thiểu (MVP) là những sản phẩm được tung ra thị trường, được sử dụng bởi chính khách hàng và đem lại nguồn thông tin khổng lồ về tệp khách hàng tiềm năng.

Do vậy, nếu sản phẩm chỉ là ý tưởng, thì các chiến lược PoC và Prototype sẽ giúp bạn thực tế hóa nó thành sản phẩm. Tuy nhiên, để sản phẩm này tiếp cận được với khách hàng, giải quyết đúng nhu cầu của họ thì sản phẩm khả dụng tối thiểu - các MVP - chính là chiến lược mà bạn nên lựa chọn.

Đánh giá khách hàng mua sản phẩm qua phần mềm bán hàng

Tận dụng phần mềm quán lý OneX thu thập dữ liệu của khách hàng về MVP

Tận dụng phần mềm quản lý BizShop thu thập dữ liệu của khách hàng về MVP

Lợi ích quan trọng nhất của chiến lược sản phẩm khả dụng tối thiểu, chính là đem ý kiến của khách hàng về với doanh nghiệp. Nếu không có những ý kiến này, chiến lược MVP được xem là thất bại.

Vậy làm sao để thu thập được những đánh giá, góp ý, phàn nàn của khách hàng về sản phẩm? Hiện nay, cách đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất đó là sử dụng các phần mềm thu thập thông tin, quản lý bán hàng. Bizfly là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực số hoá doanh nghiệp với giải pháp BizShop, phần mềm quản lý tích hợp nhiều tính năng.

Với BizShop, bạn có thể dễ dàng thu thập những gì khách hàng “nghĩ” về sản phẩm của mình. Thông qua một hệ thống đồng bộ tất cả các trang bán lẻ, thương mại điện tử với nhau. Bên cạnh đó, BizShop còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian khi chỉ cần quản lý tập trung trên 1 phần mềm. 

Ở BizShop có đầy đủ các tính năng: quản lý hàng tồn, quản lý đơn hàng, cập nhật tình trạng xuất nhập kho, thu thập ý kiến người dùng, liên kết các sàn thương mại điện tử. Bạn có thể dùng thử giải pháp BizShop ngay bây giờ hoàn toàn miễn phí. Chỉ cần liên hệ đến tổng đài tư vấn 24/24 của Bizfly.

Trên đây là bài viết về khái niệm sản phẩm khả dụng tối thiểu là gì. Hy vọng qua bài viết bạn đã nắm được những lợi ích mà MVP mang lại. Đọc thêm các bài viết về số hoá, ứng dụng công nghệ AI trong doanh nghiệp tại trang chủ của Bizfly.

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly