5 Phương thức vận chuyển phổ biến và những nhược điểm cần lưu ý

Thủy Nguyễn 24/07/2023

Ngày nay, hoạt động mua sắm được mở rộng phạm vi với các gian hàng quốc tế tại sàn thương mại điện tử. Từ đó, phương thức vận chuyển đã trở thành vấn đề đáng chú ý tại các doanh nghiệp. Xác định được cách vận chuyển phù hợp với sản phẩm giúp nhà quản trị tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian kinh doanh và có được nhiều lợi ích phát triển tốt nhất.

Thông qua bài viết dưới đây, Bizfly sẽ chia sẻ 05 phương thức phổ biến, để doanh nghiệp có thể lựa chọn phương tiện phù hợp. 

Phương thức vận chuyển là gì? 

Phương thức vận chuyển (Hình thức vận chuyển) là các phương tiện hoặc phương pháp sử dụng để thực hiện hoạt động giao hàng từ một địa điểm này đến một địa điểm khác. Trong phương thức vận chuyển sẽ có rất nhiều loại hình phương tiện khác nhau, nhằm phục vụ cho từng đặc tính của hàng hóa.

Phương thức vận chuyển là các loại hình giao thông tương ứng với đặc điểm của hành trình, tạo thành mô hình vận tải phục vụ cho nhu cầu giao-nhận

Phương thức vận chuyển là các loại hình giao thông tương ứng với đặc điểm của hành trình, tạo thành mô hình vận tải phục vụ cho nhu cầu giao-nhận 

Có những phương thức vận chuyển nào đang phổ biến? 

Hiện nay, có 5 phương thức vận chuyển phổ biến, bao gồm: đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường ống. Dưới đây, Bizfly giới thiệu những khái niệm về các phương thức này. 

Phương thức vận chuyển đường biển 

Hiện nay, phương thức vận chuyển theo đường biển có vai trò quan trọng trong ngành logistics và giao thương quốc tế. Dưới hình thức vận chuyển hàng hóa qua các phương tiện đi tên biển như tàu, thuyền,... vận chuyển theo đường biển đáp ứng được nhiều yêu cầu  khắt khe, phù hợp với nhiều mặt hàng: Từ thiết bị điện tử khối lượng nặng, cho đến thực phẩm tươi sống đều được đảm bảo và bảo quản an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.

 

Phương thức vận chuyển đường biển sẽ sử dụng phương tiện là các tàu, thuyền… để vận chuyển hàng hóa

Phương thức vận chuyển đường biển sẽ sử dụng phương tiện là các tàu, thuyền… để vận chuyển hàng hóa 

Phương thức vận chuyển đường hàng không 

Phương thức vận chuyển đường hàng không là hình thức có tộc độ vận chuyển nhanh nhất

Phương thức vận chuyển đường hàng không là hình thức có tộc độ vận chuyển nhanh nhất 

Là hình thức sử dụng phương tiện máy bay để vận chuyển hàng hóa, phương thức này có tốc độ nhanh nhất, cũng như tính an toàn được đảm bảo rất cao. Hình thức này thường được áp dụng cho các loại hàng hóa cần vận chuyển trong thời gian ngắn, hoặc mặt hàng có giá trị cao: vắc-xin, thuốc, hàng điện tử… 

Phương thức vận chuyển đường bộ 

Phương thức vận chuyển đường là hình thức phổ biến nhất, và đang được nhiều đơn vị sử dụng vi tính linh hoạt của dịch vụ: theo dõi đơn hàng liên tục, thời gian vận chuyển nhanh, giao-nhận hàng tận nơi… Hình thức đường bộ sử dụng các phương tiện với nhiều quy mô khác nhau, từ xe container tải trọng lớn, xe đầu kéo cho đến các xe tải, xe bán tải… để đưa hàng hóa đến khắp nơi. 

Hình thức vận chuyển đường bộ là hình thức phổ biến nhất, với nhiều loại hình phương tiện phục vụ cho việc giao nhận, cùng độ linh hoạt về giờ giấc khá cao

Hình thức vận chuyển đường bộ là hình thức phổ biến nhất, với nhiều loại hình phương tiện phục vụ cho việc giao nhận, cùng độ linh hoạt về giờ giấc khá cao 

Phương thức vận chuyển đường sắt 

Vận chuyển bằng đường sắt là hình thức có chi phí thấp, cùng độ đảm bảo an toàn cho hàng hóa khá cao

Vận chuyển bằng đường sắt là hình thức có chi phí thấp, cùng độ đảm bảo an toàn cho hàng hóa khá cao 

Đường sắt là phương thức vận chuyển sử dụng phương tiện tàu hỏa hoặc tàu lửa để chuyển hàng đến các địa điểm. Các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức này khi hàng có trọng lượng nặng cần được giao đến các khu vực lân cận trong nước. 

Phương thức vận chuyển đường ống 

Đối với những mặt hàng chất lỏng như: xăng, dầu, hóa chất… và một số hàng hóa đặc thù khác, doanh nghiệp sẽ sử dụng hình thức đường ống để đưa hàng hoá đến điểm nhận. Hình thức này sẽ sử dụng phương tiện là hệ thống các tuyến đường ống được lắp đặt từ điểm này đến điểm khác, hoặc từ quốc gia này đến quốc gia khác.

Vận chuyển bằng đường ống là phương thức sử dụng cho các ngành hàng đặc thù như hóa chất, xăng, dầu…

Vận chuyển bằng đường ống là phương thức sử dụng cho các ngành hàng đặc thù như hóa chất, xăng, dầu… 

Ưu nhược điểm của các phương thức vận chuyển hàng hóa 

Sau khi tìm hiểu về các phương thức vận chuyển phổ biến, trước khi doanh nghiệp của bạn lựa chọn hình thức phù hợp, hãy cùng Bizfly điểm qua các ưu-nhược điểm của chúng để có các đánh giá chuẩn xác. 

Phương thức vận chuyển đường biển 

Ưu điểm: 

  • Vận chuyển khối lượng hàng lớn, với đa dạng các loại hàng hóa 
  • Giá thành cho một đợt vận chuyển thấp  
  • Độ an toàn khi vận chuyển hàng hóa cao 

Nhược điểm: 

  • Thời gian giao-nhận chậm hơn các hình thức khác, đôi khi sẽ bị ảnh hưởng bởi tình hình thời tiết 
  • Thủ tục vận chuyển cần chuẩn bị nhiều giấy tờ, cùng quy trình phức tạp
  • Không thể nhận hàng trực tiếp mà phải thông qua hình thức vận chuyển khác

Phương thức vận chuyển đường hàng không 

Ưu điểm: 

  • Thời gian giao-nhận khá nhanh, phù hợp với các trường hợp cần gửi hàng gấp 
  • Có thể vận chuyển hàng hóa từ các quốc gia khác, với thời gian chuẩn xác 
  • Hàng hóa được đảm bảo an toàn

Nhược điểm: 

  • Chi phí vận chuyển cao 
  • Khối lượng hàng hóa có giới hạn
  • Hàng hóa gửi đi phải tuân thủ tiêu chuẩn và thủ tục nghiêm ngặt
  • Không phù hợp khi gửi các loại hàng có giá trị thấp 

Phương thức vận chuyển đường bộ 

Ưu điểm: 

  • Đa dạng phương tiện vận chuyển
  • Giờ giấc hoạt động linh hoạt 
  • Không có các thủ tục phức tạp 
  • Hàng hóa được giao tận nơi 
  • Phù hợp với các loại hình giao nhận trong cự ly gần và trung bình 

Nhược điểm: 

  • Phát sinh chi phí tại các trạm thu phí, nếu hàng hóa vận chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác
  • Độ an toàn cho hàng hóa không được đảm bảo 
  • Một số rủi ro có thể xảy ra như: kẹt xe, giờ giấc lưu thông xe tải trọng lớn tại mỗi khu vực…
  • Kích thước và khối lượng hàng hóa được vận chuyển có giới hạn 

Phương thức vận chuyển đường sắt 

Ưu điểm: 

  • Cước phí thấp hơn so với các hình thức khác 
  • Quá trình vận chuyển không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay tình trạng giao thông 
  • Hàng hóa trong quá trình vận chuyển hạn chế xảy ra các tình trạng: thất thoát, rơi vỡ...   

Nhược điểm: 

  • Thời gian vận chuyển chậm 
  • Hàng hóa khi được giao đến, khách hàng phải đến ga tàu để nhận. Yếu tố này có thể phát sinh cho doanh nghiệp thêm chi phí khác khi phải vận chuyển hàng hóa từ ga về kho bãi của mình 

Phương thức vận chuyển đường ống 

Ưu điểm: 

  • Vận chuyển được khối lượng hàng lớn, với đường đi riêng biệt, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố giao thông và thời tiết. 
  • Hạn chế các sự cố như hư hỏng, mất mát hoặc thất lạc hàng hóa 

Nhược điểm: 

  • Vận tốc vận chuyển khá chậm 
  • Loại hình hàng hóa được phép sử dụng hình thức không đa dạng  
  • Chi phí cao, cùng các thủ tục phức tạp 

Nói chung, doanh nghiệp cần nắm được khái niệm, cũng như đặc điểm, ưu-nhược điểm về các phương thức vận chuyển kể trên, để khi vận chuyển hàng hóa sẽ lựa chọn được loại hình phù hợp, cũng như không gặp những sự cố đáng tiếc khác. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về hình thức vận chuyển còn giúp doanh nghiệp có thể chuẩn bị kỹ càng các giấy tờ và thủ tục cần thiết, để hoạt động vận chuyển không bị gián đoạn và không phát sinh các rủi ro như: tốn chi phí lưu kho, mất thời gian… 

Hình thức vận chuyển nào các sàn thương mại điện tử đang áp dụng 

Ngày nay, với sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh với đa dạng mặt hàng có xuất xứ khác nhau. Bên cạnh đó, các sàn TMĐT cũng tích hợp thêm các gian hàng quốc tế với mục đích mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng. Từ đó, các phương thức vận chuyển khác nhau cũng được doanh nghiệp sử dụng để phục vụ cho việc giao-nhận hàng hóa hoặc nhập nguồn hàng từ nhiều nơi. 

Để có thể lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp, các doanh nghiệp nên dựa vào ưu-nhược điểm ở phần trên để đánh giá, cùng với xem xét các yếu tố như: khối lượng của đơn hàng, khu vực giao nhận hoặc tình trạng của đơn hàng. Hiện nay, tại các sàn TMĐT đang  áp dụng nhiều phương thức vận chuyển, nổi bật kể đến như: 

  • Hình thức đường bộ: đây là phương thức phổ biến được sử dụng để vận chuyển hàng hóa từ kho hàng đến các khu vực trong nước. 
  • Hình thức đường biển: đối với một số sàn TMĐT có tích hợp các gian hàng từ quốc tế, phương thức đường biển được sử dụng để vận chuyển hàng hóa từ nước khác đến Việt Nam. Bên cạnh đó, hình thức này còn được sử dụng để vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn. 
  • Hình thức hàng không: phương thức này thường được sử dụng cho các đơn hàng khẩn cấp hoặc áp dụng cho một số mặt hàng cần vận chuyển nhanh: thực phẩm, thuốc… 
  • ...

Ngoài ra, các sàn TMĐT còn sử dụng vận chuyển đa phương thức để giao-nhận hàng hóa. Bạn có thể thấy hình thức này tại các kho bãi của dịch vụ vận chuyển đường sắt hoặc đường hàng không. Hàng hóa sẽ được tập trung tại kho, sau đó các phương tiện vận chuyển đường bộ sẽ đến là giao hàng tới điểm đến tiếp theo.

Tại Việt Nam, phương thức vận chuyển đường bộ vẫn là hình thức phổ biến nhất ở các nền tảng TMĐT. Vì tính linh hoạt trong giờ giấc vận chuyển, cùng với phương tiện vận chuyển đa dạng phù hợp với khối lượng và kích thước hàng hóa. Bên cạnh đó, chi phí hấp hơn hầu hết các hình thức vận chuyển khác.

 

Các sàn thương mại điện tử ngày nay đa phần sử dụng phương thức vận chuyển bằng đường bộ, giúp việc giao-nhận hàng hóa trở nên linh hoạt và nhanh chóng

Các sàn thương mại điện tử ngày nay đa phần sử dụng phương thức vận chuyển bằng đường bộ, giúp việc giao-nhận hàng hóa trở nên linh hoạt và nhanh chóng 

Vừa rồi, Bizfly đã chia sẻ về phương thức vận chuyển, các ưu-nhược điểm của chúng, cùng góc nhìn về hình thức gửi hàng hóa mà các sàn thương mại điện tử đang áp dụng. Hy vọng, với các thông tin trên, doanh nghiệp của bạn sẽ có được cá đánh giá, cũng như lựa chọn được giải pháp vận chuyển với hình thức phù hợp. 

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly