Wix là gì? Hướng dẫn thiết kế website bằng Wix đơn giản

Nguyễn Hữu Dũng 08/11/2020

Với trên 100 triệu người dùng tại hơn 190 quốc gia, Wix đang là một trong những nền tảng cho thiết kế website được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay.

Dễ sử dụng ngay cả với người không biết code, tạo dựng website nhanh chóng mà không cần mua hosting hay database là những ưu điểm giúp Wix càng ngày càng ghi điểm trong cộng đồng những người làm marketing. 

Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn wix là gì, bạn đừng bỏ qua bài viết này của Bizfly ngay dưới đây.

Wix là gì?

Wix là một nền tảng cho phép người dùng có thể tạo dựng các trang web cho riêng mình với việc sử dụng các công cụ có sẵn trên nền tảng này và thao tác kéo thả vô cùng đơn giản. 

Wix là gì

Wix là gì? 

Wix thường được các marketer lựa chọn để làm website vệ tinh bởi hầu hết các công cụ trên trang này đều được miễn phí, trừ khi bạn muốn xóa logo của Wix tại website, tạo dựng tên miền riêng hay thêm các tính năng đặc thù của một trang thương mại điện tử thì mới phải trả phí. 

Tương tự như các phần mềm thiết kế website không cần biết code khác, Wix sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Ưu điểm và nhược điểm của Wix 

Cực dễ sử dụng, nhiều mẫu thiết kế có sẵn, các tính năng cho website thương mại điện tử nổi trội và thường xuyên được cập nhật phiên bản mới là những ưu điểm giúp Wix có được đông đảo người dùng như hiện tại. 

Ưu điểm và nhược điểm của Wix

Ưu điểm và nhược điểm của Wix

  • Cực dễ sử dụng: Ngay cả khi bạn đang là học sinh cấp 3, cũng có thể tự tạo dựng website cho riêng mình với Wix. Tất cả những gì bạn cần làm là kéo thả, xóa chữ, thay ảnh cực đơn giản mà không cần biết code. Wix cũng có những hướng dẫn rất cặn kẽ cho từng chức năng, các cửa sổ nhỏ ghi “what’s next” đóng vai trò như người chỉ đường, giúp bạn biết được bước tiếp theo mình cần làm gì, hay “smart tips” sẽ là những gợi ý tối ưu website hoặc cập nhật các chức năng mới nhất của Wix. 
  • Nhiều mẫu thiết kế có sẵn: Không cần là designer, bạn cũng có thể tự tin khi trình làng website của riêng mình bởi Wix cung cấp cả một kho mẫu website có sẵn. Với hơn 510 mẫu giao diện với đủ các ngành nghề khác nhau, chắc chắn bạn sẽ chọn được cho mình mẫu giao diện ưng ý.
  • Các tính năng cho website thương mại điện tử nổi trội: Giỏ hàng, thanh toán online hay quản trị sản phẩm trên website là những tính năng không phải một nền tảng thiết kế website không cần biết code nào cũng làm được. Nhưng với Wix, mọi thứ đã sẵn sàng cho bạn sử dụng các tính năng đặc biệt này.
  • Thường xuyên cập nhật phiên bản mới: So với các nền tảng khác, đây thực sự là ưu điểm mà khó đối thủ nào vượt qua có thể vượt qua Wix. Các tính năng mới hay cải tiến hữu ích là điều mà người dùng luôn mong muốn. Wix đã làm được điều này vượt trên cả mong đợi của họ. 

Bên cạnh những ưu điểm không thể bàn cãi, Wix cũng còn những nhược điểm mà nếu khắc phục được, nó thực sự sẽ trở thành công cụ xây dựng website đáng dùng nhất hiện nay:

  • Đắt: Nếu muốn sử dụng thêm các tính năng hữu ích trên Wix, bạn sẽ phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ, có thể là bằng hoặc hơn chi phí thuê thiết kế website mới.
  • Còn nhiều hạn chế: Ở bản cho dùng miễn phí, wix tỏ ra khá nổi trội khi thiết kế các chức năng cực dễ sử dụng, nhưng dễ sử dụng cũng đồng nghĩa với việc các chức năng đó rất đơn giản và bị hạn chế hơn so với các phiên bản khác.
  • Kho công cụ hỗ trợ còn “hẻo”: So với số lượng plugin khổng lồ trên Wordpress thì số công cụ hỗ trợ trên Wix chẳng đáng là bao. Hiện tại, nền tảng này mới có khoảng 500 app hỗ trợ. 

Vượt qua những nhược điểm kể trên, Wix vẫn là một nền tảng “đáng dùng” và phù hợp với nhiều cá nhân, tổ chức. 

Có nên sử dụng Wix không? 

Biết được Wix là gì, ưu và nhược điểm của của nền tảng này, bạn có thể sử dụng nó để thiết kế website trong các trường hợp dưới đây:

  • Tạo dựng website cá nhân, blog đơn giản với nội dung, hình ảnh, video cơ bản.
  • Tạo dựng các website vệ tinh với mục đích SEO website chính
  • Tạo dựng website giới thiệu cơ bản với mục đích quảng bá hình ảnh thương hiệu.

Còn với các website bán hàng hay cần có tính customize, thiết kế theo nhu cầu riêng của từng ngành, bạn nên lựa chọn một đơn vị thiết kế website uy tín để có thể tùy chỉnh theo ý của mình, bổ sung các chức năng mong muốn với chi phí hợp lý hơn Wix. 

So sánh Wix và Wordpress

Cùng là những nền tảng thiết kế website không cần biết code hot nhất hiện nay nhưng Wix và Wordpress có những điểm khác biệt cơ bản như:

So sánh Wix và Wordpress

So sánh Wix và Wordpress

  • Chi phí mua tên miền và hosting: Ở Wix được miễn phí còn Wordpress thì không. 
  • Tính năng ở bản miễn phí: Wix hạn chế nhiều tính năng hơn Wordpress, hơn nữa bạn sẽ không có được tên miền riêng và thường xuyên bị hiện quảng cáo khi dùng Wix.
  • Thay đổi thiết kế và bố cục: Nếu đã chọn mẫu thiết kế của Wix, bạn chỉ có thể chỉnh sửa trong giao diện đó, còn nếu dùng Wordpress, bạn có thể tùy chỉnh thêm giao diện bằng các plugins hoặc theme khác.
  • Plugins hỗ trợ: Wix chỉ có 500 app hỗ trợ, trong khi đó với Wordpress con số này là hơn 55.000. 

Như vậy, với những người biết sơ qua về code, mong muốn có một website có thể tùy chỉnh với chi phí rẻ hơn thì nên dùng Wordpress, còn với những bạn “gà mờ” về công nghệ muốn có website chỉnh chu, hình ảnh đẹp mắt và dễ sử dụng thì Wix là lựa chọn tốt hơn.

Xem thêm kiến thức về Wordpress là gì? Hướng dẫn cách thiết kế website bằng wordpress hiệu quả tại đây: https://bizfly.vn/techblog/wordpress-la-gi-di-ch-vu-thie-t-ke-website-wordpress-chuyen-nghie-p.html 

Hướng dẫn thiết kế website bằng Wix 

Không có nền tảng nào cung cấp các công cụ thiết kế website kèm theo hướng dẫn sử dụng từng bước từng bước dễ dàng hơn Wix. Để thiết kế website bằng Wix, bạn chỉ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của nền tảng này.

Hướng dẫn thiết kế website bằng Wix

Hướng dẫn thiết kế website bằng Wix

Các bước cơ bản sẽ trải qua gồm:

  • Đăng ký tài khoản Wix trên website wix.com
  • Chọn giao diện website (bao gồm việc chọn loại site, tính năng muốn có và dịch vụ bạn cung cấp)
  • Chỉnh sửa hình ảnh, nội dung website cho phù hợp

Đến bước này là bạn đã có một website cơ bản rồi. Còn nếu muốn tích hợp thêm các công cụ hỗ trợ như Adsense của Google, Instagram hay Soundcloud vào website thì thực hiện thêm bước cuối cùng: vào WIX App Market và lựa chọn app phù hợp. 

Hi vọng với bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức để trả lời cho câu hỏi “wix là gì?”, biết thêm về một công cụ thiết kế website chuyên nghiệp mà không cần biết code. Wix sẽ là nền tảng cực hữu ích nếu bạn linh hoạt sử dụng nó vào đúng mục đích. Tạo dựng thử một website với Wix để trải nghiệm những gì Bizfly đã chia sẻ cho bạn qua bài viết này.

Nguồn tham khảo:

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly