Blog là gì? Hướng dẫn cách tạo blog miễn phí thu hút người đọc

Nguyễn Hữu Dũng 07/04/2021

Bạn muốn viết blog nhưng chưa thực sự hiểu blog là gì? Không biết nên bắt đầu từ đâu? Làm sao để có một blog hay, hấp dẫn? Quan trọng là có thể kiếm được tiền từ việc làm blog không? Tham khảo bài viết dưới đây của Bizfly để hiểu rõ.

Blog là gì và các thuật ngữ liên quan tới blog

Liên quan tới blog có rất nhiều thuật ngữ khác nhau. Ngoài blog là gì còn có blogging, blogger…Nên hiểu những thuật ngữ này như thế nào mới đúng?

Blog là gì?

Blog là viết tắt của từ weblog. Đây là dạng nhật ký trực tuyến của cá nhân hoặc một nhóm người. Nội dung của blog thường là bài viết chia sẻ cảm nhận, đánh giá cá nhân về một lĩnh vực, chủ đề cụ thể. Đôi khi, bài viết trên blog cũng có thể là dạng cung cấp thông tin, kiến thức mới. 

Blogging là gì?

Blogging được hiểu là viết blog. Muốn làm tốt công việc này cần có các kỹ năng lập kế hoạch, tìm kiếm, triển khai nội dung, đánh giá chất lượng. Ngoài ra, blogging còn sử dụng nhiều loại nội dung để tăng tương tác, lượt truy cập nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Blogspot là gì?

Blogspot là nền tảng viết blog miễn phí được quản lý bởi Google. Ở nền tảng này, người dùng được phép tạo blog và đăng tải các bài viết, video theo mong muốn của bản thân mà không phải trả phí.

Blogger là ai?

Blogger là từ dùng để chỉ về những người chuyên viết blog và đang sở hữu ít nhất một blog còn hoạt động.  

Blog là nhật ký trực tuyến của cá nhân hoặc một nhóm người.

Lịch sử của blog và blogging

Ngày 17/12/1997, Jorn Barger tạo ra thuật ngữ weblog. Vài năm sau đó, Peter Merholz đã rút ngắn thuật ngữ này thành blog và nó được sử dụng cho tới ngày nay.

Năm 2002, blog và blogging trở thành xu hướng trên toàn thế giới, nó thu hút một lượng lớn người tham gia. 

Năm 1999 trang Blogger.com ra đời, trở thành website viết blog nổi tiếng nhất thời điểm đó. Tới tháng 2/2003, Google mua lại website này. Tháng 5/2003, WordPress được ra mắt. Hiện nay, nó là một trong những nền tảng viết blog phổ biến nhất thế giới.

Cùng với sự xuất hiện của 2 nền tảng Blogger.com và WordPress, nghề viết blog cũng chính thức ra đời. Không đơn thuần là viết nhật ký trực tuyến, blog còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các blogger.

Phân loại blog

Blog được phân thành nhiều loại khác nhau, trong đó có những loại blog phổ biến như:

  • Blog cá nhân

Đây là một trang nhật ký trực tuyến cho phép người viết chia sẻ cảm nhận, kinh nghiệm, kiến thức của bản thân về một lĩnh vực, chủ đề cụ thể.

  • Blog nhóm

Loại blog này là do một nhóm các blogger vận hành. Họ đảm nhận các công việc biên tập, đăng tải các bài viết về một chủ đề thống nhất.

  • Blog của công ty

Nó được dùng như một kênh truyền thông, cung cấp các thông báo, chính sách của đơn vị tới toàn bộ nhân viên. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng dùng blog để quảng bá sản phẩm đến khách hàng hoặc đăng tải các bài viết chất lượng nhằm đưa blog thành ấn phẩm có tính chuyên môn cao.

  • Blog theo loại phương tiện

- Blog bao gồm video: Vlog

- Blog đăng tải hình ảnh: Photolog

- Blog có bài viết ngắn cùng nhiều ảnh, video: Tumblelog

- Blog có chứa các liên kết: Linkblog 

  • Blog theo thiết bị

Người ta sử dụng nhiều thiết bị khác nhau để sản xuất nội dung blog như: Laptop, PC, điện thoại… Một số người dùng PDA (Personal Digital Assistant - thiết bị kỹ thuật số cầm tay) để làm blog, loại này gọi là moblog.

  • Blog theo chủ đề

Đa phần các blog hiện nay có xu hướng tập trung vào một chủ đề, lĩnh vực chuyên biệt. Ví dụ như: Blog chính trị, du lịch, thời trang, tin tức… 

  • Blog tổng hợp

Nó cho phép các cá nhân, tổ chức đăng tải nhiều loại nội dung, chủ đề để cung cấp kiến thức tổng hợp đến với đối tượng mục tiêu.

Có nhiều loại blog khác nhau phù hợp với từng đối tượng, mục đích sử dụng

Lợi ích của viết blog

Mỗi người viết blog đều có mục đích riêng. Có người sử dụng blog như một cuốn nhật ký. Cũng có người coi nó như một công cụ kiếm tiền online. Vậy lợi ích khi viết blog là gì?

Với cá nhân

- Là nơi chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ của bản thân với mọi người xung quanh

- Cơ hội giao lưu, kết bạn với những người có cùng sở thích, đam mê trên môi trường mạng

- Tạo dựng danh tiếng, uy tín và từng bước trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể.

- Là công cụ kiếm tiền trực tuyến thông qua đặt quảng cáo, tiếp thị liên kết,...

- Cải thiện kỹ năng viết

- Tự do làm việc, bạn có thể viết ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào mà không bị gò bó. Ngoài ra, công việc viết blog cũng giúp bạn có nhiều thời gian dành cho gia đình cũng như chăm sóc bản thân.

Với doanh nghiệp

Làm blog sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng truy cập vào website, tạo dựng uy tín trong ngành.

Với các tổ chức phi lợi nhuận

Blog là công cụ giúp các tổ chức phi lợi nhuận lan tỏa những thông điệp ý nghĩa và nâng cao nhận thức của cộng đồng về một vấn đề cụ thể.

Các nền tảng dùng để viết blog

Mỗi một nền tảng viết blog sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Vì thế, bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn. Cùng tham khảo một số nền tảng đang được nhiều người sử dụng ngay sau đây.

Nền tảng

Ưu điểm

Nhược điểm

Wix

- Dễ dàng tạo blog 

- Trình chỉnh sửa thân thiện với người mới

- Hỗ trợ SEO

- Không thể chuyển mẫu khi blog đang hoạt động

- Gói trả phí cao: 16 - 159 USD/tháng

- Những gói miễn phí, giá rẻ, dung lượng thấp

Squarespace

- Các mẫu blog thiết kế chuyên nghiệp

- Nhiều tính năng hỗ trợ viết blog. Có tích hợp Google Analytics để theo dõi hiệu suất

- Tích hợp các công cụ SEO hỗ trợ cải thiện chất lượng nội dung

- Không có gói miễn phí

- Không tự động lưu khi chỉnh sửa

- Gói trả phí: 16 - 49 USD/tháng

WordPress.org

- Có hơn 60.000 plugin để tuỳ chỉnh blog

- Dễ dàng tạo blog 

- Nhiều tính năng viết blog và SEO tuyệt vời

- Gói trả phí có giá thành không quá cao: 3 - 5.45 USD/tháng

- Chỉ thích hợp với những người có am hiểu về kỹ thuật 

WordPress.com

- Có nhiều tính năng hỗ trợ người viết blog

- Không có chức năng tự động lưu trong trình chỉnh sửa

- Không thân thiện với người dùng cho người mới bắt đầu

- Muốn sử dụng các tính năng nâng cao bắt buộc phải trả phí

- Không thân thiện với người dùng

Webflow

- Hơn 2000 mẫu có sẵn

- Thích hợp với những blogger có kinh nghiệm

- Tính năng SEO không có sẵn trên gói miễn phí

- Không có trình chỉnh sửa kéo và thả

- Khó sử dụng 

Cách tạo blog đơn giản, chuyên nghiệp nhất

Không chỉ là một cuốn nhật ký trực tuyến, giờ đây blog được tạo ra với nhiều mục đích khác nhau, từ bán hàng, quảng cáo cho tới làm thương hiệu cá nhân và là công cụ kiếm tiền trực tuyến. Vậy để tạo blog có khó không? Mời bạn tham khảo trình tự dưới đây.

Bước 1: Chọn chủ đề cho blog

Hãy xác định nội dung chính cho blog của bạn. Ưu tiên những chủ đề mà bạn hiểu rõ và đam mê. Ví dụ, người thường xuyên đi du lịch có thể lập blog chia sẻ về các điểm đến, lịch trình,... Người đam mê nấu ăn có thể làm blog chia sẻ công thức, kinh nghiệm nấu món ăn…

Mỗi blog nên tập trung vào một chủ đề thay vì ôm đồm quá nhiều, vừa khiến bạn khó hoàn thành mục tiêu lại làm người đọc dễ bị phân tán, ít độc giả trung thành. Trong khi đó, đi sâu vào một chủ đề sẽ giúp blog của bạn có chiều sâu lại thu hút được lượng người theo dõi có cùng đam mê, đảm bảo lượng truy cập luôn ổn định.

Bước 2: Chọn nền tảng và tên miền

Có rất nhiều nền tảng blog khác nhau cho bạn lựa chọn. Người mới bắt đầu nên ưu tiên các nền tảng hỗ trợ tạo blog miễn phí, nhanh gọn mà không cần thực hiện các thao tác rườm rà vẫn có được blog như ý.

Với người có kiến thức về kỹ thuật và kinh nghiệm làm blog trước đó thì có thể chọn các nền tảng cho phép thực hiện các tùy chỉnh phức tạp để tạo ra blog đẹp với nhiều tính năng.

Ngoài chọn nền tảng, bạn cũng cần chọn cho blog của mình một tên miền (domain). Đây là địa chỉ để người dùng dễ dàng truy cập vào blog của bạn trên các trình duyệt, ví dụ: Thietkewebsitebizfly.vn…

Khi mua tên miền, nên ưu tiên tên dễ đọc và dễ nhớ, càng ngắn càng tốt. Nếu có thể hãy lồng ghép tên thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hoặc tên cá nhân để tăng tính nhận diện. Tuỳ vào loại tên miền mà giá thành sẽ khác nhau. Trung bình từ 200.000đ trở lên là bạn đã có một tên miền hay.

Có rất nhiều nền tảng blog khác nhau cho bạn lựa chọn

Bước 3: Đăng ký dịch vụ hosting

Bạn cũng cần đăng ký thêm dịch vụ hosting để lưu trữ toàn bộ các file, dữ liệu cần thiết của blog. Để chọn được hosting tốt, bạn cần quan tâm tới một số vấn đề cơ bản như:

- Lượng truy cập

- Thời gian để thiết lập hosting

- Tính năng nào nổi bật

- Chi phí mua

- Hỗ trợ, bảo hành

Mỗi nhà cung cấp dịch vụ hosting sẽ đặt ra các mức giá khác nhau, dao động từ 120.000đ/tháng trở lên, giá càng cao hosting càng chất lượng.

Bước 4: Viết bài đăng blog

Viết blog bạn nên xác định rõ người đọc bài viết là ai? Họ thích chủ đề gì? Chủ đề nào đang được quan tâm trên các công cụ tìm kiếm? Đối thủ của bạn đang viết như thế nào?...

Khi đã làm rõ những vấn đề trên là bạn có thể bắt tay vào viết bài. Một bài đăng blog cần đảm bảo các tiêu chí:

- Bài viết có đầy đủ tiêu đề chính, tiêu đề phụ và thêm phụ lục để người dùng có thể dễ dàng theo dõi.

- Từ ngữ dễ hiểu, câu văn ngắn gọn, nội dung rõ ràng, súc tích

- Bổ sung thêm ảnh, video, infographic để tăng thêm tính hấp dẫn.

- Đảm bảo nội dung là duy nhất.

- Tối ưu SEO để bài viết thân thiện với công cụ tìm kiếm. 

Trước khi đăng bài viết bạn cần đọc lại thật kỹ để tránh tình trạng sai lỗi chính tả, mắc lỗi diễn đạt… đảm bảo có bài viết chỉn chu nhất để chia sẻ tới bạn đọc.

Bước 5: Quảng bá và theo dõi traffic

Để tăng lượng truy cập cho blog nhất là những blog mới tạo bạn cần quảng bá chúng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, X (trước kia là Twitter), Instagram, Pinterest, Zalo hoặc thậm chí là email marketing.

Sau khi đăng bài và quảng bá, bạn cần theo dõi các chỉ số liên quan đến hiệu suất như: Lượng truy cập, thời gian ở lại trang thông qua các tính năng được tích hợp như Google Analytics để biết bài viết có hiệu quả không và cần cải thiện những gì ở các bài viết tiếp theo.

Tạo blog cần bao nhiêu tiền?

Tuỳ vào nhu cầu sử dụng mà mỗi blog sẽ tiêu tốn một khoản phí khác nhau. Trung bình, mức phí để xây dựng và duy trì 1 blog chuyên nghiệp sẽ dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng mỗi tháng.

Điểm qua một số chi phí bạn cần bỏ ra để tạo và chăm sóc blog như:

Tên miền

Thông thường, tên miền quốc tế có mức giá tối thiểu là 250.000đ/năm. Với tên miền Việt Nam sẽ đắt hơn, có loại lên tới cả triệu đồng/năm.

Thuê hosting

Giá thuê hosting không cố định. Mức phí này dao động trong khoảng từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng/tháng tuỳ vào lưu lượng mà bạn muốn. Nếu không có kinh phí, bạn có thể dùng hosting miễn phí nhưng loại này sẽ bị hạn chế rất nhiều về cấu hình cũng như tính năng.

Các chi phí khác

Phí này gồm có: Tiền thuê thiết kế, thuê nhóm social chia sẻ link, thuê viết bài (nếu cần)... Các khoản chi phí này sẽ không có mức cố định.

Để tạo một blog cần khá nhiều chi phí khác nhau

Viết blog có kiếm được tiền không?

Trước kia, đa số những người viết blog chỉ đơn thuần để thỏa mãn đam mê. Tuy nhiên, ngày nay đây đã trở thành một nghề và đem lại nguồn thu nhập khá ổn định đối với người yêu thích viết lách. Nếu bạn tò mò cách kiếm tiền từ blog là gì có thể tham khảo một vài gợi ý sau đây.

Tiếp thị liên kết

Đây là hình thức người viết dẫn liên kết sản phẩm trong các bài viết cùng chủ đề. Khi phát sinh đơn hàng thông qua liên kết, bạn sẽ nhận được khoản hoa hồng từ 3 - 8%/giá trị sản phẩm hoặc cao hơn tuỳ vào từng nhà cung cấp. 

Quảng cáo trả phí

Khi đã có lượng traffic ổn định bạn có thể đăng ký mạng quảng cáo như Google Adsense. Có 2 loại quảng cáo là:

- CPM: Chỉ cần người xem thấy quảng cáo trên blog là bạn nhận được hoa hồng. Tuy nhiên tỷ lệ hoa hồng thấp.

- CPC: Quảng cáo được hiển thị trên blog, nếu người đọc nhấp chuột vào quảng cáo thì bạn sẽ được trả tiền. Hình thức này có tỷ lệ hoa hồng cao hơn so với CPM vì thế nhiều người lựa chọn.

Bài viết được tài trợ

Hiện nay có rất nhiều blogger nhận được lời mời quảng cáo thông qua việc viết bài về sản phẩm và đăng tải trên blog của họ. Trung bình 1 bài đăng có thể từ 300.000đ - vài chục triệu đồng.

Một số câu hỏi thường gặp

Khác biệt giữa blog và trang web

Sự khác biệt chính giữa blog và trang web nằm ở nội dung và tần suất cập nhật. Bài đăng trên blog được cập nhật thường xuyên và trình bày theo trình tự thời gian đảo ngược. Trong khi đó, bài đăng trên web tiêu chuẩn thường sắp xếp theo danh mục hoặc chủ đề, nội dung ít được cập nhật hơn.

Có cần biết code mới làm được blog không?

Bạn không cần biết code vẫn có thể tự làm được blog bởi hiện nay các thêm xây dựng blog đều không yêu cầu phải biết về code mà nó tích hợp trình xây dựng bằng cách kéo, thả rất đơn giản.

Trên đây là một số thông tin về blog là gì cũng như cách để tạo một blog đơn giản, miễn phí dành cho cá nhân và doanh nghiệp. Mong rằng, qua bài viết này của Bizfly bạn sẽ tạo được một blog chuyên nghiệp cho mình hoặc tổ chức. Chúc thành công!

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly