Brand Association hay Liên kết thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng của những người làm thương hiệu. Vậy Brand Association là gì và làm sao để xây dựng hệ thống liên kết chắc chắn. Bizfly sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Vì sao quả táo cắn dở ta lại liên tưởng đến thương hiệu Apple, vì sao nước có gas lại là Coca Cola. Lý giải theo tâm lý học tiêu dùng thì đây là hiện tượng với tên gọi Brand Association (liên kết thương hiệu).
Brand Associationi - Liên kết thương hiệu là một hiện tượng gợi nhớ của bộ não về một thương hiệu hay sản phẩm nào đó khi chúng ta nghe, nhìn thấy những tính chất, sự vật liên quan. Hay nói cách khác những gì mà khách hàng thấy được sẽ được nhắc nhớ về một thương hiệu mà họ đã từng biết.
Liên kết thương hiệu là gì?
Tóm lại có thể hiểu liên kết thương hiệu được tạo ra thông qua một quá trình lâu dài, đủ để các đặc điểm của một brand ăn sâu vào trong tiềm thức khách hàng. Qua đó, khi nhắc đến đặc điểm thương hiệu chúng ta đều nghĩ ngay đến brand đó. Và các liên kết này có thể tích cực lẫn tiêu cực, vì thế đòi hỏi thương hiệu phải xây dựng được một Brand Association gây ấn tượng tốt và lâu dài.
Liên kết thương hiệu là một cách quảng bá thương hiệu và đây là một trong mắt xích quan trọng trọng bản kế hoạch để xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp. Vậy nó có tầm quan trọng như thế nào?
Hướng dẫn người dùng tìm đến thương hiệu:
Brand Association sẽ thông qua các liên kết như logo, sản phẩm, hồi tưởng,... Người dùng sẽ ưu tiên những thương hiệu quen thuộc hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Giống như trong hàng tá sản phẩm điện tử mới người dùng vẫn lựa chọn những sản phẩm có tên tuổi lâu đời như: Panasonic, Samsung, LG, đây là kết quả của những liên kết thương hiệu ăn sâu và tiềm thức khách hàng. Những liên kết tích cực giúp cải thiện vị trí thương hiệu trong lòng khách hàng.
Ưu thế khi đặt trên bàn cân:
Khi những sản phẩm giữa các thương hiệu dần không khác biệt nhiều về mặc thiết kế và chức năng thì thước đo lúc này chính là về thương hiệu. Người dùng luôn có xu hướng chọn lựa sản phẩm được nhiều người biết đến và bàn luận. Nếu các liên kết tốt kéo theo hiệu ứng truyền thông mạnh sẽ giúp thương hiệu có nhiều lợi thế khi được đem ra so sánh.
Tạo sự khác biệt với đối thủ:
Sở hữu những liên kết thương hiệu độc nhất không lẫn vào đâu là cách mà bạn có thể tách biệt so với phần còn lại. Ví dụ khi người dùng cần tìm đến một kênh thông tin hướng dẫn chất lượng về lĩnh vực chuyển đổi số thì Bizfly sẽ là lựa chọn ưu tiên, vì đây là nơi cung cấp chất lượng hàng đầu, những khóa học độc quyền mà các đối thủ cạnh tranh không có.
Xây dựng và mở rộng hệ sinh thái thương hiệu:
Thông qua liên kết thương hiệu công ty có thể tạo ra những sản mới mang màu sắc của thương hiệu cũ. Có thể nhận thấy hệ sinh thái càng liên kết cao càng có ảnh hưởng đến sức mua các sản phẩm có liên quan đến thương hiệu. Người dùng Samsung có xu thế chọn mua sản phẩm tivi, smartwatch, điện thoại của Samsung, tương tự người dùng Apple cũng không thể xa rời hệ sinh thái của họ.
Sự trung thành dành cho thương hiệu:
Brand Association tích cực giúp gia tăng tỉ lệ quay lại của khách hàng, cũng như doanh số ổn định trong tương lai. Một ví dụ cụ thể như thương hiệu Coolmate gây ấn tượng mạnh với dòng thời trang chỉ dành cho nam, đã thu lại trái ngọt trong khoảng thời gian gần đây khi đã tạo dựng được một brand thời trang nam uy tín.
Thị trường hiện nay có vô vàn sự lựa chọn, vậy làm sao khách hàng nhớ đến thương hiệu của mình là một bài toán khó. Vậy nên tạo dựng được liên kết thương hiệu sẽ là một thành thành công cho thương hiệu muốn gây ấn tượng với khách hàng. Muốn tạo ra liễn kết brand sẽ phải hướng đến các giá trị đặc trưng chỉ riêng thương hiệu mình có từ đó trở thành cái tên độc nhất vô nhị.
Tiêu chí xây dựng của liên kết thương hiệu
Liên kết thương hiệu không phải là một giá trị định lượng mà có thể cân, đo, đong, đếm được. Vì thế, không có một khuôn khổ rõ ràng hay một quy định cụ thể, tuy nhiên chúng ta vẫn phải đáp ứng được các tiêu chí cơ bản.
Yếu tố này cần được đảm bảo để khách hàng nhận diện thương hiệu được tốt hơn. Nói cách khác giữ vững giá trị cốt lõi của brand để tránh nhầm lẫn với các đối thủ khác. Một minh chứng cho điều này bạn có thể biết đến đó là Apple. Tập đoàn công nghệ này luôn giữ vững phong cách thiết kế đơn giản, tinh tế và sang trọng cho các sản phẩm của mình. Từ logo, bao bì, quảng cáo cho đến giao diện người dùng, nhà táo đều thể hiện được tính thống nhất và đặc trưng của thương hiệu. Điều này giúp Apple tạo được sự khác biệt và nhận diện thương hiệu tốt với khách hàng trên toàn thế giới.
Não bộ con người xử lý thông tin do đó những thông tin cần thiết, thu hút, hấp dẫn sẽ được giữ lại, ngược lại sẽ bị đào thải. Thế nên, các Brand Association muốn được tồn tại thì phải đảm bảo tính hấp dẫn gây ấn tượng mạnh đến khách hàng.
Chất lượng sản phẩm: Bạn có thể gây ấn tượng mạnh với các chất liệu mới lạ, độc nhất. Ví dụ như: Vải được dệt từ tơ tằm với công nghệ abc, nước tăng lực chứa vitamin, xe điện chạy 1000km trong 1 lần sạc,... Sự chấp nhận ở đây có thể là tính năng ưu việt nhưng vẫn không đi ngược với giá trị xã hội.
Giá cả sản phẩm: Đây là một yếu tố đánh mạnh vào thị hiếu người tiêu dùng. Một số thương hiệu thành công như: Rolex - đồng hồ cao cấp, Chanel - thời trang hàng hiệu, BMW - xe sang,...Với mức giá cao nhưng vẫn giữ được cốt lõi là những thương hiệu xa xỉ. Trong đó người dùng chấp nhận với mức giá đó vì nó là một thương hiệu nổi tiếng cũng như chất lượng tuyệt vời.
Sự tương đồng giữa các hình ảnh liên kết với thương hiệu cần đảm bảo sự tương đồng, dễ dàng giúp người xem nghĩ đến brand ngay lập tức. Điều này Apple làm khá tốt, khi họ truyền thông tên và logo của công ty là một trái táo cắn dở. Khi đó hình ảnh trái táo bị cắn sẽ là logo, còn tên gọi sẽ trùng với tên của công ty. Điều này giúp khách hàng liên tưởng đến sản phẩm nhà Apple dễ hơn rất nhiều so với các thương hiệu điện thoại khác.
Cách tạo nên một liên kết brand tích cực và bền vững
Tạo ra một Brand Association tích cực và có tính hiệu quả cao đòi thì mới xây dựng được một thương hiệu bền vững. Và sau đây Bizfly sẽ hướng dẫn bạn tạo nên một giá trị liên kết thương hiệu có chiều sâu.
Một sản phẩm hay một thương hiệu đều phải có những đặc điểm riêng mô tả cho nó và ở đây chúng ta gọi là thuộc tính (Attribute). Một thuộc tính có thể là các yếu tố cấu thành nên sản phẩm/ dịch vụ như: Bao bì, mẫu mã, logo. tên thương hiệu, chất lượng sản phẩm, giá bán, yếu tố nhận diện thương hiệu, slogan,...
Ví dụ trong lịch vực mỹ phẩm thì mỗi brand đều đi theo một hướng riêng, họ xây dựng thương hiệu của mình dựa trên lợi ích sản phẩm. Trong lĩnh vực tẩy tế bào chết chúng ta có Paula's Choice, mạnh hơn nữa ta có Obagi, nhưng khi nhắc về mỹ phẩm thuần chay chúng ta có Cocoon, được mỹ phẩm thì có La Roche - Posay,... Dựa vào đặc trưng thuộc tính của thương hiệu mà người dùng có thể hoàn toàn nhớ về một cách dễ dàng mỗi khi quyết định chi tiền.
Có thể bạn quan tâm: 9 yếu tố quan trọng cần có giúp nhận diện thương hiệu
Một thương hiệu hoàn toàn có thể tạo một thái độ truyền tải riêng. Và khi nhắc đến thái độ đó thì thương hiệu sẽ là cái tên đầu tiên mà khách hàng nghĩ đến. Giống như các quảng cáo của các thương hiệu bia nổi tiếng, các nhãn hiệu này luôn nhắm đến thái độ vui vẻ và phấn kích. Từ đó, đưa vào tiềm thức khách hàng rằng khi tổ chức tiệc tùng, liên hoàn, các cuộc gặp gỡ thì bia là thứ không thể thiếu.
Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế về mặt địa lý quốc gia để có thể liên kết tạo dấu ấn cho sản phẩm. Làm nổi bật yếu tố văn hóa, con người, niềm tự hào dân tộc, lòng kiêu hãnh với quốc gia là những thứ mà thương hiệu nên hướng đến. Giống với món phở của Việt Nam, nó là một món ăn đại trà ở nước ta nhưng khi xuất ngoại lại là câu chuyện khác. Món phở ở xứ người được xem là quốc hồn quốc túy trong ẩm thực Việt. Trong đó, người tiêu dùng có xu hướng chọn thương hiệu cung cấp được yếu tố Việt Nam hơn là những món lai tạp, đồng hóa bản địa.
Apple một thương hiệu công nghệ nổi tiếng được biết đến với hệ sinh thái vô cùng lớn. Khi nhắc đến Iphone, Mac, iOS, Macbook, Airpods chúng ta có thể nghĩ ngay đến Apple. Còn đối với Google người dùng biết đến thông qua các ứng dụng như Google Map, Drive, Gmail, Google Play,...Đó là sự liên kết gợi nhớ brand mẹ dựa trên sản phẩm con.
Thiết kế liên kết thương hiệu một cách ấn tượng và duy nhất
Một thương hiệu có thể tạo dấu ấn riêng của mình dựa trên một biểu tượng. Như việc chúng ta biết đến Disney khi chỉ cần nhìn thấy hình ảnh chú chuột Mickey. Hay khi nhắc đến quả táo cắn dở là 100% người dùng nghĩ đến Apple.
Tuy nhiên điều cần trách khi xây dựng biểu tượng thương hiệu đó là trùng ý tưởng đã có sẵn hay nói cách khác là vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Thế nên cần xem xét kỹ lưỡng cho thương hiệu của mình tránh bị gắn mác là thương hiệu ăn theo.
Đây là cách phổ biến nhất để đẩy giá trị của một brand. Chúng ta đều có thể dễ dàng nhận thấy các thương hiệu nổi tiếng như Gucci, Chanel, Nike, Adidas,... Luôn có một gương mặt đại diện riêng.
Nổi tiếng nhất là sự hợp tác trên cả tuyệt vời của Michael và Nike. Lần hợp tác này được xem là thành công bật nhất nó thúc đẩy doanh số của Nike vượt ngưỡng. Trong đó sự lan tỏa từ đôi giày Michael đang mang là không hề nhỏ, nó thu hút người xem truyền hình cũng như fan hâm mộ từ anh chàng này. Và về sau khi nhắc đến Michael người tiêu dùng sẽ nhớ đến cái tên Nike.
Thông qua các sự kiện văn hóa đại mà khi nhắc đến chúng người dùng hoàn toàn có thể nhớ đến thương hiệu của công ty bạn. Cách này phải được thực hiện thông qua truyền thông, quảng bá, sự kiện cộng đồng,...Tuy nhiên phải thực hiện một cách nghiêm túc liên tục mới đạt được hiệu quả. Giống như thương hiệu bánh Kinh đô vô cùng nổi tiếng mỗi khi tết đến xuân về với cầu nói “Thấy Kinh đô là thấy Tết”.
Brand Association là một thứ không thể thiếu trong việc xây dựng thương hiệu. Vậy nên học hỏi và xây dựng liên kết thương hiệu là một điều tất yếu. Hy vọng những thông tin về các tiêu chí, cách xây dựng như thế nào cho hiệu quả sẽ giúp bạn tạo nên sự thành công cho thương hiệu của mình.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại