Tối ưu quy trình cải tiến sản phẩm mà bạn nên biết

Thủy Nguyễn 01/08/2023

Cải tiến sản phẩm là cách để doanh nghiệp thể hiện sự phát triển và luôn lắng nghe ý kiến từ khách hàng. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tối ưu hóa quy trình cải tiến sản phẩm hoặc không biết khi nào là thời điểm thích hợp để cải tiến. Hiểu được những trăn trở đó, Bizfly sẽ hướng dẫn bạn cách tối ưu hoá quy trình cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm qua bài viết dưới đây.

Thời điểm thích hợp thực hiện cải tiến sản phẩm

Thời điểm thích hợp thực hiện cải tiến sản phẩm

Thời điểm thích hợp thực hiện cải tiến sản phẩm

Rất nhiều công ty mắc sai lầm trong việc cải tiến sản phẩm của mình bằng cách liên tục thay đổi sản phẩm không cần thiết, mặc dù sản phẩm hiện tại vẫn đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, hành động này sẽ bào mòn dần ngân sách của công ty mà không mang lại hiệu quả lớn trong doanh thu và lợi nhuận.

Nhìn chung có hai lý do chính khiến doanh nghiệp nên thực hiện cải tiến sản phẩm:

  • Thứ nhất, khi sản phẩm đã bão hòa trên thị trường và cần được nâng cấp để tiếp tục thu hút khách hàng: Trong môi trường kinh doanh đầy khốc liệt, sản phẩm của bạn có thể là xu hướng trong giai đoạn này, tuy nhiên nó sẽ lập tức bị thay thế nếu không có những cải tiến chất lượng. Khi đó sản phẩm bước vào giai đoạn “bão hòa” và cần được nâng cấp, cải tiến
  • Thứ hai, khi các đối thủ cạnh tranh tung ra sản phẩm mới với tính năng ưu việt hơn: Nếu sản phẩm của bạn vẫn đủ tốt, tuy nhiên sự cạnh tranh từ các đối thủ cùng ngành rất lớn, bạn cần phải cải tiến sản phẩm của mình để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh trên thị trường. Nếu không, bạn sẽ nhanh chóng bị đánh bại bởi đối thủ và mất thị phần của mình.

Các phương pháp cải tiến sản phẩm

Làm sao để cải tiến sản phẩm

Làm sao để cải tiến sản phẩm

Sau khi đã xác định được thời điểm cần cải tiến sản phẩm, câu hỏi tiếp theo là làm thế nào? Bizfly sẽ hướng dẫn bạn các phương pháp nâng cấp sản phẩm hiệu quả nhất hiện nay.

Cải thiện tính năng sản phẩm 

Để cải thiện tính năng của sản phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện các nghiên cứu về thị trường, nhu cầu của khách hàng. Từ đó thêm các tính năng hỗ trợ, giúp sản phẩm đáp ứng tốt hơn những mong muốn của khách hàng. Ngoài ra, áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo AI hay IoT (Internet vạn vật) cũng là một mẹo vừa cập nhật tính năng cho sản phẩm của bạn vừa tạo ra các trải nghiệm mới cho khách hàng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc kết hợp quá nhiều tính năng "thừa" sẽ làm cho sản phẩm của bạn trở thành một đống lộn xộn.Do đó, trước khi thêm bất kỳ tính năng mới nào vào sản phẩm, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ và đánh giá tính khả thi của nó.

Cải tiến chất lượng sản phẩm 

Chất lượng sản phẩm là điều mà mọi khách hàng đều quan tâm, cải tiến chất lượng giúp bạn giữ chân được khách hàng. Để cải tiến chất lượng sản phẩm hiệu quả và giữ chân được khách hàng, bạn có thể áp dụng các gợi ý sau:

  • Cải tiến nguyên vật liệu đầu vào: Cải thiện chất lượng nguyên liệu sẽ cải thiện chất lượng sản phẩm. Ví dụ: nhập nguyên liệu tươi và đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe cho khách hàng.
  • Tối ưu quy trình sản xuất: Tối ưu quy trình sản xuất giúp cải tiến chất lượng sản phẩm và tối ưu chi phí sản xuất.
  • Nhận feedback từ khách hàng: Tiếp nhận ý kiến từ khách hàng giúp tìm ra những điểm còn thiếu sót trong chất lượng sản phẩm, từ đó cải tiến và làm hài lòng khách hàng.

Tối ưu giao diện sản phẩm

Tối ưu sản phẩm của mình

Tối ưu sản phẩm của mình

Đối với các mô hình kinh doanh online, khi khách hàng không thể trực tiếp trải nghiệm sản phẩm mà chỉ nhìn qua hình ảnh. Vì vậy, giao diện của sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng từ khách hàng. Các gợi ý để tối ưu hóa giao diện sản phẩm bao gồm:

  • Tối giản hoá sản phẩm: Tinh giản ngoại hình sản phẩm giúp tiếp cận được đối tượng khách hàng yêu thích chủ nghĩa tối giản.
  • Tăng tương tác giữa sản phẩm và người dùng: Đối với các sản phẩm công nghệ hoặc phần mềm, tăng tương tác giữa sản phẩm và người dùng giúp tăng trải nghiệm khách hàng. Ví dụ, thêm các phím tắt, thao tác kéo thả trên trang web của mình.
  • Sử dụng các màu sắc phù hợp và hấp dẫn: Sử dụng các màu sắc phù hợp và hấp dẫn giúp thu hút khách hàng. Ví dụ, đối với đối tượng trẻ em, sử dụng các màu nóng, bắt mắt. Đối với người trưởng thành, sử dụng các tông màu trầm hoặc đơn giản như trắng, xám, đen, nâu sẽ tạo ấn tượng tốt hơn.

Quy trình cải tiến sản phẩm mang lại hiệu quả cao

Để việc cải tiến sản phẩm tiết kiệm mà vẫn mang lại hiệu quả cao, Bizfly sẽ hướng dẫn bạn cách tối ưu quy trình cải tiến thông qua các bước dưới đây.

Bước 1: Đánh giá thực trạng sản phẩm 

Đánh giá thực trạng sản phẩm giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại của sản phẩm. Để đánh giá sản phẩm, doanh nghiệp cần thu thập các thông tin như doanh số bán ra, số lượng khách hàng hoàn đơn, ý kiến phản hồi và khiếu nại từ khách hàng cũng như các sản phẩm tương tự trên thị trường. Các thông tin này có thể thu thập thông qua khảo sát thị trường, khảo sát ý kiến người dùng hoặc đánh giá nội bộ trong công ty về sản phẩm.

Bước 2: Thiết lập tiêu chuẩn cho hoạt động cải tiến 

Đề ra những tiêu chuẩn cho sản phẩm

Đề ra những tiêu chuẩn cho sản phẩm

Doanh nghiệp dựa trên thực trạng sản phẩm hiện tại và đưa ra dự đoán về những tiêu chuẩn cần có cho sản phẩm sau khi được cải tiến. Những tiêu chuẩn này khác nhau cho từng loại sản phẩm, mô hình dịch vụ khác nhau.

Ví dụ, đối với ngành hàng thực phẩm, những tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn, về khẩu vị như: mặn, ngọt, chua cay, … là những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm. Mặt khác, trong ngành thời trang, yếu tố mẫu mã, độ bền của sản phẩm là các tiêu chí cần được xem xét cải tiến.

Bước 3: Tiến hành nâng cấp sản phẩm 

Sau khi xác định được các tiêu chuẩn cần thiết cho sản phẩm mới, doanh nghiệp sẽ tiến hành nâng cấp sản phẩm thông qua ba yếu tố sau:

  • Cải tiến quy trình: Doanh nghiệp cần thiết lập một quy trình sản xuất mới, thay thế cho quy trình cũ không đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm cải tiến.
  • Cải tiến nguồn nhân lực: Những người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất cần được đào tạo để hiểu rõ quy trình mới và tránh sai sót trong quá trình làm việc.
  • Cải tiến công nghệ: Đôi khi, để đáp ứng các tiêu chuẩn mới, cần ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất. Ngoài ra, nâng cấp công nghệ sản xuất cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách.

Bước 4: Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi cải tiến 

Doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá và kiểm tra chất lượng trước khi tung ra thị trường. Việc kiểm tra này giúp đảm bảo tính ổn định của sản phẩm, giảm thiểu lỗi khi sản phẩm đến tay người dùng, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất. Tính tương thích và khả năng tương tác của sản phẩm mới cũng giúp cải thiện trải nghiệm cho người dùng.

Bước 5: Xây dựng chiến lược truyền thông cho sản phẩm mới 

Để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, sau khi sản phẩm đã được cải tiến, bạn cần thông báo với khách hàng về sự thay đổi này thông qua các chiến lược truyền thông và marketing. Bạn có thể quay một quảng cáo mới nói về những cải tiến, thay bao bì mới cho sản phẩm, chạy các chương trình giảm giá,... việc này cũng giúp tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

Bước 6: Theo dõi phản ứng từ người dùng 

Để đánh giá hiệu quả của sản phẩm sau đợt cải tiến, doanh nghiệp cần theo sát phản ứng từ người dùng. Trong quá trình đó doanh nghiệp sẽ phát hiện và khắc phục những lỗi sản phẩm mà quy trình kiểm tra trước đó bỏ sót. Tiếp nhận ý kiến từ khách hàng cũng giúp doanh nghiệp đánh giá lại quy trình cải tiến sản phẩm, từ đó tìm ra các cách thức cải tiến tối ưu hơn nữa. 

Các bình luận, nhận xét trên các sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội là nơi khách hàng bày tỏ suy nghĩ thực sự của họ về sản phẩm. Hiện nay có rất nhiều cách để thu thập nguồn dữ liệu này như, chạy phần mềm, tuyển thêm đội ngũ quản lý,.. Tuy vậy, giải pháp tiết kiệm và tối ưu nhất vẫn là sử dụng các phần mềm quản lý đơn hàng có tích hợp thu thập ý kiến người dùng.

Lấy ý tưởng cải tiến sản phẩm từ đâu?

Lên ý tưởng cải tiến cho sản phẩm

Lên ý tưởng cải tiến cho sản phẩm

Có rất nhiều nguồn để lấy ý tưởng cải tiến sản phẩm, trong đó bộ phận chăm sóc khách hàng (CSKH), các đánh giá trên các sàn thương mại điện tử và từ chính đối thủ cạnh tranh của bạn.

Từ bộ phận CSKH

CSKH là nơi tiếp nhận nhiều ý kiến, phản hồi từ khách hàng nhất. Họ có thể cung cấp cho doanh nghiệp thông tin về những lỗi sản phẩm hoặc yêu cầu thay đổi phù hợp với từng cá nhân khách hàng. Những thông tin này có thể được sử dụng cho lần cải tiến tiếp theo của sản phẩm.

Lấy ý tưởng từ đối thủ 

Lấy ý tưởng cải tiến sản phẩm từ đối thủ không phải là một ý kiến tồi. Các công ty đều cạnh tranh công bằng với nhau và việc bạn lấy ý tưởng cải tiến sản phẩm từ họ không có gì là xấu. Thực tế, việc này thúc đẩy cả thị trường phát triển để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng hơn.

Cập nhật theo đánh giá và mong muốn của khách hàng 

Để thu thập ý kiến từ khách hàng, doanh nghiệp thường chọn cách gửi đến họ các khảo sát, bảng hỏi về sản phẩm. Tuy nhiên, câu trả lời từ những khảo sát này thường không phải là nhu cầu, mong muốn thực sự của khách hàng. Thay vào đó, những comment, đánh giá trên mạng xã hội hoặc các sàn TMĐT chính là những gì họ nghĩ về sản phẩm của bạn.

Vậy làm sao để thu thập các ý kiến này? Bizfly giới thiệu đến một giải pháp phần mềm có thể làm được điều đó, BizShop. Đây là phần mềm quản lý đơn hàng tích hợp nhiều tính năng và được đồng bộ trên tất cả các sàn thương mại điện tử hay nền tảng mạng xã hội mà bạn đang dùng cho mục đích kinh doanh.

BizShop có thể thu thập ý kiến, đánh giá của khách hàng, lọc thông tin và biến thông tin trở thành một bảng báo cáo chi tiết giúp bạn đánh giá thực trạng của sản phẩm. Vì vậy thông qua BizShop doanh nghiệp sẽ có được ý tưởng cái tiến, cũng như đánh giá được thời điểm cần nâng cấp sản phẩm

Trên đây là bài viết về cách tối ưu hoá quy trình cải tiến sản phẩm. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ áp dụng được cho mô hình kinh doanh của mình. Đọc thêm nhiều bài viết về quản lý đơn hàng, kinh doanh online, tối ưu hoá, số hoá doanh nghiệp tại trang chủ của Bizfly.

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly