Chi phí thiết kế website thương mại điện tử đầy đủ nhất 2024

Nguyễn Hữu Dũng 06/02/2024

Muốn xây dựng thành công một website thương mại điện tử đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm rõ về quy trình, ngân sách cũng như chi phí thiết kế website thương mại điện tử. Cùng Bizfly tìm hiểu ngay qua bài viết sau để doanh nghiệp có thể sở hữu một website thương mại điện tử chất lượng hiệu quả.

Chi phí thiết kế website thương mại điện tử

Chi phí thiết kế website thương mại điện tử sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: quy mô, sự phức tạp của dự án, tính năng, chức năng đặc biệt, yêu cầu thiết kế tùy chỉnh,... 

Dưới đây là thông tin tham khảo về các loại chi phí thiết kế website thương mại điện tử hiện nay. 

Chi phí cho thiết kế giao diện website

Chi phí này cũng nằm trong tổng chi phí thiết kế website thương mại điện tử, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô của dự án, số lượng trang, tính năng đặc biệt, yêu cầu thiết kế tùy chỉnh và đội ngũ thiết kế được thuê.

Một dự án thiết kế giao diện website thương mại điện tử sẽ yêu cầu sự chuyên nghiệp và tinh tế trong việc thiết kế giao diện người dùng, hiển thị sản phẩm, quản lý giỏ hàng và thanh toán...

Các chi phí thiết kế giao diện có thể bao gồm thuê nhóm thiết kế chuyên nghiệp hoặc một công ty thiết kế web, chi phí phát triển giao diện người dùng, tạo biểu tượng (icon) và hình ảnh, phân tích thiết kế giao diện, kiểm tra và đánh giá hiệu suất giao diện. 

Dưới đây là chi phí thiết kế giao diện chúng tôi đưa ra để bạn và doanh nghiệp có thể tham khảo: 

  • Thiết kế dành cho các website dùng để giới thiệu doanh nghiệp khoảng: 5.000.000 – 15.000.000 triệu đồng.
  • Xây dựng website dùng để bán hàng online: 15.000.000 – 30.000.000 triệu đồng.
  • Thiết kế trang web cao cấp, sàn giao dịch thương mại điện tử giao động khoảng: 30.000.000 – 100.000.000 triệu đồng.

Chi phí thiết kế website thương mại điện tử

Để thiết kế website thương mại điện tử cần bỏ ra nhiều khoản phí khác nhau

Chi phí cho tên miền

Chi phí cho tên miền là chi phí để đăng ký và sở hữu một tên miền duy nhất cho website của bạn. Giá cả của tên miền phụ thuộc vào loại tên miền và đuôi tên miền bạn chọn. 

Các đuôi tên miền quốc tế, phổ biến như: .com, .net, .org thường có giá cạnh tranh và dao động từ 200-400 nghìn đồng/1 năm. 

Tuy nhiên, các đuôi tên miền đặc biệt hoặc đuôi tên miền quốc gia có thể có giá cao hơn ví dụ như: .vn, .com dao động khoảng 700-800 nghìn đồng/1 năm. Mức giá cho tên miền gia hạn qua các năm tiếp theo có thể sẽ được giảm thấp hơn. 

Ngoài chi phí mua tên miền mới, nếu bạn muốn mua lại tên miền đã sở hữu, có thể phải trả thêm một khoản phí mua lại từ chủ sở hữu hiện tại. Chi phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào giá trị và tính phổ biến của tên miền nên cần bạn cân đối trong tổng chi phí thiết kế website thương mại điện tử. 

Chi phí thuê và duy trì hosting  

Chi phí thuê và duy trì hosting phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhà cung cấp hosting, loại hosting (chẳng hạn như shared hosting, VPS hosting, hoặc dedicated hosting), dung lượng lưu trữ, băng thông, tính năng bổ sung và mức độ hỗ trợ.

Các gói hosting thông thường có giá hàng tháng hoặc hàng năm. Gói shared hosting (lưu trữ chung) thường rẻ nhất, nhưng có thể bị giới hạn về tài nguyên và khả năng mở rộng. Gói VPS hosting (lưu trữ ảo) và dedicated hosting (lưu trữ riêng) thường có mức giá cao hơn, nhưng cung cấp tài nguyên và khả năng mở rộng linh hoạt hơn. 

Trung bình mỗi tháng bạn sẽ chi khoảng 1.000.000 – 5.000.000 đồng/năm cho chi phí thuê và duy trì hosting. 

Chi phí cho hình ảnh và nội dung website

Hình ảnh và nội dung chất lượng cao là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một trang web thương mại điện tử hấp dẫn và chuyên nghiệp. Vì vậy, nó cần được ưu tiên và chú trọng trong tổng chi phí thiết kế website thương mại điện tử. 

Chi phí cho hình ảnh và nội dung website có thể bao gồm việc thuê người chụp ảnh để chụp ảnh sản phẩm hoặc mua các hình ảnh và video từ nguồn bản quyền.

Nếu doanh nghiệp không có nguồn tài nguyên nội dung, kho bài viết riêng, bạn có thể thuê biên tập viên nội dung để viết mô tả sản phẩm, tạo nội dung bài viết blog hoặc viết hướng dẫn sử dụng. 

Vì vậy chi phí cho hình ảnh và nội dung website còn phụ thuộc vào số lượng và chất lượng nội dung mà bạn muốn có trên website, chi phí này có thể dao động từ vài triệu với vài chục triệu đồng tùy vào nhu cầu và quy mô doanh nghiệp. 

Chi phí bảo trì và nâng cấp website

Trong tổng chi phí thiết kế website thương mại điện tử không thể thiếu khoản chi phí bảo trì và nâng cấp trang web, bao gồm việc cập nhật phần mềm, bảo mật, sao lưu dữ liệu, kiểm tra lỗi và tối ưu hóa hiệu suất.

Nếu doanh nghiệp chưa có đội ngũ chuyên viên kỹ thuật để vận hành và bảo trì website thì bạn cần phải chi trả cho bên công ty xây dựng website mức phí khoảng 2.000.000 – 5.000.000 triệu đồng/năm cho các gói bảo trì website. Chi phí này có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ phức tạp và quy mô của website.

Chi phí thiết kế website thương mại điện tử

Doanh nghiệp cần dành ra khoản phí cho việc bảo trì và nâng cấp website

Quy trình thiết kế website thương mại điện tử

Hãy cùng tìm hiểu về quy trình thiết kế website thương mại điện tử, từ việc xác  định mục tiêu, yêu cầu cho đến việc triển khai và bảo trì, để xây dựng một website chuyên nghiệp, hấp dẫn và tối ưu cho doanh nghiệp của bạn.

Làm rõ mục tiêu website thương mại điện tử

Bạn cần xác định rõ lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ sẽ cung cấp, đối tượng khách hàng mục tiêu và các mục tiêu kinh doanh cụ thể. Từ đó, giúp doanh nghiệp dự đoán chi phí xây dựng website như chi phí mua tền miền, chi phí thiết kế, thuê hosting. 

Một số mục tiêu khi bắt đầu xây dựng website thương mại điện tử có thể bao gồm:

  • Gia tăng doanh thu
  • Định vị thương hiệu
  • Đẩy mạnh Marketing
  • Nâng cao trải nghiệm của người dùng

Lựa chọn nền tảng xây dựng 

Lựa chọn nền tảng phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật, quy mô dự án và nhu cầu của doanh nghiệp.Một số nền tảng phổ biến doanh nghiệp có thể cân nhắc như:

  • WordPress: Với giao diện người dùng thân thiện, bạn có thể tạo ra trang web chuyên nghiệp mà không cần kiến thức lập trình. WordPress cung cấp nhiều theme và plugin để tùy chỉnh và mở rộng chức năng. Nền tảng này linh hoạt, tối ưu hóa SEO và dễ quản lý nội dung. 
  • Magento: Đây là một nền tảng có nhiều tính năng mở rộng, giao diện khoa học, dễ sử dụng, đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, Magento có chi phí khá cao.
  • Shopify: Nền tảng này cho phép doanh nghiệp xây dựng trang web bán hàng với mô hình Cloud SaaS. Sở hữu nhiều ưu điểm như giao diện dễ sử dụng, các mẫu website chuyên nghiệp, hệ thống trả lời email tự động. Tuy vậy nhưng Shopify vẫn bị hạn chế một số chức năng, chi phí khá cao và chưa hỗ trợ thẻ nội địa Việt Nam.

Lựa chọn đơn vị thiết kế 

Ở bước này đòi hỏi doanh nghiệp cần tìm hiểu và so sánh các công ty thiết kế, xem các dự án trước đây và đánh giá sự phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn. Đảm bảo rằng đơn vị thiết kế có kinh nghiệm, quy trình rõ ràng, có bảo hành, bảo trì và sở hữu kỹ năng thiết kế giao diện người dùng (UI),trải nghiệm người dùng (UX) tốt để tạo ra một website hấp dẫn và dễ sử dụng.

Bizfly là đơn vị dẫn đầu trong dịch vụ cung cấp các giải pháp thiết kế website chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp sở hữu một website thương mại điện tử tối ưu, hoàn chỉnh, đầy đủ tính năng với chi phí phải chăng.

Chi phí thiết kế website

Lựa chọn đội ngũ thiết kế website chất lượng

Mua tên miền, hosting

Sau khi đã chọn đơn vị thiết kế, cần mua tên miền (domain) và dịch vụ lưu trữ (hosting) để đặt website của bạn trên Internet hãy lưu ý: 

  • Tên miền phù hợp với tên thương hiệu, ngắn gọn và dễ nhớ. 
  • Chọn nhà cung cấp hosting đáng tin cậy và đảm bảo rằng gói hosting được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và lưu lượng truy cập của website: Disk Space (dung lượng), Bandwidth (băng thông), Parked Domain, CPU, dung lượng RAM, tài khoản FTP, tài khoản MySQL, IP riêng. 
  • Dịch vụ hỗ trợ: Livechat hỗ trợ 24/7, Back-up data, gửi ticket để xử lý vấn đề phát sinh…

Theo dõi, cập nhật và phát triển website

Theo dõi các chỉ số hiệu suất, thống kê truy cập, và phản hồi của người dùng để cải thiện trải nghiệm mua sắm và tăng cường hiệu quả kinh doanh trên website. Đảm bảo rằng doanh nghiệp thường xuyên cập nhật sản phẩm, giá cả và thông tin liên hệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phối hợp với đơn vị xây dựng web để thường xuyên cập nhật tiến độ, các thay đổi đối với website thương mại điện tử. Đồng thời, cập nhật các thay đổi và phối hợp với đơn vị hợp tác như khi thực hiện UAT (User Acceptance Test – Kiểm thử chấp nhận người dùng). Lúc này, doanh nghiệp hãy kiểm thử theo checklist để chắc chắn rằng quá trình phát triển website được diễn ra theo đúng kế hoạch.

Hoàn tất thủ tục pháp lý

Đối với mỗi cá nhân hay doanh nghiệp sở hữu trang web thương mại điện tử đều cần phải thông báo và đăng ký với Bộ Công thương tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Một số thủ tục khác mà doanh nghiệp cũng cần lưu ý: 

  • Bảo vệ quyền tác giả: Đảm bảo rằng nội dung, hình ảnh và các tài liệu khác trên website của bạn được bảo vệ theo quyền tác giả. Nếu cần thiết, xem xét việc đăng ký bản quyền hoặc các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khác.
  • Chính sách và điều khoản sử dụng: Các điều khoản về thanh toán, vận chuyển, đổi trả hàng, bảo mật thông tin và chính sách bảo hành cần rõ ràng. 
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Website của bạn cần tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến thương mại điện tử hay người tiêu dùng bằng việc cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về sản phẩm, giá cả, vận chuyển và quyền hạn của khách hàng.

Hy vọng qua bài viết trên của Bizfly, bạn đã nắm được chi phí thiết kế website thương mại điện tử cũng như quy trình để thiết kế một website thương mại điện tử uy tín, chất lượng. Để có thông tin chi tiết và chính xác hơn về các loại chi phí thiết kế website thương mại điện tử nên tham khảo trực tiếp nhà cung cấp dịch vụ thiết kế web và hosting để nhận được báo giá cụ thể cho dự án của mình. 

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly