Chiến lược chi phí thấp là gì và các yếu tố cần có để triển khai hiệu quả

Thủy Nguyễn 01/06/2022

Chiến lược chi phí thấp là một trong những chiến lược được rất nhiều doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích cung cấp những sản phẩm với mức giá thấp để kích thích mong muốn, nhu cầu mua sắm của khách hàng từ đó mang lại thị phần cao hơn cho doanh nghiệp. Vậy chiến lược chi phí thấp là gì?

Cùng các chuyên gia Bizfly tìm hiểu khái niệm và ưu nhược điểm cũng như cơ hội, thách thức khi doanh nghiệp triển khai chiến lược chi phí thấp vào trong hoạt động kinh doanh. Tham khảo trong bài viết sau.

Chiến lược chi phí thấp là gì?

Chiến lược chi phí thấp (Low Cost Strategy) là một chiến lược được doanh nghiệp sử dụng để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường bằng cách sản xuất các sản phẩm/dịch vụ được định giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. Mục đích là nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu từ đó chiếm được phần lớn thị phần cho doanh nghiệp. 

Chiến lược chi phí thấp là gì

Chiến lược chi phí thấp là gì?

Trong trường hợp mà doanh nghiệp triển khai kế hoạch phục vụ cho nhiều phân khúc thì chiến lược chi phí thấp này sẽ đem lại cho doanh nghiệp mức lợi nhuận ở trên mức trung bình của ngành. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp vận hành kinh doanh hiệu quả hơn.

Để vận dụng hiệu quả phương pháp chiến lược chi phí thấp, một trong những điều kiện cần có đó là định giá chính xác sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp qua đó tăng khả năng canh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Bạn có thể tìm hiểu thêm các chiến lược giá phổ biến trong Marketing trong bài viết sau của Bizfly: Chiến lược giá là gì và các chiến lược giá phổ biến

Ưu và nhược điểm của chiến lược chi phí thấp

Chiến lược chi phí thấp tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai. Nhưng ngoài ra cũng tồn tại một số hạn chế mà doanh nghiệp cần cân nhắc. 

Ưu điểm của chiến lược chi phí thấp

Với việc triển khai chiến lược chi phí thấp, doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi ích như sau:

  • Khi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm với chi phí thấp, họ có lợi thế hơn trong việc đặt giá sản phẩm.
  • Với chi phí thấp, doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng bởi nhà cung cấp hay khách hàng khi tăng giá hoặc gặp phải ép giá từ người mua.
  • Với việc dẫn đầu về chi phí thông thường các doanh nghiệp sẽ mua nguyên vật liệu, vật dụng với số lượng tương đối lớn từ đó tạo ra khả năng có thể đàm phán về giá cả với bên nhà cung cấp.
  • Với việc đặt chi phí thấp, doanh nghiệp có thể đặt giá sản phẩm thấp hơn so với đối thủ của mình mà vẫn có mức lợi nhuận tương đương nhau. Trong trường hợp các doanh nghiệp trong cùng ngành đặt mức giá là như nhau thì những doanh nghiệp nào có chi phí thấp thì doanh nghiệp đó càng có lợi nhuận cao hơn.
  • Lợi thế của người dẫn đầu về chi phí sẽ có thể tạo ra rào cản hội nhập ngăn cản các doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường và gây tác động đến giá mà doanh nghiệp đang triển khai.

Nhược điểm của chiến lược chi phí thấp

Bên cạnh các ưu điểm vượt trội mà chiến lược chi phí thấp mang lại thì doanh nghiệp cũng cần phải cực kỳ lưu ý khi triển khai chiến lược này:

  • Thay đổi về công nghệ: Khi mà các loại công nghệ mà doanh nghiệp trở nên lạc hậu, nó trở thành một vấn đề lớn cho các khoản đầu tư trước đó vì giờ đây chúng đã không còn có hiệu lực.
  • Lạm phát chi phí: Các công ty sử dụng chiến lược chi phí thấp dễ rơi vào tình trạng lạm phát chi phí không lường trước được. Điều này tạo ra ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực cho xu hướng bù đắp sự khác biệt cho sản phẩm thông qua việc dẫn đầu về chi phí.
  • Không đáp ứng được nhu cầu của người dùng: Việc quá tập trung vào giảm chi phí khiến cho doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tình trạng đối thủ cạnh tranh sao chép, bắt chước hay không thể đáp ứng kịp thời mong muốn, nhu cầu của người dùng. 

Các yếu tố cần có để triển khai chiến lược chi phí thấp hiệu quả

Để triển khai một chiến lược chi phí thấp hiệu quả, doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố như sau.

Các yếu tố cần có để triển khai chiến lược chi phí thấp hiệu quả

Các yếu tố cần có để triển khai chiến lược chi phí thấp hiệu quả

Nguồn nhân lực

Đây là yếu tố quan trọng trong bất cứ một doanh nghiệp nào bao gồm các nhà quản trị, người điều hành và nhân viên trong công ty. Các nhà quản trị cần tiến hành phân tích điểm mạnh và điểm yếu của các nhân sự trong tổ chức từ đó đề ra kế hoạch triển khai công việc, chế độ đãi ngộ hay đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.

Đặc biệt là khả năng quản lý nhân sự sẽ là yếu tố cần thiết để triển khai chiến lược chi phí thấp hiệu quả, qua đó nâng cao năng suất làm việc của nhân viên cũng như khẳng định vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp. Để tìm hiểu khái niệm Quản lý nhân sự là gì, bạn có thể tham khảo trong bài viết sau đây: Quản lý nhân sự là gì? Quy trình và kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả 

Sản xuất

Là hoạt động gắn liền với việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp với các yếu tố quan trọng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ, khả năng sản xuất, mức độ hài lòng của khách hàng. Từ hoạt động phân tích sản xuất, doanh nghiệp có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh trước đối thủ của mình.

Kế toán, tài chính

Liên quan mật thiết đến việc sử dụng các nguồn lực tài chính, vật chất trong doanh nghiệp ở từng giai đoạn. Phân tích hoạt động tài chính giúp cho các nhà quản trị dễ dàng theo dõi, kiểm soát tình hình tài chính: nguồn vốn, các khoản đầu tư, cho vay, khả năng huy động vốn, lãi vay…từ đó đưa ra được các quyết định để mang lại lợi nhuận cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Marketing

Với hoạt động Marketing, công việc mà doanh nghiệp cần triển khai đó là nghiên cứu thị trường để nhằm mục đích xác định các cơ hội kinh doanh cho tổ chức, hoạch định chiến lược phân phối, giá sao cho phù hợp với thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Marketing cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa cung và cầu trên thị trường từ đó đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

Nghiên cứu và phát triển (R&D)

Việc tập trung vào xây dựng và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và ứng dụng các hiệu quả mà công nghệ mang lại giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng chất lượng sản phẩm, cải thiện quy trình sản xuất và tiết kiệm chi phí hoạt động tối ưu.

Nghiên cứu và phát triển (R&D)

Nghiên cứu và phát triển (R&D)

Xây dựng hệ thống thông tin

Việc xây dựng và phân tích hệ thống thông tin của doanh nghiệp cho phép đánh giá về nguồn dữ liệu thông tin hiện tại của doanh nghiệp có đang đầy đủ hay không, thông tin thu thập liệu có chính xác và xử lý kịp thời giữa các bộ phận trong công ty hay không. Khi đã có thông tin một cách đầy đủ và chính xác, doanh nghiệp có thể xây dựng lên những chiến lược kinh doanh một cách đúng đắn và phù hợp.

Bài viết mà Bizfly chia sẻ trên đây là những kiến thức tổng hợp về chiến lược chi phí thấp từ khái niệm, ưu nhược điểm cho đến các yếu tố quan trọng làm nên thành công cho một chiến lược kinh doanh. Điều này đảm bảo cho việc định hướng chính xác các hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly