Hoạch định chiến lược vạch ra những kế hoạch quan trọng, có tầm ảnh hưởng đối với hoạt động quản trị của các doanh nghiệp. Để có thể phát triển kinh doanh đi đúng hướng cần phải có chiến lược để ra quyết định chính xác. Đọc ngay bài viết dưới đây của Bizfly để hiểu rõ hơn về vai trò cũng như quy trình xây dựng hoạch định chiến lược hiệu quả.
Hoạch định chiến lược là quá trình nghiên cứu, phân tích các yếu tố về môi trường kinh doanh, mục tiêu và đối thủ cạnh tranh. Thông qua các dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp sẽ tập hợp nguồn lực, lên kế hoạch cụ thể và triển khai từng bước để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Quá trình này đóng góp không nhỏ vào sự thành công của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng, bắt đầu từ việc thu thập thông tin toàn diện về thị trường, đối thủ, khách hàng; phân tích môi trường kinh doanh; xác định mục tiêu chinh phục,...
Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp: Nguyên tắc và phương pháp quản trị thành công
Hoạch định chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy thành công của doanh nghiệp.
Thông qua hoạch định chiến lược, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình thực tế, tìm kiếm và tạo lập ý tưởng, kế hoạch cho quá trình phát triển của đơn vị trong tương lai.
Hơn thế, việc hoạch định chiến lược còn giúp doanh nghiệp lường trước được những khó khăn, thách thức, xác định rủi ro để từ đó xây dựng phương án để giảm thiểu thiệt hại.
Hoạch định chiến lược giúp xác định được những hoạt động cần thiết và phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cũng từ đây, doanh nghiệp đưa ra phương án về ngân sách đầu tư, sử dụng nguồn nhân lực, vật lực để nâng cao hiệu quả hoạt động và đạt được mục tiêu đề ra.
Mỗi ngày, các quy định, chính sách mới của pháp luật, công nghệ, khách hàng,... đều thay đổi không ngừng, yêu cầu doanh nghiệp phải không ngừng học hỏi, có những chiến lược phù hợp để thích nghi với môi trường kinh doanh đầy biến động này.
Thông qua chiến lược, doanh nghiệp có thể chia sẻ với đội ngũ nhân viên, đối tác, nhà đầu tư,... về những giá trị cốt lõi mà mình theo đuổi, mục tiêu muốn hướng đến và cách thức họ sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu đó.
Trong một tổ chức, tiến trình hoạch định chiến lược được nhà quản trị phân chia thành:
Đây là quá trình nghiên cứu, phân tích và xây dựng các kế hoạch chiến lược tiếp cận với khách hàng. Đồng thời, qua đây sẽ tìm ra lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ khi muốn thâm nhập vào thị trường. Các hoạt động trong hoạch định chiến lược Marketing bao gồm:
Hoạch định chiến lược PR(Public Relation) là một lộ trình phát triển cho thương hiệu của sản phẩm bằng các phương án lan tỏa thương hiệu, tạo ra sự tín nhiệm về thương hiệu trong lòng khách hàng từ đó gây dựng tên tuổi cho sản phẩm, bao gồm:
Hoạch định chiến lược bán hàng giúp doanh nghiệp các định mục tiêu, phương pháp gia tăng khách hàng và có được doanh số lớn. Dưới đây mà mô tả về hoạch định chiến lược bán hàng:
Đánh giá kết quả: Việc đánh giá kết giả giúp kiểm tra và điều chỉnh chiến lược để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trong hoạt động bán hàng, nhân sự vẫn là nhân tố chủ chốt quyết định đến sự thành công của một tổ chức. Hoạch định chiến lược nhân sự là việc mà các nhà quản trị sẽ xây dựng các chính sách, kế hoạch sử dụng nhân sự cho các công việc cụ thể nhằm đảm bảo công việc đạt kết quả tốt nhất. Việc hoạch định chiến lược nhân sự bao gồm:
Hoạch định chiến lược kinh doanh là quy trình mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ra một kế hoạch ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của tổ chức. Thông qua hoạt động này, nhà quản trị có thể xác định mục tiêu, phương pháp để triển khai và công cụ để đánh giá hiệu suất, tiến độ công việc của nhân viên kinh doanh.
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? 8 nguyên tắc thiết lập chiến lược kinh doanh
Quy trình hoạch định luôn là một phần nội dung mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần nắm rõ và thực hiện để xây dựng được một chiến lược hoàn chỉnh nhất cùng với đầy đủ cách thức triển khai. Các bước trong quy trình hoạch định này được Bizfly chia sẻ dưới đây.
Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mục tiêu và định hướng của mình. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần giúp cho các bên liên quan hiểu rõ mục tiêu và hướng đi của doanh nghiệp, tạo sự đồng lòng và nhất quán trong quá trình thực hiện các mục tiêu chung.
Để đạt được hiệu quả cao hơn trong việc hoạch định chiến lược thì doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu môi trường bên trong (nội bộ doanh nghiệp) và môi trường bên ngoài (thị trường). Việc áp dụng phương pháp này mang đến cho doanh nghiệp cái nhìn toàn diện hơn, nắm rõ được ưu, nhược điểm, cơ hội và thách thức đang hiện hữu. Nhờ đó, doanh nghiệp cá định chính xác vị trí của mình trên thị trường hiện tại, tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển chiến lược phù hợp.
Điều cần thực hiện tiếp theo trong quy trình hoạch định chính là thiết lập nhiệm vụ và các mục tiêu chung hàng năm cho các lĩnh vực và chức năng của doanh nghiệp. Các mục tiêu được đưa ra cần phải được thiết kế cụ thể để đạt được hiệu quả nhất định như mục tiêu về tài chính, vận hành, tiếp thị, nhân sự,..
Doanh nghiệp, các nhà quản lý muốn hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã đề ra một cách tốt nhất cần cập nhật, điều chỉnh chính sách mới định kỳ theo mốc thời gian nhất định.
Xem thêm: Bản đồ chiến lược là gì? Hướng dẫn 5 bước tạo bản đồ chiến lược
Để đảm bảo tính thành công cho việc hoạch định chiến lược, doanh nghiệp cần phải lựa chọn các chiến lược phù hợp với hoạt động kinh doanh. Dựa vào các dữ liệu có sẵn về khách hàng, thị trường, đối thủ,... doanh nghiệp sẽ đưa ra mục tiêu dài hạn, từ đó xây dựng và lựa chọn chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Mỗi một chiến lược khi được triển khai đều cần tiến hành thay đổi cơ cấu tổ chức và phân bổ nguồn nhân lực sao cho phù hợp nhất với khả năng và quyền hạn để đạt được hiệu quả triển khai cao nhất. Quá trình này bao gồm:
Trong triển khai chiến lược thì phân tích và đánh giá kết quả là bước không thể nào thiếu bởi môi trường bên ngoài và bên trong luôn có sự thay đổi không ngừng. Các nhà quản lý luôn phải liên tục giám sát để xác định được kịp thời điểm mạnh, điểm yếu và cả những mối đe dọa có nguy cơ xuất hiện.
Nếu các tình huống mới phát sinh xảy ra thì nhà quản lý phải nhanh chóng thực hiện các hành động khắc phục càng nhanh càng tốt. Thêm vào đó, bạn cũng cần tiến hành phân tích hiệu quả chiến lược để đưa ra được những so sánh giữa kết quả thực tế với kết quả ước tính và có được đánh giá kết quả chiến lược , từ đó rút ra kinh nghiệm và điều chỉnh chiến lược hợp lý giúp tăng hiệu quả chiến lược.
Quy trình hoạch định chiến lược luôn giữ vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và mang tính hệ thống chi tiết giúp doanh nghiệp dễ dàng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Với kiến thức Bizfly chia sẻ, bạn đã nắm rõ được quy trình hoạch định để tạo được một chiến lược có kết quả cao và mang đến lợi ích cho doanh nghiệp.
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp