Chiến lược nhân sự là gì và cách xây dựng chiến lược theo 3 bước

Thủy Nguyễn 02/06/2022

Cùng với chiến lược kinh doanh và marketing thì việc xây dựng và triển khai chiến lược nhân sự là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Quá trình xây dựng chiến lược nhân sự có thể diễn ra theo một cách độc lập hoặc nằm trong dự án hoạch định chiến lược của công ty.

Vậy định nghĩa chiến lược nhân sự là gì? Cùng các chuyên gia Bizfly tìm hiểu mô hình và các bước xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả trong bài viết sau.

Khái niệm về chiến lược nhân sự

Chiến lược nhân sự là một hệ thống các chính sách và hoạt động quản lý nhân sự cho các nhóm công việc hoặc nhóm nguồn nhân lực cụ thể được doanh nghiệp thực hiện nhằm đạt hiệu quả mục tiêu hoạt động ở cấp độ tổ chức. Việc xây dựng quy trình chiến lược nhân sự còn đề cập đến việc xây dựng hệ thống quản lý nhân sự thông qua quy chế, quy trình và kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực.

Khái niệm về chiến lược nhân sự

Khái niệm về chiến lược nhân sự

Quá trình xây dựng chiến lược bắt đầu từ việc doanh nghiệp làm rõ các xu hướng cũng như đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh và phân tích các giá trị chuỗi, quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp tiến hành xác định nhóm nguồn lực chủ chốt đối với việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và phát triển hoạt động nguồn nhân lực phù hợp với mỗi nhóm.

Lợi ích của việc xây dựng chiến lược nhân sự

Một chiến lược nhân sự được xây dựng và triển khai hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp luôn đảm bảo có đầy đủ số lượng nhân sự chất lượng để đáp ứng được quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Doanh nghiệp sẽ xây dựng được một lộ trình phát triển để có thể kịp thời ứng phó với sự thay đổi của các xu hướng về phát triển nguồn nhân lực từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình.

Xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả giúp các nhà quản trị dễ dàng đưa ra các quyết định quan trọng về con người. Từ đó tạo ra lợi ích cao cho tổ chức trong hoạt động quản trị nhân lực và kinh doanh.

Các mô hình chiến lược nhân sự phổ biến

Để triển khai một chiến lược nhân sự hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp cần lựa chọn phương án quản trị nhân sự phù hợp với quy mô doanh nghiệp và mô hình kinh doanh. Sau đây là những mô hình chiến lược nhân sự phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể ứng dụng để đánh giá nhân viên và hiệu suất làm việc của họ.

Mô hình Harvard

Harvard được xem là một mô hình chiến lược nhân sự tiền đề trong quá trình tạo ra các khái niệm và chính sách nhân sự. Với chiến lược này, người lao động sẽ bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính: chế độ làm việc, hệ thống lương thưởng và dòng luân chuyển nhân sự.

Mô hình này tập trung chủ yếu vào xây dựng mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty, giữa nhân viên với nhau và nhân viên với lãnh đạo. Mô hình Harvard đòi hỏi cần phải có sự liên kết, tham gia của tất cả mọi người trong công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện và kết quả của chính sách nhân sự.

Mô hình Michigan

Các mô hình chiến lược nhân sự phổ biến - Mô hình Michigan

Các mô hình chiến lược nhân sự phổ biến - Mô hình Michigan

Michigan là một mô hình chiến lược nhân sự chú trọng vào việc đưa ra những biện pháp chiến lược tác động đến nhân sự và các chiến lược của tổ chức. Mô hình này nhấn mạnh vào sự tương quan cũng như tính gắn kết của hoạt động nhân sự trong tổ chức. Nội dung cơ bản của mô hình được thể hiện như sau:

  • Quá trình tuyển dụng: Lựa chọn những cá nhân có khả năng làm việc được xác định bởi cấu trúc, kết hợp nhân sự với công việc kinh doanh của tổ chức.
  • Hiệu quả và đánh giá: Ghi nhận và kiểm nghiệm hiệu quả làm việc của nhân sự trong quá trình đánh giá năng lực nhân viên.
  • Lương thưởng: Hiệu quả làm việc và thành tưu của nhân viên sẽ được công nhận và phản ánh thông qua mức lương thưởng nhận được. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở để xây dựng những chính sách khen thưởng và phát triển trong tương lai.
  • Phát triển nguồn nhân lực: Bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực làm việc và hiệu suất công việc, định hướng kỹ năng phát triển trong tương lai.

Mô hình chiến lược nhân sự cam kết

Chiến lược nhân sự này hướng đến việc gia tăng sự cam kết trong hoạt động làm việc của nhân viên, cụ thể:

  • Mức độ tham gia vào các dự án của nhân sự cao
  • Kỹ năng nhân viên phải đảm bảo phù hợp với công việc
  • Định hướng công việc rõ ràng, tương đối rộng
  • Chế độ phúc lợi, lương thưởng tốt
  • Doanh nghiệp thường xuyên có các buổi đào tạo nhân sự

Mô hình chiến lược 5P

Mô hình chiến lược 5P là một mô hình tương đối hoàn hảo trong cấu trúc và thành phần mà một chiến lược nhân sự cần phải có. Hệ thống này sẽ bao gồm 5 yếu tố: Triết lý quản trị nhân sự, chính sách nguồn nhân lực, chương trình, hoạt động và quy trình quản lý nhân sự. Để mô hình chiến lược này 5P này đạt hiệu quả cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các yếu tố với nhu cầu chiến lược của công ty.

Quy trình các bước xây dựng chiến lược nhân sự

Theo các chuyên gia nhận định, một quy trình xây dựng chiến lược nhân sự thành công chính là tạo ra môi trường làm việc lý tưởng cho toàn bộ nhân viên trong công ty. Bởi đây chính là động lực để cống hiến hết mình cho mục tiêu chung của doanh nghiệp và phát triển bền vững trong tương lai. 

Quy trình các bước xây dựng chiến lược nhân sự

Quy trình các bước xây dựng chiến lược nhân sự

Sau đây Bizfly chia sẻ tới bạn 3 bước để xây dựng chiến lược nhân sự nhanh chóng, đơn giản và tối ưu:

Bước 1: Phân tích xu hướng ngành

Việc phân tích xu hướng ngành kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp có thể đưa ra được những dự báo về nhu cầu nhân sự cho công ty. Việc phân tích này sẽ tập trung chủ yếu vào xem xét xu hướng tăng trưởng của ngành, xu hướng thay đổi thị hiếu của người dùng và sự cạnh tranh của đối thủ trên thị trường.

Bước 2: Phân tích giá trị cốt lõi, định hướng

Ở bước này, doanh nghiệp cần phải làm rõ về các vấn đề liên quan đến định hướng của doanh nghiệp như:

  • Mục tiêu, chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đang hướng đến: mở rộng quy mô, phát triển kinh doanh hay tái cấu trúc…
  • Phạm vi kinh doanh
  • Lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Về việc xác định giá trị cốt lõi, chuỗi giá trị của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phân tích các hoạt động liên quan đến hoạt động sản xuất, dịch vụ trong ngành. Ví dụ doanh nghiệp là một công ty có thế mạnh về sản phẩm thì giá trị cốt lõi sẽ nằm ở hoạt động tiếp thị, quảng bá.

Bước 3: Phân loại nhóm nguồn nhân lực

Với từng chiến lược kinh doanh khác nhau chúng ta sẽ có những nhóm nguồn nhân lực khác nhau để đáp ứng tiêu chí mà chiến lược cần. Để phân loại nhóm nguồn nhân lực một cách phù hợp, doanh nghiệp cần đi trả lời các câu hỏi sau:

  • Nhân sự nào là nguồn lực quan trọng nhất đối với việc triển khai hiệu quả của các chuỗi giá trị.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp đang thay đổi và có thể ảnh hưởng đến chuỗi giá trị của công ty thì nguồn nhân lực nào sẽ cần phải thay đổi.

Có thể thấy rằng việc nắm bắt và xây dựng chiến lược nhân sự là cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Với kiến thức mà Bizfly chia sẻ đã phần nào hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như quy trình các bước xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả, để từ đó triển khai thành công vào tình hình hoạt động kinh doanh.

Quản lý đội ngũ bán hàng - Bứt phá doanh thu cùng BizCRM
"Đo lường KPI chính xác 100% - nhanh chóng - đầy đủ - minh bạch"

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly