Xây dựng chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt hơn trong các chiến lược kinh doanh và tiếp thị của mình. Trong bài viết hôm nay, Các chuyên gia Bizfly sẽ giúp mọi người hiểu rõ chiến lược cạnh tranh là gì cũng như các chiến lược cạnh tranh phổ biến trong kinh doanh hiệu quả.
Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy) là kế hoạch ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp nhằm tăng năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp bứt phá trên thị trường từ đó đạt mục tiêu kinh doanh đề ra.
Chiến lược cạnh tranh bao gồm việc đưa ra các quyết định liên quan đến: Sản phẩm, giá cả, phân phối, quảng cáo và tiếp cận khách hàng để giữ vững thị phần, gia tăng doanh số và tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của chiến lược cạnh tranh được thể hiện qua những giá trị như sau:
Xây dựng chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp khai thác điểm mạnh và tạo ra lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường mới và thu hút khách hàng tiềm năng nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận và mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Thông qua chiến lược cạnh tranh hiệu quả, doanh nghiệp có thể thu hút thêm những khách hàng tiềm năng mới, thúc đẩy tăng trưởng doanh số và lợi nhuận từ đó tạo nền tảng cho quá trình phát triển và mở rộng quy mô.
Nhờ vào chiến lược cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ tạo ra được những sản phẩm chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng tối ưu để làm hài lòng khách hàng của mình. Điều này giúp cho doanh nghiệp giữ vững được thị phần của mình trên thị trường, ngăn chặn sự thâm nhập của đối thủ cạnh tranh, tạo ra vị thế vững mạnh hơn.
Chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh và thành công trong thị trường, việc xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Việc nắm rõ về sản phẩm, dịch vụ, ưu, nhược điểm và chiến lược của đối thủ giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ tốt, có lợi thế hơn so với đối thủ. Doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ tốt hơn chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, tăng doanh số và mở rộng thị trường.
Các doanh nghiệp thường cạnh tranh với nhau qua yếu tố:
- Giá cả
- Chất lượng sản phẩm
- Giá trị của sản phẩm mang lại cho người dùng
Thực tế, các doanh nghiệp luôn cạnh tranh với nhau bằng những yếu tố tổng hợp, đó là sự kết hợp giữa giá cả, đặc điểm riêng biệt của sản phẩm và giá trị thương hiệu đem đến cho khách hàng.
Khách hàng là yếu tố đóng vai trò thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược cạnh tranh. Hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng, cũng như cách họ đánh giá và so sánh sản phẩm, dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh là điều vô cùng quan trọng.
Khi đối thủ cạnh tranh mới bước vào ngành, họ có thể mang theo nguồn lực mới, công nghệ mới và chiến lược mới, đe dọa thị phần và lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện có. Đặc biệt khi những đối thủ lớn bước vào, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược chặt chẽ, hiệu quả để sẵn sàng ứng phó với thị trường đầy cạnh tranh và xuyên thay đổi này.
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể đáp ứng nhu cầu tương tự của khách hàng so với sản phẩm của doanh nghiệp. Để sản phẩm, dịch vụ luôn tối ưu chất lượng và đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng, doanh nghiệp cần xem xét đầu tư đổi mới công nghệ, tối ưu hóa các nguồn lực để đem lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất về giá cả và chất lượng.
Hiện nay, có nhiều chiến lược cạnh tranh được các doanh nghiệp áp dụng trên thị trường, cơ bản nhất sẽ có một số chiến lược cạnh tranh như sau:
Chiến lược này tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, vận hành và quản lý nhằm giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Trong chiến lược này, mục tiêu chính của doanh nghiệp là trở thành nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng, phân phối sản phẩm, dịch vụ đến các nhà bán lẻ, các đại lý với số lượng lớn.
Để làm được điều này, doanh nghiệp phải có quy mô lớn, có nhà máy sản xuất riêng và máy móc hiện đại nhằm tối ưu hóa nguồn lực, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, phân phối đến các đối tác với giá thành rẻ.
Bên cạnh đó, để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các yếu tố: Nguồn nguyên liệu giá thấp, quy mô sản xuất lớn,...
Khác biệt hoá là chiến lược giúp tạo ra các tính năng khác biệt của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang sở hữu trên thị trường. Các điểm khác biệt đó có thể là về giá cả, chất lượng, tính năng,... Khi ứng dụng chiến lược này thành công, các sản phẩm của doanh nghiệp mang lại sự đột phá và đem đến ấn tượng sâu sắc cho khách hàng.
Xem thêm: Chiến lược khác biệt hóa là gì? Tầm quan trọng và ưu nhược điểm
Chiến lược tập trung chi phí có phần tương đồng với chiến lược dẫn đầu chi phí nhưng cũng có sự khác biệt rõ ràng. Trong chiến lược tập trung chi phí, doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đến người dùng với chi phí tối thiểu.
Qua chiến lược này, doanh nghiệp dễ dàng gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu và thoả mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng bởi họ luôn thích các sản phẩm có giá thành phải chăng cùng nhiều ưu đãi khuyến mãi lớn.
Trong chiến lược này, doanh nghiệp hướng tới mục đích chính là tập trung vào một phân khúc khách hàng cụ thể và đáp ứng mong muốn, nhu cầu của họ một cách tốt nhất. Với chiến lược này, doanh nghiệp có thể hiểu rõ đối tượng khách hàng tiềm năng từ đó cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của họ.
Có thể thấy, mục tiêu cuối cùng của bất kỳ chiến lược cạnh tranh nào cũng là mang đến những lợi thế tốt nhất cho doanh nghiệp đồng thời thể hiện được những ưu điểm vượt trội của mình để vượt mặt đối thủ. Với kiến thức mà Bizfly chia sẻ trên đây bạn đã có thể nắm rõ được khái niệm cùng các chiến lược quan trọng để có được sự lựa chọn mang đến nhiều hiệu quả.
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp