Phân biệt B2B và B2C: 9 điểm khác nhau cơ bản của 2 mô hình kinh doanh
B2B và B2C là hai mô hình kinh doanh khá phổ biến được ứng dụng khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp. Tùy theo từng đặc điểm, doanh nghiệp sẽ xác định mô hình phù hợp. Cùng Bizfly tham khảo hết bài viết này để tìm điểm khác biệt giữa 2 mô hình và lựa chọn cho phù hợp với doanh nghiệp mình bạn nhé!
B2B và B2C là gì?
B2B là viết tắt của cụm từ Business To Business, chỉ hình thức kinh doanh, mua bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Ví dụ:
- Công ty A cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp B để quản lý hàng tồn kho của
- Doanh nghiệp A tư vấn giúp công ty B phát triển và thực hiện các chiến lược tiếp thị…
Thông thường, các công ty B2B bán sản phẩm để giúp các doanh nghiệp khác hoạt động hiệu quả thì giao dịch B2B sẽ có số lượng hàng hóa lớn hơn và giao dịch có giá trị cao hơn B2C.
B2C là cách viết tắt của cụm từ Business to Customer, chỉ các giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với khách hàng. Ví dụ: cửa hàng bán lẻ quần áo, phụ kiện trực tiếp cho người tiêu dùng, cửa hàng tạp hóa bán thực phẩm cho khách hàng,... Các công ty B2C với vai trò bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nên giá trị giao dịch sẽ nhỏ hơn các công ty B2B.

Điểm khác biệt giữa B2B và B2C
Dưới đây, Bizfly sẽ chỉ ra điểm khác biệt của B2B và B2C theo từng tiêu chí để bạn dễ dàng phân biệt nhé!
Đối tượng khách hàng
Các giao dịch của B2B xác định đối tượng khách hàng là các công ty, doanh nghiệp còn khách hàng của B2C là người tiêu dùng (chủ yếu là cá nhân) nhưng không loại trừ các doanh nghiệp mua sắm hàng hóa để tiêu dùng.
Ví dụ, doanh nghiệp X mua bàn ghế văn phòng để trang trí nội thất cho văn phòng đại diện… B2B sẽ tập trung vào người có quyền quyết định trong khi B2C sẽ tập trung nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu của họ.

Đàm phán, giao dịch
Công việc bán hàng của công ty B2B sẽ gồm các yếu tố như đàm phán về giá cả, giao nhận hàng, cung cấp các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Trong khi việc bán hàng của B2C thì không nhất thiết phải bao gồm tất cả các yếu tố đó. Vì vậy, các nhà bán lẻ dễ dàng trong việc đưa lên mạng các catalog về sản phẩm dịch vụ của họ để mua bán trực tuyến.
Điều này cũng lý giải tại sao các ứng dụng thương mại điện tử B2B đầu tiên chỉ cho những hàng hóa, sản phẩm hoàn chỉnh, có đặc tính đơn giản và dễ định giá.

Vấn đề tích hợp
Hệ thống B2C không cần thiết phải tích hợp với khách hàng, trong khi B2B doanh nghiệp bán bắt buộc phải tích hợp hệ thống với doanh nghiệp mua nhằm đảm bảo việc trao đổi thông tin được diễn ra suôn sẻ, tự động và hạn chế tối đa sự can thiệp của con người.

Quá trình làm Marketing
Sự khác nhau trong cách làm Marketing của B2B và B2C là do sự khác nhau trong xác định đối tượng khách hàng.
B2B tập trung đến mục tiêu lợi nhuận, nỗ lực tiếp thị để xây dựng mối quan hệ với khách hàng và phát triển thương hiệu. Trong khi đó, B2C sẽ quan tâm đến ưu điểm của sản phẩm, trải nghiệm người dùng cùng các kỹ thuật chốt - up sale.

Quá trình bán hàng
Sự khác biệt trong quá trình bán hàng của B2B và B2C sẽ được tóm gọn cụ thể qua bảng sau:
Tiêu chí |
B2B |
B2C |
Đặc điểm |
- Mối quan hệ dẫn dắt - Tối đa hóa giá trị của mối quan hệ - Thị trường mục tiêu quy mô nhỏ và tập trung - Quy trình mua hàng qua nhiều bước với chu trình bán hàng dài hơn - Các hoạt động thiết lập dựa trên nhận thức và sự hiểu biết - Quyết định mua hàng thuộc về lý trí dựa theo giá trị kinh tế mang lại |
- Sản phẩm dẫn dắt -Tối đa hóa giá trị các giao dịch -Thị trường mục tiêu quy mô rộng lớn -Quy trình mua hàng theo từng bước với chu trình bán hàng ngắn hơn -Mua bán hướng vào các hoạt động mua hàng –Quyết định mua hàng thuộc về cảm xúc, dựa theo mong muốn, hoàn cảnh và giá cả |
Mục tiêu |
Chuyển đổi đối tượng khách hàng tiềm năng thành khách hàng. |
Chuyển đổi người ghé thăm website, cửa hàng thành người mua hàng |
Phương thức tiếp cận |
Tập trung vào quảng bá thông qua các hoạt động tiếp thị như gửi email, qua điện thoại, website,… trong chu trình bán hàng |
Thúc đẩy, thu hút khách hàng mua hàng bằng phiếu giảm giá, lời chào hàng,trưng bày sản phẩm... |

Giá trị đơn hàng & lượng khách hàng tiềm năng
Mô hình B2B cho phép doanh nghiệp bán hàng cho các doanh nghiệp đối tác nên giá trị các đơn hàng luôn cao hơn so với mô hình B2C. Song, nếu xét về số lượng khách thì B2C lại có lượng khách tiềm năng lớn hơn B2B. Vì thế, việc tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng trong mô hình B2B rất quan trọng.

Độ dài chu kỳ bán hàng
Độ dài của chu kỳ bán hàng cũng có sự khác biệt giữa B2B và B2C. Nếu B2B có chu kỳ bán hàng kéo dài từ một đến vài tháng, thậm chí một năm, thì B2C có chu kỳ bán diễn ra trong thời gian ngắn hơn. Các thông điệp, hình ảnh quảng cáo cũng sẽ liên tục được cập nhật nhằm thúc đẩy tỉ lệ chốt đơn hàng, tạo doanh thu cho doanh nghiệp.
Quá trình ra quyết định
- B2B: mang tính phức tạp hơn do quyết định mua hàng sẽ được cân nhắc kỹ hơn nhằm hướng tới lợi ích của cả tổ chức, doanh nghiệp. Mặc khác, sản phẩm/dịch vụ của B2B đòi hỏi quy trình tương đối phức tạp nên người mua sẽ phải cân nhắc kỹ và thu thập thông tin từ nhiều bên, trải nghiệm sản phẩm rồi mới đưa ra quyết định.
- B2C: mang tính đơn giản hơn vì quyết định mua hàng của khách hàng thường mang tính cá nhân và diễn ra khá nhanh chóng, đồng thời dễ chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác như thông qua quảng cáo, tham khảo ý kiến từ người khác, bình luận đánh giá, giảm giá…

Nhu cầu của khách hàng
- B2B tập trung giải quyết các yêu cầu quan trọng của khách hàng như thông tin sản phẩm, dịch vụ. Họ cần hiểu rõ các tính năng, lợi ích và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ để có thể đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt.
- B2C sẽ tập trung giải quyết các nhu cầu cơ bản của khách hàng. Khách hàng B2C thường cần ít thông tin hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ có thể dựa trên thương hiệu, giá cả và đánh giá của khách hàng khác khi mua hàng.
Cách phân biệt giữa B2B và B2C đã thực sự dễ dàng dựa trên những kiến thức mà Bizfly đã chia sẻ trên đây. Tùy vào từng mô hình, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và đưa ra những lựa chọn, giải pháp tiếp thị cho phù hợp để thúc đẩy khách hàng mua hàng. Hi vọng những điều chúng tôi vừa chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn trong tương lai!
Bài viết nổi bật

9 cách quản lý data khách hàng hiệu quả trong thời đại AI
9 cách thu thập email khách hàng tiềm năng hiệu quả
Bài viết cùng tác giả
Xem tất cả