Yếu tố cảm xúc đóng một phần quan trọng trong mỗi chiến dịch tiếp thị của thương hiệu. Tuy nhiên không phải ai cũng thấy được tầm quan trọng của nó cũng như cách triển khai trong B2B Marketing. Vì vậy hãy cùng Bizfly đi sâu tìm hiểu yếu tố cảm xúc trong B2B Marketing ngay tại bài viết này nhé!
Theo nghiên cứu của Google từ Gartner và Motisa, người mua B2B yêu cầu cảm xúc với thương hiệu nhiều hơn người mua B2C. Trong khi các thương hiệu B2C có kết nối cảm xúc từ 10 - 40% khách người tiêu dùng thì thương hiệu B2B có kết nối với hơn 50% khách hàng.
Một nghiên cứu khác do Les Binet và Perter Fiel thực hiện cho Viện B2B Linkedln nhấn mạnh, việc kết hợp yếu tố cảm xúc trong tiếp thị B2B sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng và doanh thu dài hạn hiệu quả hơn gấp 7 lần so với các thông điệp thuần tính lý trí.
Như vậy, yếu tố cảm xúc trong B2B là vô cùng quan trọng. Nó tác động đến cách khách hàng cảm nhận về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Không chỉ tạo sự kết nối và nuôi dưỡng niềm tin với khách hàng, việc tập trung phát triển chiến lược tiếp thị cảm xúc còn mang nhiều lợi ích về doanh thu, lợi nhuận, độ nhân diện thương hiệu,..cho chính doanh nghiệp B2B.
Một phần quan trọng của việc tạo ra chiến lược tiếp thị B2B hiệu quả là hiểu và biết yếu tố cảm xúc ảnh hưởng thế nào tới quyết định mua hàng. Hầu hết tất cả mọi người (kể cả những khách hàng mục tiêu của bạn) không logic và lý trí như họ nghĩ. Bất kể khi mua hàng, cảm xúc sẻ là thứ thúc đẩy quyết định của họ.
Chúng ta hãy xem xét một số yếu tố cảm xúc cơ bản bên dưới đây để biết yếu tố cảm xúc trong B2B ảnh hưởng thế nào quyết định mua hàng.
Các sản phẩm B2B thường có rủi ro cao hơn so với các sản phẩm thông thường nên khách hàng B2B luôn những nỗi sợ về rủi ro tiềm ẩn hay nỗi lo kết quả không mong muốn sẽ xảy ra. Chính vì vậy mà khách hàng B2B sẽ mất nhiều thời gian để xem xét kỹ lưỡng về vấn đề hợp tác, đánh giá về rủi ro, tài chính, danh tiếng của doanh nghiệp.
Ngoài ra, khách hàng B2B còn có nỗi sợ bỏ lỡ (FOMO). Những ưu đãi độc quyền hay những thành tựu khoa học, công nghệ mới (AI, Chat GPT) đều khiến khách hàng B2B muốn sở hữu ngay lập tức và sợ bỏ lỡ mất. Vì vậy nếu doanh nghiệp B2B biết khai thác sâu vào yếu tố cảm xúc này thì chắc chắn sẽ rút ngắn được hành trình mua hàng của khách hàng.
Mong muốn là một trong những cảm xúc mạnh mẽ nhất thúc đẩy quá trình đưa ra quyết định mua hàng. Khi khách hàng biết một sản phẩm hay dịch vụ có thể giải quyết được nhu cầu, mong muốn của họ thì chắc chắn họ sẽ mua nó.
Để tạo được sự mong muốn cho khách hàng, doanh nghiệp có thể cung cấp các bản dùng thử miễn phí hoặc các video chi tiết về sản phẩm. Khi được trải nghiệm thử qua các sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng sẽ thấy vấn đề của họ được giải quyết như thế nào. Từ đó khiến họ mong muốn có được sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
Khách hàng B2B sẽ phấn khích khi họ gặp được các giải pháp đổi mới hoặc công nghệ tiềm năng có khả năng định hình lại hoạt động kinh doanh của họ. Hãy nhớ tới lần đầu tiên ChatGPT xuất hiện, tất cả các cuộc trò chuyện và thảo luận đều tập trung về việc ChatGPT sẽ thay đổi mọi thứ thế nào, công việc sẽ ra sao khi có ChatGPT.
Tất nhiên các sản phẩm và giải pháp của doanh nghiệp bạn không thể tạo được hiệu ứng phấn khích toàn cầu như ChatGPT. Tuy nhiên, điều doanh nghiệp B2B có thể làm là giúp khách hàng loại bỏ các vấn đề khó khăn, có như vậy thì chắc chắn rằng mức độ hứng thú sẽ luôn ở mức cao.
Để hiểu được cảm xúc của khách hàng, doanh nghiệp có thể tiến hành khảo sát, phỏng vấn khách hàng trung thành và quan sát tương tác của họ nên các nền tảng mạng xã hội. Sau khi đã quen với cảm nhận của khách hàng về công ty mình, doanh nghiệp có thể ứng dụng những cảm xúc ấy vào các thông điệp, tạo ra các chiến lược tiếp thị phù hợp.
Kể chuyện có lẽ là cách tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc nhất. Doanh nghiệp có thể làm cho thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình trở nên nhân văn hơn bằng cách kể những câu chuyện. Mỗi một câu chuyện hấp dẫn, ý nghĩa sẽ chiếm được cảm tình và lòng trung thành của khách hàng tiềm năng.
Để có những ý tưởng hay, doanh nghiệp B2B có thể phỏng vấn khách hàng và lắng nghe những câu chuyện của họ. Ngoài ra doanh nghiệp có thể khuyến khích nhân viên của mình chia sẻ câu chuyện cá nhân về doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội. Việc lan truyền rộng rãi những câu chuyện hay sẽ tạo đưcợ hiệu ứng tích cực và chạm tới cảm xúc của khách hàng tiềm năng.
Khi một doanh nghiệp B2B quan tâm tới điều họ muốn và cần thì khả năng mua hàng của khách hàng đó sẽ rất cao.
Nội dung và tin nhắn được cá nhân hóa là một cách tuyệt vời khiến khách hàng tiềm năng tin tưởng và kết nối với doanh nghiệp B2B. Doanh nghiệp có thể tác động đến cảm xúc của khách hàng qua các hoạt động tiếp thị cá nhân hóa (personalized marketing).
Thông qua hoạt động này doanh nghiệp kết nối và giao tiếp 1-1 với khách hàng, giúp khách hàng cảm thấy bản thân trở nên đặc biệt, từ đó tăng được lòng trung thành của họ với doanh nghiệp.
Việc xác định và tập trung vào những cảm xúc nhất định là vô cùng quan trọng. Trước tiên doanh nghiệp cần liệt kê các cảm xúc khác nhau mà doanh nghiệp muốn khách hàng cảm nhận.
Tất nhiên đừng nên theo đuổi quá nhiều cảm xúc cùng một lúc vì có thể sẽ gây bất lợi cho mục tiêu chung của doanh nghiệp, chỉ nên xác định từ một đến ba cảm xúc nhất định và tập trung giải quyết những cảm xúc đó. Như vậy các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Lý thuyết màu sắc có tác động mạnh tới cảm xúc của khách hàng. Cảm xúc về một màu sắc được gợi lên thường do ảnh hưởng văn hóa hay trải nghiệm cá nhân.
Ví dụ trong khi màu vàng đối với khách hàng Hoa Kỳ gợi lên sự ấm áp, vui vẻ, hạnh phúc thì đối với các khách hàng khác thì nó sẽ liên quan đến cái chết và tang tóc ở nhiều nơi trên thế giới. Nắm bắt được tâm lý màu sắc có ảnh hưởng đến cảm xúc của khán giả sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định cho những chiến lược tiếp thị và xây dựng thương hiệu thực tế.
Các phản hồi của khách hàng trước tác động không nhỏ tới cảm xúc khách hàng sau. Tất nhiên không phải ai cũng tin lời nói của một người lạ nhưng nếu nhiều người cùng nói về một vấn đề, sẽ tạo hiệu ứng đám đông. Điều này sẽ tác động mạnh mẽ tới cảm xúc của khách hàng giúp họ đưa ra quyết định nhanh chóng hơn.
Doanh nghiệp có thể sử dụng những đánh giá, phản hồi một cách khéo léo trong các chiến lược tiếp thị như lồng ghép vào nội dung, website,..điều này giúp lôi kéo được nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp
Như vậy yếu tố cảm xúc trong B2B là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn tới chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp B2B. Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về emotional B2B marketing, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về yếu tố cảm xúc trong B2B marketing. Đừng quên truy cập website Bizfly thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin mới nhất nhé!
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại