Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên là gì? Ứng dựng trong hoạt động marketing doanh nghiệp

Nhật Lệ 29/03/2024

Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên (Mere-exposure Effect) có tác động quan trọng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Trong lĩnh vực marketing, hiệu ứng này được sử dụng để tạo thái độ tích cực của khách hàng đối với sản phẩm và thương hiệu. Trong bài viết này, Bizfly sẽ cung cấp thông tin chi tiết để bạn hiểu rõ hơn về hiệu ứng này nhé!

Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên là gì?

Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên (Mere-exposure Effect) là một hiện tượng lý giải việc con người có xu hướng thích một thứ gì đó mà họ đã quen thuộc. Theo Robert Zajonc, việc tiếp xúc đều đặn với một điều gì đó đã đủ để khiến mọi người thích nó, mà không cần nhận được phần thưởng. Đơn giản là việc tiếp xúc thường xuyên đã đủ để tạo ra sự thích thú đối với họ.  

Mere-exposure Effect thường xuất hiện phổ biến nhất khi mua sắm. Chẳng hạn, khi bạn có ý định nâng cấp laptop, điện thoại hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào, hầu hết mọi người đều sẽ cân nhắc kỹ càng. Bởi đây là những đồ dùng cần tính lâu bền và tốn nhiều chi phí để mua hoặc sửa chữa. Thế nên, những “ông lớn” thường xuất hiện xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và nhận được sự tin tưởng từ nhiều người xung quanh sẽ luôn là một lựa chọn an toàn.

Mặt khác, những thương hiệu mới chưa được biết đến nhiều, mặc dù có những ưu điểm về chất lượng, giá cả tương xứng hay nhiều ưu đãi nhưng họ thường sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để có được sự tin cậy từ khách hàng.

Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên là gì
Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên là hiện tượng mọi người ưa thích những thứ quen thuộc

Vai trò của hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên trong marketing

Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên (Mere-exposure Effect) có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua hàng và cảm xúc của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Hiện nay, các thương hiệu thường áp dụng hiệu ứng này trong chiến dịch marketing của họ với những vai trò dễ thấy như: 

  • Tăng nhận thức thương hiệu: Khi khách hàng tiếp xúc thường xuyên với tên thương hiệu, logo hoặc thông điệp quảng cáo của một sản phẩm hoặc dịch vụ, họ sẽ dần quen thuộc và nhận biết được thương hiệu đó. Điều này tạo ra một ấn tượng tích cực và tăng cơ hội cho việc nhận diện thương hiệu trong tương lai.
  • Dễ dàng tạo cảm tình với khách hàng: Những nội dung quảng cáo được đầu tư kỹ lưỡng về cả nội dung, hình ảnh, thông điệp về sản phẩm và dịch vụ được truyền tải với những sắc thái tích cực. Điều này cũng giúp doanh nghiệp tạo cảm tình và tin tưởng từ khách hàng tiềm năng.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Việc tiếp xúc thường xuyên với sản phẩm của doanh nghiệp có thể gia tăng sự quan tâm, tương tác tích cực của khách háng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi khi khách hàng quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ cũng cao lên.
Vai trò của hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên
Hiệu ứng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin với khách hàng

Cách sử dụng hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên

Để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và đảm bảo khách hàng luôn ghi nhớ thương hiệu của bạn, Mere-exposure Effect chính là yếu tố quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể áp dụng để tăng cường nhận thức và tạo kết nối cảm xúc với khách hàng. 

Đảm bảo khách hàng tiếp xúc với thương hiệu nhiều lần

Để gặt hái thành công trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc xây dựng thương hiệu được yêu thích là vô cùng quan trọng. Khi khách hàng thường xuyên nhìn thấy và tương tác với thương hiệu, họ sẽ dần hình thành sự quen thuộc và ghi nhớ thương hiệu một cách tự nhiên. Do đó, bạn hãy đặt sản phẩm của bạn tại những khu vực đông người qua lại. Điều này cũng góp phần xây dựng lòng tin và tạo sự kết nối sâu sắc giữa khách hàng và thương hiệu của bạn.

Ví dụ, Coca-Cola đã sử dụng một loạt các kênh truyền thông đa dạng để quảng bá sản phẩm và tăng cường nhận thức về thương hiệu. Thương hiệu tận dụng sự phổ biến của mạng xã hội như Facebook, Instagram và YouTube để giới thiệu sản phẩm thông qua việc chia sẻ các clip, bài viết.

Đảm bảo khách hàng tiếp xúc với thương hiệu nhiều lần
Gây ấn tượng và ghi nhớ thương hiệu bằng việc cho khách hàng tiếp xúc thường xuyên

Sử dụng lặp lại trong quảng cáo

Một cách khác để tận dụng hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên (Mere-exposure Effect) trong chiến dịch quảng cáo của bạn là sử dụng sự lặp lại một cách tỉ mỉ. Bạn có thể lựa chọn các kênh phát quảng cáo khác nhau và xác định tần suất lặp lại trên từng kênh. Bằng cách này thì khả năng mọi người nhớ và phản ứng tích cực với thông điệp sẽ tăng lên. 

Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo không làm phiền khách hàng bằng cách lặp lại quá nhiều. Bạn hãy tìm một mức độ phù hợp để đối tượng mục tiêu có đủ cơ hội tiếp xúc với thông điệp của doanh nghiệp. 

Ví dụ, Vinamilk là một trong những thương hiệu đã thành công trong việc sử dụng lặp lại trong quảng cáo. Họ tạo sự gắn kết mạnh mẽ với sữa tươi nguyên chất thông qua hình ảnh các chú bò khỏe mạnh và vui vẻ. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhân vật hoạt hình dễ thương lặp đi lặp lại trong quảng cáo, đã thúc đẩy sự thích thú và ghi nhớ đối với thương hiệu đối với khách hàng. 

Sử dụng quảng cáo lặp lại
Sử dụng lặp lại thông điệp trong quảng cáo để tăng khả năng nhận biết với khách hàng

Tạo kết nối cảm xúc

Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên không chỉ làm cho mọi người quen thuộc với thương hiệu của bạn, mà còn có thể khiến khách hàng yêu thích nó. Một cách hiệu quả là bạn có thể tạo ra một liên kết với khách hàng ở cấp độ cảm xúc. Bằng cách kích thích họ cười hoặc chạm đến trái tim, bạn có thể tạo ra một kết nối đặc biệt và gắn kết họ với thương hiệu trong thời gian dài.

Chẳng hạn như, chiến dịch "Share a Coke" của Coca-Cola. Chiến dịch này đã đưa tên riêng của khách hàng lên lon Coca-Cola, khuyến khích mọi người chia sẻ cùng bạn bè và gia đình. Việc sử dụng tên riêng tạo ra một cảm giác cá nhân hóa, khiến người dùng cảm thấy được kết nối sâu sắc với thương hiệu. Điều đặc biệt là chiến dịch đã gây ra một trào lưu trên mạng xã hội, tạo nên một sự lan tỏa và tăng cường sự gắn kết với khách hàng.

Ứng dụng Mere-exposure Effect vào marketing doanh nghiệp

Các nhà tiếp thị có thể sử dụng hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên một cách hiệu quả để ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng. Dưới đây là một số ví dụ về cách áp dụng hiệu ứng này trong lĩnh vực marketing doanh nghiệp:

Hình ảnh gia đình trong quảng cáo 

Từ khi xuất hiện cách mạng công nghiệp 4.0, hình ảnh của gia đình đã trở thành một phương tiện quảng cáo phổ biến. Đặc biệt, các thương hiệu nhắm đến đại chúng rộng đều sử dụng các chiến lược đặc biệt để thu hút khách hàng mục tiêu. Bằng cách đưa hình ảnh gia đình vào quảng cáo, doanh nghiệp mong muốn tạo nên một cảm giác gần gũi với khán giả của mình ngay từ những giây đầu tiên.

Ví dụ, quảng cáo của Knorr với hình ảnh gia đình Việt hạnh phúc quây quần bên mâm cơm. Thông điệp của quảng cáo là giúp cho việc nấu ăn trở nên dễ dàng và thú vị hơn, giúp bạn có thêm thời gian dành cho gia đình. Quảng cáo cũng cho thấy rằng những bữa ăn ngon giúp gắn kết gia đình và tạo nên những khoảnh khắc hạnh phúc. 

Hình ảnh gia đình được sử dụng trong quảng cáo
Sử dụng hình ảnh gia đình sẽ tạo liên kết gần gũi và thu hút khách hàng mục tiêu

Quảng cáo trên bảng hiệu 

Biển quảng cáo và brochure dù bị đánh giá là lỗi thời nhưng vẫn được các thương hiệu lớn ưa chuộng. Điều này cho thấy tiềm năng hiệu quả của việc sử dụng quảng cáo truyền thống trong thời đại công nghệ. Tuy nhiên, để đạt thành công thì biển quảng cáo cần đổi mới và sáng tạo.

Một ví dụ điển hình cho sự đổi mới này là sử dụng biển quảng cáo 3D. Với sự ứng dụng của công nghệ tiên tiến, biển quảng cáo 3D tạo ra hình ảnh sống động và chân thực, thu hút sự chú ý của người xem từ mọi góc độ. Nhờ vào hiệu ứng 3D, biển quảng cáo có khả năng truyền tải thông điệp một cách hiệu quả hơn và tạo ra trải nghiệm ấn tượng cho người xem.

Chằng hạn, chiến dịch truyền thông của Lazada, trong đó họ sử dụng biển quảng cáo LED 3D để quảng bá cho sự kiện mua sắm cuối năm. Sự xuất hiện này đã giúp Lazada thu hút sự chú ý của mọi người và lan truyền mạnh mẽ trên nhiều phương tiện truyền thông xã hội.

Biển quảng cáo 3D
Biển quảng cáo 3D mang lại tiềm năng hiệu quả trong thời đại công nghệ phát triển

Âm nhạc trong quảng cáo

Sử dụng âm nhạc phổ biến trong quảng cáo là một chiến lược tiếp thị được ưa chuộng. Các thương hiệu sử dụng chiến lược này nhằm tạo kết nối với người tiêu dùng. Mặc dù chi phí cho bản quyền âm nhạc thịnh hành, đặc biệt là các bản "hit", có thể khá cao nhưng trở thành lựa chọn đầu tư xứng đáng cho các chiến dịch marketing. 

Một nghiên cứu của Bradley Vines đã chỉ ra rằng âm nhạc có thể tăng cường sự chú ý, cảm xúc và trí nhớ của người tiêu dùng. Đồng thời, điều này cũng tạo ra sự tương tác cao hơn khi người tiêu dùng tiếp xúc với quảng cáo trong thời gian dài.

Chẳng hạn như, quảng cáo Shopee với câu slogan "Gì cũng có, mua hết ở Shopee" đã trở thành một hiện tượng trong ngành marketing Việt Nam. Giai điệu đơn giản, dễ nhớ cùng lời nhạc ngắn gọn, súc tích đã giúp cho quảng cáo này in sâu vào tâm trí người tiêu dùng một cách dễ dàng.

Trong bài viết này, Bizfly đã giới thiệu với bạn hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên  (Mere-exposure Effect). Với thông tin được chia sẻ, bạn cũng sẽ biết cách sử dụng và vai trò quan trọng của hiệu ứng này. Hy vọng rằng bài viết trên của Bizfly sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích trong quá trình lập kế hoạch cho một chiến dịch quảng cáo.
 

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly