5 bước xây dựng Deployment Plan hiệu quả cho doanh nghiệp

Nhật Lệ 27/03/2024

Xây dựng Deployment Plan là việc quan trọng mà bất cứ ai làm marketing cũng cần hiểu rõ. Khám phá ngay bài viết dưới đây cùng Bizfly để hiểu rõ về khái niệm này và ứng dụng vào doanh nghiệp nhé!

Deployment Plan là gì?

Deployment Plan là thuật ngữ để chỉ cách mà người làm marketing đưa big idea đến gần khách hàng mục tiêu, thông qua các giai đoạn khác nhau. Theo đó, mỗi thành viên trong team sẽ có công việc và nhiệm vụ khác nhau nhằm phục vụ cho mục tiêu chính của doanh nghiệp.

Những thông tin cần có để xây dựng Deployment Plan, bao gồm:

  • Issue tracking: Liệt kê những vấn đề mà doanh nghiệp đang hoặc có thể gặp phải trong tương lai.
  • Escalation processes: Quy trình cụ thể để thực thi kế hoạch, phân công nhiệm vụ của từng nhân sự theo thời gian.
  • Roles and responsibilities: Công việc và vai trò cụ thể của từng nhân sự trong kế hoạch.
  • System support: Những nguồn lực mà doanh nghiệp có thể cung cấp nhằm triển khai kế hoạch thành công.

Lợi ích của việc xây dựng Deployment Plan

Khi làm bất cứ công việc gì, được lên kế hoạch tỉ mỉ từ ban đầu là bí quyết thành công, và trong marketing cũng vậy. Xây dựng Deployment Plan cho mọi hoạt động marketing là tối quan trọng và quyết định đến thành công hay thất bại của bất cứ thương hiệu nào.

Một Deployment Plan chi tiết, đúng hướng sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu:

  • Bảo mật thông tin: Đối với doanh nghiệp, có rất nhiều thông tin cần bảo mật trước đổi thủ cạnh tranh. Khi lên một kế hoạch chi tiết, mọi người sẽ giới hạn được những đối tượng nhất định tham gia vào và giảm tối đa việc rò rỉ thông tin.
  • Tiết kiệm nguồn nhân lực: Khi nhân sự biết rõ mình cần làm gì, trong giai đoạn nào sẽ ít khi nào mắc lỗi trong quá trình thực hiện. Mặt khác, việc chuẩn bị kĩ càng trước khi thực hiện sẽ giúp mỗi người tìm ra cách nhanh chóng nhất để hoàn thành mục tiêu, tiết kiệm thời gian và nhân sự.
  • Tối ưu hiệu quả: Từ lúc bắt đầu triển khai đến khi kế hoạch hoàn thành, doanh nghiệp cần không ngừng bám sát khách hàng mục tiêu để đạt được hiệu quả đề ra ban đầu. Khi có một kế hoạch tổng thể từ trước sẽ đảm bảo doanh nghiệp không đi chệch mục tiêu và dự tính.
Xây dựng Deployment Plan giúp tiết kiệm nguồn nhân lực tối đa
Xây dựng Deployment Plan giúp tiết kiệm nguồn nhân lực tối đa

Các bước xây dựng Deployment Plan

Bước 1: Xác định mục tiêu kế hoạch truyền thông

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, quyết định hướng đi đúng của kế hoạch truyền thông. Có 3 mục tiêu chính mà marketer cần chú ý, bao gồm: 

  • Business Objective (Mục tiêu kinh doanh): chỉ số về doanh thu và tăng trưởng.
  • Marketing Objective (Mục tiêu Marketing): mức độ thay đổi trong hành vi của khách hàng.
  • Communication Objective (Mục tiêu truyền thông): chỉ số về sự thay đổi trong suy nghĩ, tâm lý của khách hàng.

Đối với mỗi mục tiêu khác nhau thì hành động và những nguồn lực cần thiết phải đầu tư sẽ khác nhau. Doanh nghiệp cần xem xét toàn diện và xác định được đích đến của chiến dịch để có sự đầu tư phù hợp.
Ngoài ra, xác định được mức độ ảnh hưởng đối với công chúng như thế nào cũng là điều thương hiệu cần suy nghĩ. Mỗi hoạt động marketing đều có mức ảnh hưởng nhất định đến khách hàng, marketer cần dựa vào nguồn thông tin sẵn có để trả lời được câu hỏi này.

Xác định mục tiêu rõ ràng trước khi triển khai kế hoạch
Xác định mục tiêu rõ ràng trước khi triển khai kế hoạch

Bước 2: Dự báo và phòng ngừa rủi ro

Tất cả các lỗi sai, cho dù nhỏ nhất, đều có thể làm hủy hoại kế hoạch đã được xây dựng kỹ lưỡng trước đó. Vì vậy, để đạt được mục tiêu, nhà tiếp thị cần có cái nhìn tỉ mỉ để phát hiện và liệt kê tất cả các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triển khai các hoạt động kinh doanh. Sau đó, đánh giá tác động và xác định xác suất cho mỗi rủi ro sẽ giúp thương hiệu xác định được những nguy cơ cần ưu tiên phòng ngừa.

Ngoài ra, từ quá trình lập kế hoạch cho đến triển khai, những sự cố không mong đợi vẫn có thể xảy ra. Nhà tiếp thị cần có tầm nhìn xa và khả năng phản ứng nhanh chóng để giải quyết những vấn đề phát sinh, giúp giảm thiểu rủi ro.

Bước 3: Thiết lập lịch trình cụ thể

Lịch trình triển khai sẽ bao gồm việc phân công nhiệm vụ cho nhân sự liên quan cũng như xác định thời hạn cụ thể để hoàn thành công việc. Khi mọi người được ghi danh trong bản kế hoạch, mỗi cá nhân sẽ có trách nhiệm cao hơn đối với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Lịch trình càng chi tiết càng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tiếp thị của thương hiệu trong tương lai. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để những nhà quản lý có thể dễ dàng theo dõi tiến trình triển khai của khi xây dựng Deployment Plan.

Bước 4: Xây dựng khung tiêu chí để đánh giá

Sau khi kế hoạch đã được triển khai, thương hiệu cần có cơ sở để đánh giá hiệu quả của các hoạt động tiếp thị. Nếu không có đánh giá chính xác về kết quả, marketer sẽ khó nhận ra các sai lầm và đưa ra biện pháp khắc phục trong các kế hoạch tiếp theo. Vì vậy, ở giai đoạn này, marketer cần xây dựng một khung tiêu chí để đánh giá chính xác tác động mà quá trình thực hiện kế hoạch mang lại.

Ở đây, các chỉ số đo lường (KPI) và cách thức để theo dõi (Measurement Tracking) là hai tiêu chí quan trọng được thương hiệu sử dụng để đánh giá thành công của các hoạt động tiếp thị. Điều quan trọng là chúng phải thực tế và liên quan đến mục tiêu đã được đề ra ban đầuc.

Bước 5: Tiến hành củng cố lại kế hoạch

Hiểu rõ ai cần liên lạc với ai, tần suất và phương tiện giao tiếp sẽ giúp cho hoạt động tiếp thị diễn ra một cách trôi chảy hơn. Ngoài ra, khi các tình huống khẩn cấp hoặc rủi ro bất ngờ xảy ra, việc marketer xây dựng một kế hoạch chặt chẽ và toàn diện sẽ giúp giảm thiểu tổn thất tối đa cho thương hiệu.

Lưu ý khi xây dựng Deployment Plan

Lấy khách hàng làm trung tâm

Hiểu rõ khách hàng mục tiêu là việc làm đầu tiên để đạt được thành công đối với Deployment Plan. Để làm được điều này, người làm marketing phải đặt mình vào vị trí của khách hàng để tìm kiếm những giải pháp hữu ích mà họ trông đợi.

Dù ý tưởng marketing có hay và thú vị đến thế nào nhưng không khiến khách hàng mục tiêu hài lòng thì chiến dịch đó chắc chắn sẽ thất bại. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp làm khách hàng hài lòng vượt trên mong đợi sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, tạo ấn tượng mạnh mẽ trong lòng khách hàng. 

Thấu hiểu đối tượng mục tiêu là chìa khoá để mọi kế hoạch xây dựng Deployment Plan thành công và đạt đúng mục tiêu đề ra
Thấu hiểu đối tượng mục tiêu là chìa khoá để mọi kế hoạch xây dựng Deployment Plan thành công và đạt đúng mục tiêu đề ra

Xem xét toàn diện và khách quan

Trước khi bắt tay vào xây dựng kế hoạch marketing, mọi người cần nghiên cứu, xem xét toàn diện và khách quan nhiều khía cạnh để có cái nhìn khái quát nhất về doanh nghiệp. Điều đó sẽ giúp marketer đi thẳng vào vấn đề trọng tâm, tránh lãng phí nguồn lực và tăng hiệu quả chiến dịch.

Kĩ năng nắm bắt thông tin nội bộ là vô cùng quan trọng đối với một marketer. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược marketing tổng thể và thành bại của thương hiệu.

Cân nhắc sự thay đổi nếu cần thiết

Khi tạo ra một sản phẩm mới hay có sự thay đổi đột biến với hoạt động marketing, đi ngược lại những gì thường làm trước đó có thể gây ra thiệt hại lớn hoặc tổn hao chi phí đối với doanh nghiệp.

Vì vậy, mọi quyết định khi xây dựng Deployment Plan đều cần tính toán kĩ lưỡng và cân nhắc trước khi thực thi. Điều này sẽ giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp và tránh mất thời gian xây dựng thương hiệu.

Như vậy, bài viết đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn thế nào là cách xây dựng Deployment Plan chi tiết. Hy vọng những thông tin mà Bizfly cung cấp sẽ khiến marketer có một chiến dịch thành công và gặt hái nhiều thành tựu đáng nhớ.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly