Trong những chiến lược về marketing, tái cấu trúc thương hiệu là một trong những điều gây khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp. Việc tái cấu trúc cho thương hiệu giúp mang đến những làn gió mới đến với khách hàng nhưng cần đảm bảo được sự nhất quán ở giá trị cốt lõi doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời bạn cùng Bizfly khám phá chi tiết những chia sẻ ở bài viết sau.
Tái cấu trúc thương hiệu (Rebranding) là quá trình thay đổi hình ảnh của doanh nghiệp, bao gồm: logo, khẩu hiệu, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị, tên, đối tượng mục tiêu hoặc thị trường. Điều này nhằm tạo ra một bản sắc thương hiệu mới trong tâm trí của khách hàng tiềm năng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và đối tác.
Có nhiều lý do khiến doanh nghiệp tái cấu trúc thương hiệu, một trong những lý do quan trọng là tạo kết nối với khách hàng. Tuy nhiên, tái cấu trúc cho thương hiệu cũng mang theo rủi ro, bởi vì luôn tiềm ẩn khả năng người tiêu dùng không chấp nhận nhãn hiệu mới.
Để có thể thực hiện tái cấu trúc cho thương hiệu doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình gồm 7 bước. Dưới đây là chi tiết cho từng bước bạn có thể tham khảo:
Bước đầu tiên trong tái cấu trúc là thiết lập lại đối tượng và thị trường. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, bạn có thể nhận ra rằng đối tượng khách hàng hoặc cạnh tranh không như bạn đã tưởng. Bằng cách xác định đối tượng mua hàng thực sự và hiểu rõ thị trường, bạn có thể điều chỉnh thương hiệu để tạo liên kết mạnh mẽ và vượt qua cạnh tranh.
Trong quá trình tái cấu trúc thương hiệu, việc xác định lại tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị là quan trọng. Điều này đòi hỏi tự đặt câu hỏi và phân tích các yếu tố quan trọng như sau:
Khi đổi tên doanh nghiệp trong quá trình tái cấu trúc thương hiệu, cần có kế hoạch khôi phục và chiến lược sau đổi tên. Nếu tên hiện tại vẫn phù hợp, nên giữ nguyên, nếu không, có thể cần xem xét thay đổi.
Để giúp việc này trở nên dễ dàng hơn, có thể áp dụng các ý tưởng sau: tạo từ mới, miêu tả công việc của bạn, thêm tiền tố hoặc hậu tố, tham khảo ngôn ngữ khác, tạo từ viết tắt hoặc cập nhật nguồn gốc...
Khi xem xét lại khẩu hiệu thương hiệu, cần đảm bảo nó phản ánh đúng sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Mặc dù việc thay đổi khẩu hiệu có thể dễ dàng hơn so với thay đổi tên, nhưng vẫn cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Bạn cần tự hỏi tại sao muốn thay đổi và không để cảm xúc cá nhân chi phối. Khảo sát ý kiến của khách hàng có thể giúp bạn đánh giá xem khẩu hiệu hiện tại có gây ấn tượng hay không. Nếu cần, bạn có thể áp dụng các ý tưởng mới cho khẩu hiệu, bao gồm: lời hứa về sự đảm bảo, ẩn dụ, sử dụng ngôn ngữ, hướng dẫn, nhãn đòn bẩy và sự khen ngợi từ khách hàng.
Khi có ý định tái cấu trúc thương hiệu, phần lớn sự tồn tại của doanh nghiệp đều có có vài năm. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể xem xét về điểm mạnh và điểm yếu và tiến hành thay thế chúng. Bạn có thể thiết kế lại logo doanh nghiệp, đổi màu sắc, xây dựng nhận diện thương hiệu...
Trong quá trình tái cấu trúc thương hiệu, việc nhận phản hồi từ khách hàng rất quan trọng. Hãy khảo sát nhóm tập trung giúp đánh giá xem thông điệp mới có phản ánh đúng sứ mệnh, giá trị và tầm nhìn không. Nếu không nhận được phản hồi tích cực, cần xem xét lại.
Việc theo dõi cảm xúc thương hiệu trước, trong và sau quá trình tái cấu trúc là bước quan trọng. Điều này giúp xác định những điểm tiêu cực và điều chỉnh thông điệp thương hiệu một cách có chiến lược. Sau khi đánh giá phản hồi và kiểm tra các yếu tố tái cấu trúc, bạn có thể tung ra thương hiệu mới của mình.
Lập kế hoạch ra mắt thương hiệu là bước quan trọng trong quá trình tái cấu trúc. Điều này không chỉ là việc thay đổi màu sắc, font chữ hay logo trên trang web mà là việc truyền đạt thông điệp mới về sứ mệnh, giá trị và tầm nhìn.
Kế hoạch có thể bao gồm quảng cáo trực tuyến, trên báo, trên TV, trên đài phát thanh và thông cáo báo chí trên trang web cùng bài đăng trên các kênh truyền thông xã hội để giải thích lý do và ý nghĩa của việc tái cấu trúc cho tương lai của doanh nghiệp.
Tái cấu trúc là quá trình phức tạp và tốn kém, có rủi ro đối với cả các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Dưới đây là những lý do xem xét đến việc tái cấu trúc cho thương hiệu:
Việc tái cấu trúc cho thương hiệu không phải là điều đơn giản nhưng cũng đã có không ít doanh nghiệp thành công. Dưới đây là một số case study thực hiện tái cấu trúc cho thương hiệu đã có bước ngoặt lớn bạn có thể tham khảo:
Từ khi thành lập đến nay, Uber đã có 2 lần thực hiện tái cấu trúc thương hiệu với sự phát triển từ một startup công nghệ thành một doanh nghiệp toàn cầu. Có thể thấy rõ, logo mới của Uber mang lại sự nhận diện tốt và được đông đảo mọi người đón nhận.
Airbnb đã thực hiện tái cấu trúc thương hiệu nhằm mục đích chính là tạo ra hình ảnh một doanh nghiệp có sự “ấm áp, thân thiện”. Airbnb thay đổi từ logo đến diện mạo hình ảnh cực kỳ mới mẻ. Tất cả sự thay đổi này đã khiến Airbnb có một bước ngoặt lớn làm nổi danh thương hiệu như ngày nay.
Ban đầu Finish là một cái tên riêng biệt cho cùng một sản phẩm chất tẩy rửa máy rửa bát và xuất hiện với những cái tên khác như Jet Dry hay Electrasol tại 3 quốc gia chính là Đức, Pháp và Mỹ. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã thay đổi và chọn Finish là cái tên chính để đưa ra toàn cầu chính bởi sự thành công của chính thương hiệu này. Sự thay đổi từ bao bì, quảng cáo đã khiến Finish là cái tên được biết đến rộng rãi cho đến thời điểm hiện tại.
Việc tái cấu trúc thương hiệu được xem như “con dao 2 lưỡi”, nó có thể mang lại sự thành công cho một doanh nghiệp nhưng cũng có thể chôn vùi đi doanh nghiệp đó. Vì vậy, khi có ý định muốn tái cấu trúc Bizfly hy vọng bạn hãy nghiên cứu thật kỹ và xác định rõ rủi ro có thể gặp phải đến không bị thụ động trong mọi tình huống.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại