Brand Culture là yếu tố quan trọng nằm trong sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Vậy văn hóa thương hiệu là gì và xây dựng nó như thế nào cho hiệu quả. Bizfly sẽ giúp bạn giải đáp tất cả trong bài viết dưới đây.
Thế nào là văn hóa thương hiệu?
Văn hóa thương hiệu là tập hợp các giá trị và thông điệp văn hóa cốt lõi mà doanh nghiệp tạo ra và quảng bá với thị trường về thương hiệu của mình. Văn hóa của một brand sẽ ảnh hưởng tới các yếu tố nhận dạng thương hiệu, tính cách thương hiệu và chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp. Và chính điều này giúp doanh nghiệp tăng cường lợi thế cạnh tranh, duy trì sự trung thành của khách hàng và cải thiện vị thế thương hiệu trên thị trường.
Văn hóa thương hiệu được hình thành dựa trên các mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng. Câu hỏi đặt ra làm thế nào văn hóa thương hiệu có thể chạm đến khách, để mỗi sản phẩm của công ty đều là sự lựa chọn ưu tiên.
Có thể thấy Brand Perception (cách mà khách hàng mô tả thương hiệu sau khi trải nghiệm chúng) chịu tác động rất lớn bởi Brand Culture. Một thương hiệu có văn hóa bền vững và tích cực luôn mang lại ấn tượng tốt với khách hàng.
Đứng trên góc độ người tiêu dùng thì chúng ta luôn bị thu hút bởi những thương hiệu có thuộc tính nổi trội, tính năng tuyệt vời. Bất kỳ ai cũng mong muốn trải nghiệm được những sản phẩm tốt nhất, một thương hiệu uy tín, luôn biết lắng nghe và thay đổi vì khách hàng. Thế nên Brand Culture được xem là nhân tố thúc đẩy khách hàng chọn đến với thương hiệu.
Đồng thời khi giữ vững được văn hóa thương hiệu hay phát triển tốt hơn sẽ giúp brand giữ chân khách hàng cũ và lôi kéo người mới. Qua đó, mối liên kết khách hàng với thương hiệu khó bị phá vỡ bởi các đối thủ cạnh tranh.
Đứng trên cương vị là một nhân viên công ty chắc chắn một môi trường làm việc tốt luôn là điều kiện lý tưởng để phát triển. Kéo theo đó chất lượng dịch vụ cũng như giá trị thương hiệu được nâng cao. Có thể thấy khi có một Brand Culture tốt thì hệ quả tất yếu là khách hàng - thương hiệu đôi bên cùng có lợi.
Cách để xây dựng một văn hóa thương hiệu bền vững
Tầm quan trọng là như thế tuy nhiên xây dựng nó là một việc không hề dễ dàng. Phần sau của bài viết Bizfly sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng một Brand Culture.
Đây là bước đầu trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, giai đoạn này giúp công ty xác định được giá trị cốt lõi của mình. Để đạt được yêu cầu này phía công ty cần trả lời những câu hỏi sau:
Mục đích tồn tại và phát triển của công ty, doanh nghiệp là gì?
Giá trị nào làm chúng ta tin tưởng?
Doanh nghiệp đã có mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn gì?
Văn hóa doanh nghiệp được hình thành khi mà chính bản thân nhân viên trong công ty biết mình đang làm gì và tương lai sẽ trở thành như thế nào. Nó không dừng ở việc tiếp xúc giữa các mối quan hệ, các buổi ăn uống,... Khi xác định mục tiêu cụ thể rõ ràng sẽ giúp nhân viên tìm được hướng đi trong công việc, loại bỏ tư tưởng chán nản, bỏ cuộc.
Giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp được xác định thông qua các hành động và công việc có chủ đích, các mục tiêu định hướng cụ thể. Từ đó lan rộng tinh thần này trong môi trường làm việc, sản phẩm, chất lượng dịch vụ và cuối cùng là hướng đến khách hàng.
Một yêu cầu khác được đặt ra trong quá trình xây dựng Brand Culture, đó là định hướng xây dựng Brand Architecture như thế nào? Công ty muốn xây dựng hệ thống mô hình thương hiệu độc lập trong tương lai hay định hướng trở thành một công ty mẹ với những thương hiệu con có liên quan đến nhau?
Xem thêm: Cách xây dựng mô hình đa thương hiệu tối ưu cho doanh nghiệp
Xây dựng một khối văn hóa thống nhất
Để thực hiện được bước này đòi hỏi doanh nghiệp đã có và xác định rõ văn hóa của công ty. Trong đó bộ phận quản lý cấp trên phải là nơi tiên phong trong việc xây dựng. Tiếp đến chính họ sẽ là người chịu trách nhiệm truyền tải cái văn hóa ấy xuống bộ phận dưới. Từ đó một hệ thống truyền tải văn hóa được hình thành đảm bảo mọi nhân viên điều hình dung được và thực hiện chúng.
Thương hiệu được đầu tư một cách nghiêm túc giúp nhân viên tự tin, an tâm làm việc cũng như thúc đẩy thái độ tích cực hơn. Qua đó góp phần không nhỏ trong cách xây dựng bền vững văn hóa doanh nghiệp.
Để nhân viên cảm nhận được sự nghiêm túc của công ty trong xây dựng văn hóa thương hiệu thì bản thân công ty phải nói đi đôi với làm. Khi muốn nâng cao văn hóa sức khỏe bản thân công ty phải xây dựng môi trường làm việc xanh, sạch, sân thể thao, phòng gym,.. Hay văn hóa học hỏi, sáng tạo phía doanh nghiệp cần đầu tư mạnh vào các phòng lab, trang thiết bị hiện đại,...
Lựa chọn nhân viên phù hợp với văn hóa công ty sẽ giúp củng cố Brand Culture. Bằng cách sàng lọc trước khi nhận việc sẽ tạo điều kiện cho những nhân viên có nét tương đồng, chấp nhận văn hóa công ty có cơ hội làm nhân viên chính thức. Tránh được nguy cơ xáo trộn văn hóa công ty. Hãy ưu tiên những nhân viên có thái độ tích cực hòa nhập với văn hóa thương hiệu hơn là thành tích và kỹ năng.
Điều cần thiết để kích thích nguồn lực đó là công ty phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ. Bằng một số cách như xây dựng một văn hóa không gian thoải mái, cởi mở, sáng tạo. Đồng thời môi trường làm việc thông thoáng, rộng rãi,...
Bên cạnh đó chúng ta cần khích lệ nhân viên tạo nên một môi trường văn hóa cạnh tranh lành mạnh, bằng cách:
Thưởng theo thành tích cá nhân có hoạt động tích cực
Tổ chức các cuộc gặp gỡ, hộp mặt hay tổng kết, có thể là một chuyến đi du lịch cho tập thể xuất sắc,...
Tăng lương cho nhân viên khi có thành tích xuất sắc.
Sau khi xây dựng được nét văn hóa dành cho doanh nghiệp bước tiếp theo ta cần làm đó là hướng đến quảng bá thương hiệu ra cộng đồng. Hãy ưu tiên chèn các thông điệp văn hóa vào chính logo hay biểu tượng của công ty. Trong đó cần chú trọng đến màu sắc, phong chữ, kích thước để làm nổi bật nên nét văn hóa thương hiệu ấy. Tuy nhiên phải đảm bảo sự nhận diện thương hiệu khi đứng dưới góc độ người tiêu dùng.
Văn hóa thương hiệu tại các tập đoàn lớn
Hiện nay, văn hóa thương hiệu đang dần trở thành một xu hướng tất yếu, góp phần không nhỏ trong gia tăng giá trị doanh nghiệp. Tiêu biểu có thể kể đến một số cái tên lớn trong ngành đã và đang thành công trong xây dựng Brand Culture như:
Văn hóa Google được xem là một trong những hình mẫu Brand Culture tiêu biểu. Khi đến với gã khổng lồ này, mọi người đừng quá bất ngờ bởi những bữa tiệc tùng tổ chức ngay trong chính công ty. Trong công ty còn có phòng gym, phòng bếp, công viên cho phép thú cưng vào,... Điều này tạo nên một môi trường làm việc vô cùng cởi mở, giúp nhân viên thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng.
Công ty luôn theo đuổi lối làm việc tối giản, ưu tiên chất lượng tinh thần cho nhân viên. Và văn hóa làm việc tại đây luôn được duy trì và lan tỏa đến các công ty con trên khắp thế giới. Văn hóa trọng người tài và làm việc thoải mái đã giúp Google không ngừng phát triển đến tận bây giờ.
Gã khổng lồ trong làng xem phim trực tuyến. Để đạt được thành công như hiện tại Netflix đã định hướng văn hóa ngay từ sớm. Công ty phát triển với quan điểm và triết lý: Giờ làm của bạn bao nhiêu không quan trọng, mà thứ thực sự cần biết đó là bạn đã làm việc hiệu quả như thế nào trong khoảng thời gian đó.
Có thể thấy Netflix theo đuổi chất lượng hơn là số lượng. Và đề cao sự dụng năng lượng hiệu quả cho công việc. Không những thế tinh thần, sự nhiệt huyết và hiệu quả trong công việc còn thể hiện qua logo rực đỏ của công ty.
Nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới cũng theo đuổi văn hóa thương hiệu cho riêng mình đó là làm việc thoải mái, vui vẻ, cung cấp đồ ăn miễn phí, nâng cao chất lượng sống cho nhân viên. Ngoài ra, môi trường làm việc tại Facebook vô cùng thoải mái, mọi ý kiến, thắc mắc đều có thể trao đổi trực tiếp với nhau.
Để đáp ứng nhu cầu của tất cả nhân viên, công ty không ngừng xây dựng khu vực, tòa nhà với nhiều kiến trúc và thiết kế khác nhau như nhà nghỉ riêng, phòng sách, phòng nhạc, phòng gym,...
Tuy nhiên một bất cập một môi trường mở như Facebook đó là sự cạnh tranh tiêu cực. Vì vậy để thực sự phát triển đòi hỏi công ty phải giải quyết tốt các vấn đề xấu đang gặp phải.
Apple là một thương hiệu công nghệ nổi tiếng với những sản phẩm sáng tạo, thiết kế đẹp và dễ sử dụng. Trong đó Apple luôn mong muốn một một môi trường sáng tạo đổi mới dành cho nhân viên . Một điểm đặc biệt của công ty là sự đơn giản hóa quy trình và bảo vệ môi trường làm việc. Apple luôn khuyến khích người tiêu dùng “Think Different” và tự tin theo đuổi ước mơ của mình.
Brand Culture - Văn hóa thương hiệu là một xu thế tất yếu nếu một công ty muốn phát triển bản sắc riêng cũng như thúc đẩy môi trường làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, để đạt được thì vô cùng khó, trong bài viết này Bizfly cũng không nói hết được. Vì vậy, nếu bạn có quan tâm hay muốn phát triển môi trường làm việc của công ty có thể đến với Bizfly để nâng cấp toàn diện hơn.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại