Mô hình 8P trong marketing được các marketer sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thực sự hiểu rõ về mô hình này. Nếu bạn băn khoăn mô hình 8P là gì? Bao gồm những yếu tố nào? Hãy cùng Bizfly theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lời giải chính xác nhé.
Mô hình 8P trong marketing là một phát triển mở rộng từ mô hình 4P truyền thống (Product, Price, Place, Promotion - Sản phẩm, Giá, Điểm bán, Khuyến mãi). Các "P" bổ sung bao gồm People (Con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (Bằng chứng vật lý), và Performance (Hiệu suất).
Việc áp dụng mô hình 8P giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về chiến lược marketing, cung cấp một khuôn khổ rõ ràng để phát triển và thực thi các chiến lược marketing hiệu quả. Dưới đây là lý do tại sao việc áp dụng mô hình 8P là quan trọng:
Nếu bạn đã rõ khái niệm và lợi ích của mô hình 8P trong marketing thì tìm hiểu thêm nguồn gốc xuất hiện của mô hình này nhé. Cụ thể mô hình marketing 4P của E. Jerome McCarthy sau khi áp dụng thực tiễn đã giúp doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược tiếp thị.
Sau đó ông Philip Kotler đã mở rộng khái niệm marketing mix thành mô hình 7P. Tới năm 1981, hai giáo sư Bernard Booms và Mary Jo Bitner đã cùng nhau đưa ra những chiến lược tiếp thị và cấu trúc tổ chức mới để giúp doanh nghiệp áp dụng 7P vào hoạt động tiếp thị được hiệu quả hơn.
Lúc đó mô hình 8P cũng chính thức ra đời để bổ sung định nghĩa cho mô hình 7P marketing. Tới thời điểm hiện tại 8P marketing mix vẫn được đại đa số doanh nghiệp đánh giá cao và ứng dụng một cách rộng rãi bởi vì tính dễ hiểu và hiệu quả tiếp thị rất tốt.
Bạn đã rõ khái niệm, vai trò và nguồn gốc của 8P marketing mix thì cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về những yếu tố quan trọng có trong mô hình này. Chi tiết như sau:
Chữ P đầu tiên trong mô hình 8P là Product - sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng nhất, bởi vì mục đích cuối của doanh nghiệp khi marketing chính là bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
Vấn đề được quan tâm nhất của mọi thương hiệu đó là làm thế nào để sản phẩm của mình có thể trở thành một phần của công cụ Marketing. Như thế khách sẽ dễ mua hàng hơn, thương hiệu không cần mất quá nhiều công sức.
Khi doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing 8P, trước tiên hãy tự đặt câu hỏi và trả lời một số câu như sau để yếu tố Product - sản phẩm đi đúng hướng:
Yếu tố thứ 2 trong mô hình 8P là Price - giá cả. Doanh nghiệp cần lưu ý yếu tố này khi xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường bởi vì chúng là mấu chốt của quá trình trao đổi giá trị giữa công ty và khách hàng. Nếu định giá sai thì doanh nghiệp sẽ đối với 2 nguy cơ là mất khách hoặc không có lợi nhuận.
Ví dụ, Công ty A là một nhà sản xuất điện thoại thông minh mới nổi. Trong nỗ lực để tạo dấu ấn trên thị trường và thể hiện giá trị sản phẩm của mình, Công ty A đã định giá sản phẩm cao hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh có tên tuổi và uy tín. Mặc dù sản phẩm của họ có một số tính năng nổi bật, nhưng mức giá quá cao khiến nhiều khách hàng tiềm năng chuyển hướng sang các thương hiệu khác, cung cấp sản phẩm với giá cả phải chăng hơn và đã được thị trường chấp nhận. Kết quả là, Công ty A gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng, mất đi cơ hội mở rộng thị phần.
Hay nhà hàng B là một nhà hàng mới mở cung cấp các món ăn châu Á cao cấp. Để thu hút khách hàng và tạo dấu ấn nhanh chóng, nhà hàng B quyết định áp dụng một mức giá rất thấp so với chi phí nguyên liệu và vận hành. Ban đầu, chiến lược này giúp nhà hàng thu hút được một lượng lớn khách hàng. Tuy nhiên, mặc dù doanh số bán hàng tăng lên, nhưng lợi nhuận lại không theo kịp do giá bán quá thấp không đủ bù đắp chi phí. Cuối cùng, nhà hàng B phải đối mặt với tình trạng tài chính khó khăn, không thể duy trì hoạt động kinh doanh mà không tăng giá, điều này lại rủi ro mất đi lượng khách hàng ban đầu.
Giá cả của sản phẩm, dịch vụ cần được thương hiệu định giá chuẩn để thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng, đồng thời đáp ứng được nhu cầu sử dụng của họ. Khi yếu tố này tốt, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận hấp dẫn. Do đó doanh nghiệp cần đảm bảo yếu tố Price bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
Place - địa điểm phân phối sản phẩm là yếu tố mà doanh nghiệp cần làm tốt khi xây dựng mô hình 8P trong marketing. Chẳng hạn như bạn kinh doanh nước hoa cao cấp, bạn cần phải xác định sản phẩm của mình sẽ hướng tới phân khúc khách hàng có thu nhập tốt. Họ sẽ tới các cửa hàng chuyên về nước hoa hoặc trung tâm thương mại.
Cụ thể thương hiệu cần trả lời những câu câu hỏi như sau:
Yếu tố Promotion của mô hình 8P trong marketing sẽ được doanh nghiệp triển khai làm sao để đưa sản phẩm vào thị trường. Cụ thể cần xác định yếu tố này sau đó xúc tiến bằng cách marketing truyền miệng, kết hợp với influencer, partnership hoặc tổ chức sự kiện, giới thiệu sản phẩm… để quảng bá và xúc tiến sản phẩm.
Yếu tố này ý chỉ trải nghiệm thực tế của khách hàng đối với sản phẩm của thương hiệu. Sau khi có trải nghiệm thực, khách sẽ củng cố niềm tin vào sản phẩm hơn. Doanh nghiệp cần mang tới trải nghiệm tốt nhất thông qua những việc như thiết kế sản phẩm, bao bì sản phẩm,...
Đây chính là yếu tố doanh nghiệp cần phải làm tốt khi áp dụng mô hình 8P trong marketing. Doanh nghiệp cần tự mình trả lời những câu hỏi như sau:
Quy trình marketing nào của doanh nghiệp cũng hướng tới mục tiêu cuối mà đã thương hiệu xác định ngay từ đầu. Quy trình phải đáp ứng được các nhu cầu toàn cảnh, bao gồm khâu sản xuất và khâu bán hàng… Như thế mô hình 8P mới đạt được hiệu quả như mong muốn, góp phần đẩy cao tính cạnh tranh của thương hiệu với đối thủ trên thị trường.
Hiệu suất chính là yếu tố quyết định được dùng để doanh nghiệp đánh giá mô hình 8P trong marketing đã mang lại hiệu quả như thế nào? Để đánh giá hiệu suất của mô hình, doanh nghiệp cần dựa trên lợi nhuận và danh tiếng
Qua bài viết này của Bizfly, chắc hẳn bạn cũng hiểu mô hình 8P trong marketing là gì? Đồng thời biết được nguồn gốc, vai trò và những yếu tố “P” có trong mô hình này. Chúc bạn có thể áp dụng phù hợp mô hình 8P cho sản phẩm/dịch vụ của mình trong tương lai!
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại